Phát triển bền vững tài nguyên nước

thich van hoc

Moderator
Thành viên BQT
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN NƯỚC

Nhằm sử dụng hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ có hiệu quả tài nguyên nước; đồng thời đảm bảo phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về tài nguyên nước trong tình hình mới; Bộ Tài nguyên & Môi trường đã được giao trách nhiệm chủ trì biên soạn Dự thảo Luật Sửa đổi Luật Tài nguyên nước năm 1998.

Theo Bộ TN&MT, sau 12 năm thi hành, Luật Tài nguyên nước đã bộc lộ nhiều bất cập như: Nhiều văn bản quy phạm pháp luật có chứa các quy định về khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước như: Luật Đầu tư, Bảo vệ môi trường, Đất đai, Khoáng sản, Thuế tài nguyên... hiện đã được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới; trong khi, các quy định có liên quan của pháp luật về tài nguyên nước vẫn chưa điều chỉnh, bổ sung để bảo đảm tính đồng bộ.

View attachment 11797

Bên cạnh đó, nhiều quy định của Luật Tài nguyên nước được ban hành từ năm 1998 đến nay đã không còn phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Một số quan hệ mới trong khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra phát sinh trong thực tiễn chưa được Luật điều chỉnh như: Quy hoạch tài nguyên nước, quản lý lưu vực sông; điều hòa, phân bổ nguồn nước một cách hợp lý, cân bằng lợi ích kinh tế - xã hội - môi trường... Việc cấp phép về tài nguyên nước vẫn mang nặng cơ chế “xin-cho”; chưa có quy định chặt chẽ về điều kiện cấp giấy phép; điều kiện chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước, xả nước thải. Ngoài ra, nhiều quy định đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn thi hành nhưng mới chỉ được thể hiện trong các văn bản dưới Luật nên tính pháp lý còn thấp.

Theo đó, Dự thảo Luật Tài nguyên nước sửa đổi đã bổ sung mới toàn bộ về nội dung đối với 66 điều và sửa đổi, bổ sung 38 điều khác so với Luật Tài nguyên nước năm 1998. Trong đó, việc sửa đổi lần này tập trung vào 4 chủ trương lớn là: Khuyến khích, ưu đãi các tổ chức, cá nhân nghiên cứu và áp dụng khoa học, công nghệ, đầu tư công trình khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; công trình bổ sung nhân tạo nước dưới đất thông qua việc miễn, giảm thuế tài nguyên, hỗ trợ vốn để nghiên cứu và xây dựng công trình; Xã hội hóa các hoạt động bảo vệ, phát triển nguồn nước và cung ứng dịch vụ nước; Khuyến khích và huy động sự đóng góp tài chính của mọi thành phần kinh tế, cộng đồng dân cư trong bảo vệ tài nguyên nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra; Ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho điều tra