Phát triển những kỹ năng can thiệp khủng hoảng

rubi_mos2002

New member
Xu
0
Tham khảo: sách " the elements of counseling" của Scott Meier


Vì định kiến đôi lúc gắn liền với tham vấn (“Chỉ những người yếu đuối mới gặp nhà tham vấn”) nên 1 thân chủ có thể gặp phải 1 khủng hoảng để tìm đến tham vấn. Khủng hoảng xuất hiện khi cá nhân đối mặt với những vấn đề gây quá tải mà họ cảm thấy không thể xử lý (Caplan, 1961; Jacobs, 1999; Puryear, 1979; Slaikeu, 1990). Ví dụ, 1 người trong cơn khủng hoảng có thể là 1 ai đó đã từng bị trầm cảm trong 1 thời gian dài hoặc 1 ai đó đang trải qua 1 giai đoạn loạn thần cấp.

Các nhà tham vấn đều đồng ý về những bước cơ bản khi làm việc với những thân chủ đang khủng hoảng. Những hành động được mô tả bên dưới, khác nhau đối với những hành động bình thường của nhà tham vấn trong giai đoạn đầu của tham vấn. Đối với nhiều nhà tham vấn mới hành nghề, kiểu thân chủ đáng sợ nhất trong khủng hoảng là 1 người đang cân nhắc đến việc tự tử (Westefeld et al., 2000). Đầu tiên, hãy đi theo bất kỳ sự đề cập đến tự tử hoặc dấu chỉ cho thấy thân chủ đã suy nghĩ đến việc tự làm hại bản thân họ. Đừng lo lắng khi bạn hỏi về việc tự tử. Thân chủ có thể cảm thấy được giải tỏa khi được hỏi về tự tử vì tự tử rất khó để thảo luận với bạn bè và gia đình.

Thân chủ: Tôi từng đau khổ trong 1 thời gian dài bây giờ tôi đã từ bỏ hy vọng. Tôi không nhìn thấy bất kỳ lối thoát nào.
Nhà Tham vấn: Bạn dường như rất tuyệt vọng, tôi tự hỏi bạn đã từng nghĩ về việc làm hại bản thân chưa?

Một số thân chủ đã từng cân nhắc về việc tự tử. Khi đó nhà tham vấn sẽ quyết định “Khả năng tự tử” (lethality) – đó là khả năng thân chủ nỗ lực tự tử như thế nào.

TC: Tôi chỉ muốn chết.
NTV: Bạn đã từng nghĩ đến 1 cách nào đó để giết mình?
TC: Vâng
NTV: Hãy kể cho tôi nghe về nó.
TC: Tôi có 1 khẩu súng chưa có đạn trong ngăn kéo phòng ngủ của tôi.
NTV: Bạn đã có ý định nghiêm túc về việc này. Bạn đã từng nghĩ đến việc mua đạn chưa?
TC: Chưa. Tôi chỉ cảm thấy tôi muốn có súng bên cạnh.

Câu hỏi đầu tiên cần hỏi đó là, Liệu thân chủ đã có 1 phương pháp tự tử trong đầu chưa? Phương pháp càng cụ thể, có thể làm được thì khả năng thân chủ nỗ lực tự tử càng lớn. Chúng ta có thể đánh giá được nguy cơ tự tử của thân chủ từ mức độ trung bình đến cao.

Câu hỏi thứ 2 giúp lấy thông tin về những nỗ lực tự tử trước đây:
NTV: Bạn đã có súng, nhưng không có đạn. Bạn đã từng cố gắng tự tử trước đây chưa?
TC: Có. Tôi đã thử cắt cổ tay. Vợ tôi phát hiện và đưa tôi đi cấp cứu.

Câu hỏi thứ 2, Bạn đã cố gắng tự tử trước đây chưa? Thân chủ trong ví dụ này cho thấy anh ấy đã cố gắng tự tử trước đây và đó là sự cố gắng nghiêm trọng. Dự đoán về tự tử, cũng giống như dự đoán về những sự kiện khác trong tham vấn, còn mơ hồ. Thông tin về 1 nỗ lực nghiêm trọng trước đây kết hợp với 1 phương pháp tự tử có sẵn sẽ gia tăng đánh giá về khả năng tự tử của thân chủ.

Ngay cả khi không có khả năng tự tử thì nhà tham vấn làm việc với những thân chủ trong khủng hoảng tiến hành những hành động sau:

Kiểm soát tình huống

Nhà tham vấn phải chỉ dẫn hành động. Trong hầu hết các trường hợp, thân chủ đã từ bỏ sự kiểm soát. Nhà tham vấn nên tạo ra tính cấu trúc để thúc đẩy tính trật tự và tính dự đoán được.

TC: Mọi người ghét tôi. Tôi sẽ không rời khỏi phòng mình. Tôi sẽ không ăn hoặc không ngủ hoặc không làm bất kỳ điều gì mà chỉ NGỒI Ở ĐÂY!
NTV 1: Jim, tôi biết bạn đã đến đường cùng. Nhưng bạn đã ngồi trên giường trong 2 ngày và chúng tôi không thể rời khỏi cho đến khi nào chúng tôi có thể tìm ra 1 cách để giúp bạn.
TC: Không ai muốn nói chuyện với tôi. Tại sao bạn làm vậy?
NTV 2: Tôi quan tâm đến những gì xảy ra với bạn. Tôi và Manuel đến từ trung tâm sức khỏe tâm thần cộng đồng và chúng tôi muốn lắng nghe những gì làm bạn phiền lòng...

Nỗ lực của nhóm nhà tham vấn sẽ tăng nguồn lực sẵn có để giúp thân chủ và mang lại sự an toàn cao hơn cho thân chủ và nhà tham vấn.

Nhấn mạnh sức mạnh của thân chủ

Dù nhiều cách tiếp cận tham vấn lưu ý về tầm quan trọng của việc tập trung vào những sức mạnh của thân chủ (E.J.Smith, 2006), nhấn mạnh sức mạnh của thân chủ là 1 phương pháp đặc biệt quan trọng để giúp thân chủ lấy lại sự kiểm soát trong khủng hoảng (Puryear, 1979). Ngay cả 1 điểm mạnh nhỏ của thân chủ cũng có thể được chú ý.

TC: Tôi có thể làm gì đây? Tôi nợ 4 môn học và không ai nói chuyện với tôi.
NTV: Hmmm
TC: Tôi không thể làm bất kỳ điều gì!
NTV: Nhưng bạn có thể ngồi yên 1 chỗ trong 2 ngày và không ăn bất kỳ cái gì. Đó là 1 điều rất khó làm.
TC: Uhmm...Đúng.
NTV: Có lẽ bạn cần sử dụng sự kiên cường đó vào 1 số cách khác.
TC: Tôi không biết.
NTV: Hãy tiếp tục về nó. Nhớ về sự kiên cường của bạn. Nó có thể giúp bạn rất nhiều.

Huy động những nguồn lực xã hội

Tìm kiếm và huy động những nguồn hỗ trợ xã hội. Liệu gia đình và bạn bè có thể giúp thân chủ đang khủng hoảng không.
NTV: Tôi chưa từng nghe bạn nói về gia đình.
TC: Bố mẹ tôi không quan tâm và cả anh chị em của tôi nữa...ngoại trừ Keisha. Và cô ấy ở Colorado.
NTV: Kể cho tôi về Keisha.
TC: Cô ấy là người thân trong gia đình mà tôi nói chuyện nhiều nhất. Cô ấy đã thuyết phục tôi học đại học vì tôi học tốt thời phổ thông.
NTV: Bạn không nghĩ là cô ấy có thể lo lắng cho bạn bây giờ ư?
TC: Tôi không biết.
NTV: Bạn sẽ làm gì nếu cô ấy cảm thấy buồn?
TC: Tôi sẽ thăm cô ấy...có lẽ tôi có thể gọi điện cho cô ấy.

Sắp xếp cho thân chủ đang khủng hoảng sống với gia đình hoặc bạn bè mang lại sự ổn định về cảm xúc. Một khi sự cân bằng được tái thiết lập, hãy thảo luận về những cách mà thân chủ có thể tìm kiếm sự giúp đỡ thêm.




 
Bạn rubi_mos2002 cho mình hỏi: Tự tử có phải là một bệnh lý, hay chỉ là trạng thái quá tuyệt vọng?

Trong bài bạn đưa ra ba phương án giải quyết:

-
Kiểm soát tình huống
-
Nhấn mạnh sức mạnh của thân chủ
-
Huy động những nguồn lực xã hội

Theo kinh nghiệm của mình thì còn một phương án nữa có thể áp dụng được, đó là phương pháp so sánh: So sánh thân chủ với những người bất hạnh hơn họ để từ đó họ thấy mình vẫn còn hạnh phúc hơn nhiều người, tại sao mình phải nghĩ đến cái chết. Có một triết gia đã nói"tôi đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày". Khi nhìn thấy một người ở trong tình trạng kém hơn mình nhưng có suy nghĩ tích cực hơn mình, họ sẽ thay đổi suy nghĩ.

Bạn nghĩ sao về ý tưởng của mình?
 
Tự tử, dưới cái nhìn Tâm bệnh học


Bài này góp phần cung cấp thông tin trả lời xung quanh câu hỏi: đâu là sự khác biệt giữa những người gắng sức tự tử với số đối tượng chỉ mới nghĩ tới chuyện này mà thôi?

Hiện tượng tự tử xuất hiện trên lâm sàng của rất nhiều bệnh lý khác nhau: Rối loạn Nhân cách Ranh giới (BPD: Borderline Personality Disorder), Trầm cảm (Depression), Rối loạn Nhân cách Kịch tính (HPD: Histrionic Personality Disorder), Rối loạn Nhân cách Tự mê mình (NPD: Narcissistic Personality Disorder), Rối loạn Hoảng sợ (PD: Panic Disorder),...

Hiện tượng tự tử trên lâm sàng các bệnh Tâm thần

Chẳng hạn, bệnh kèm khi mắc trầm cảm (Comorbid Depression) cũng khiến tăng lên các ý định và nỗ lực tự tử có liên quan với nỗi hoảng sợ bị tấn công (PA: Panic Attacks) và PD.

Nghiên cứu cho thấy, 20% người được chẩn đoán là PD và 12% đối tượng mắc PA mang tiền sử nỗ lực tự tử (Weissman, Klerman, Markowitz, & Ouellette, 1989).

Weissman và cs. cũng báo cáo rằng, các cá nhân mắc PD có quyết tâm gắng sức để chết mạnh mẽ gấp 18 lần so với các đối tượng không mắc bất cứ rối loạn tâm thần nào, và nguy cơ tăng cao này xuất hiện ngay cả khi bệnh đi kèm với hội chứng trầm cảm đã được kiểm soát.

Sử dụng số liệu điều tra Dịch tễ vùng (ECA survey: Epidemiological Catchment Area survey) ở Canada thông qua các câu hỏi về tự tử với người mắc PD-- dưới dạng bảng tự tường thuật (self-report format)--, nhóm nghiên cứu Cox, Direnfeld, Swinson, & Norton (1994) cho hay là, hầu hết các trường hợp nỗ lực tự tử đều cùng tồn tại các triệu chứng trầm cảm.

Với trạng thái cảm xúc thiếu kiên định của người mắc BPD thì khả năng trầm uất đến độ chỉ chực đe doạ tự tử (suicide threats) có thể xảy ra chỉ sau vài giờ đồng hồ đối tượng tỏ vẻ vui mừng, háo hức hết mực cùng ai đó.

Một sự kiện đáng chú ý nữa là tỷ lệ tự tử ở người trẻ mắc BPD tăng gấp 3 lần trong vòng 25 năm (Sudak, Ford, & Rushforth, 1984).

Mặt khác, các nghiên cứu sử dụng phương pháp tâm lý tử thi (psychological autopsies) như của Runeson & Beskow (1991); Lesage và cs. (1994); Rich & Runeson (1992); Martunnen, Aro, Henrikkson, & Lonnqvist (1991) chứng thực là 1/3 trường hợp tự tử trẻ đều có thể hồi cứu chẩn đoán mắc BPD.

Và dù tỷ lệ tự tử nói chung chủ yếu tăng cao ở đàn ông, Martunnen và cs. (1995) đã phát hiện thấy 25% ca nữ vị thành viên tự tử tại Phần Lan cũng có thể được chẩn đoán từng mắc BPD.

Tỷ lệ hoàn thành việc tự tử ở người mắc BPD rất cao, ước tính 8-9%, theo Both Stone (1990) và Paris (1993). Một nghiên cứu ở Na Uy (Kjelsberg, Eikeseth, & Dahl, 1991) và Canada (Silver, & Cardish, 1991) thì tuyên bố cứ 10 người mắc BPD lại có 1 người rốt cục nhiệt tình tự kết liễu đời mình (eventually commits suicide).

Tỷ lệ tổng thể tự tử thành công này tương tự ở đối tượng mắc tâm thần phân liệt/ schizophrenia (Wilkinsson, 1982) và người mắc các rối loạn cảm xúc/ MD: Mood Disorders (Guze & Robins, 1970). Đa phần các trường hợp tự tử xảy ra vào thời kỳ 5 năm đầu tiên mắc bệnh.

Mặc dù hầu hết các trường hợp dự tính quyên sinh và tự tử thành công xảy ra ở người mắc các bệnh tâm thần chủ yếu như trầm cảm, tâm thần phân liệt, hoặc các rối loạn lạm dụng chất (SAD: Substance Abuse Disorders), vẫn có bằng chứng lâm sàng khẳng định đối tượng mắc NPD đặc biệt nghiêng hẳn về hành vi tự tử (Perry, 1990; Maltsberger, 1998).

Những phản ứng đớn đau, tủi hổ sau thất bại, bị chỉ trích, nhục mạ rất dễ dẫn đến hành vi tự tử ở người mắc NPD. Bệnh kèm NPD với người mắc BPD khiến tỷ lệ tự tử tăng cao hơn, so với người chỉ mắc mỗi BPD (Stone, 1989; McGladshan & Heinssen, 1989).

Chẩn đoán sau tử vong (postmortem) một nhóm thanh niên trẻ quyên sinh cho thấy, trên 20% mang kiểu nhân cách tự mê mình NP (Apter và cs., 1993).

Cả O. Kernberg (1984) và Kohut (1971) đều nhấn mạnh việc tự tử ở người mắc NPD với các kiểu hành vi tự gây xung hấn với chính mình (self-direction aggression)- hài hoà với cái tôi loạn dâm gây đau thuộc hội chứng tự mê ác tính (egosyntonic sadism in malignant narcissism) và cơn thịnh nộ tự mê trong việc đáp ứng với các tổn thương do chính mình gây ra (narcissistic rage in response to narcissistic injuries).

Hai nhà nghiên cứu này cũng khẳng định rằng, hành vi tự tử ở người mắc NPD không cần thiết liên quan tới các trạng thái trầm cảm mang sắc thái tội lỗi mà trái lại, nó có thể tăng cao ở người mắc NPD có lòng tự trọng (self- esteem), cảm thấy mất quyền lực, thoát khỏi mọi nỗi sợ hãi, kiểm soát đời sống, và chiến thắng cái chết (O. Kernberg, 1984).

Những hành động tự tử cũng có thể được hiểu như là nỗ lực gắng sức loại bỏ bản ngã nhằm xoá sạch một thực tại đầy tràn bất mãn và thất bại (Kohut, 1971).

Vào cuối độ tuổi trung niên-- đối tượng mắc NPD-- khi tuyệt vọng, hoàn toàn uất ức và nhận ra rằng các sự kiện đời sống là không thể đảo ngược, thì nảy sinh trong họ niềm ao ước mãnh liệt muốn tự hành xác mình (mortification) để quên đi những cảm xúc nhục nhã không thể chịu đựng nổi (Kohut, 1977).

Kiểu hành vi tự sát đột ngột vì các mối đe doạ và stress trong quan hệ liên nhân cách có thể tìm thấy ở người mắc NPD không xuất hiện trầm cảm nhưng lại tỏ thái độ hoang tưởng tự cao (grandiose), bị tổn thương và tính xung khắc. Những cá nhân như thế thiếu năng lực định dạng bản thân, kinh nghiệm và kiềm chế cảm xúc (Ronningstam & Maltsberger, 1998).


Sự khác biệt giữa ý định tự tử và nỗ lực quyên sinh

Thực tế, cho thấy rất ít người chỉ nghĩ đến chuyện tự tử rồi lại thật sự quyết tâm, nỗ lực gắng sức đi đến cùng ý định quyên sinh.

Nghiên cứu của Kate Fairweather và cộng sự (2006) phát hiện ra rằng, những người gắng sức nỗ lực tự tử, so với đối tượng chỉ mới nghĩ đến chuyện này thôi, có một số đặc điểm rất khác biệt: mắc bệnh hiểm nghèo (serious ill-health), bị thất nghiệp và quan hệ bạn bè, gia đình bất ổn, kém cỏi.

Những yếu tố này có hiệu ứng tích luỹ dần-- một đối tượng có 2/3 yếu tố vừa nêu đã tăng gấp 3 lần nỗ lực gắng sức tự tử; một đối tượng khác hội đủ 3 yếu tố thì có khả năng quyết tâm thực hiện chuyện tự tử đến 11 lần.

Nghiên cứu tiến hành đại trà trên 522 người (tuổi từ 20 tới 44)-- từng muốn kết thúc cuộc đời vào năm vừa qua và chỉ 10% trong số họ đã có nỗ lực gắng sức tự tử--, cũng nhận thấy có mối liên quan giữa giới tính và độ tuổi.

Thí dụ, chỉ tính riêng cánh đàn ông, thì số đối tượng chiếm tỷ lệ chưa tới 20% cho biết mình đã gắng sức tự sát; chính là những người đạt mức "bậc thầy" ("master") trong việc kiểm soát các yếu tố tác động đến cuộc sống của họ.

Nguyên tắc đàn ông đòi hỏi tính tự chủ (autonomy), tự tin (self-confident) và hoạt động hướng đến mục tiêu (being goal-orientated). Theo đó, một khi đàn ông nghĩ là mình hẫng hụt, kém cỏi các phẩm chất này thì trong họ nảy sinh cảm giác ngoài lề xã hội (social marginalised) hoặc thiếu năng lực, các nhà nghiên cứu cho biết.
Với người thuộc độ tuổi từ 40 đến 44, việc mất việc làm, thất nghiệp là nguy cơ riêng biệt khiến cho ước muốn tìm cách tự tử của họ cao gấp 9 lần.

Đáng ngạc nhiên hơn cả, tỷ lệ tự báo cáo mắc trầm cảm và lo hãi (anxiety) trong số người nỗ lực gắng sức tự tử lại không lớn, so với các đối tượng chỉ mới nghĩ đến chuyện tự tử mà thôi.

Vậy là, chẳng hề tồn tại những sự khác biệt trong sức khoẻ tâm thần giữa người tìm mọi cách tự tử/ suicide attempters so với người tạm dừng ở ý tưởng/ ideators, nhóm nghiên cứu kết luận.

Và công trình của họ khẳng định: các chuyên gia sức khoẻ tâm thần có khả năng phòng chống, ngăn ngừa không để xảy ra tiến trình người mới nảy sinh ý nghĩ tự tử quyết tâm đi tới cùng ý định quyên sinh, nếu họ kịp thời nắm bắt các trường hợp vừa mới mất việc làm (recent job losses), bị chẩn đoán mắc bệnh thiếu khả năng, bất lực về mặt thể lý (diagnosis of a disabling physically illness) hoặc đang phải chịu đựng sứt mẻ trong các tương tác xã hội (upsetting social interactions).
------------------------
*Tài liệu tham khảo chính: Millon, Theodore., Blaney, Paul H., Davis, Roger D. (eds.) (1999). Oxford Textbook of Psychopathology (Giáo khoa Tâm bệnh học Oxford). USA: Oxford University Press, Inc.
 
Nhìn chung, mọi người cố gắng tự tử vì 6 lý do: (Alex Lickerman, PsychologyToday)
1. họ mắc trầm cảm
2. Loạn thần
3. không ngừng khóc lóc, kêu gào những mong sẽ được giúp đỡ mà chẳng tìm thấy giải pháp khác
4. tạo nên lỗi lầm, dại dột khó ngờ
5. xung năng cưỡng bức khó thoát chống nổi
6. có một ước ao mang tính triết lý để được chết


Theo mình thì, khi biết ai đó đang đau khổ hơn bạn không giúp bạn giảm bớt nỗi đau. Đối với những người có vấn đề dài hạn ( bị trầm cảm nặng, kéo dài) thì sự thuyết phục về ngôn từ là 1 phương pháp yếu nhất để thúc đẩy sự thay đổi (Bandura, 1977, 1997).
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top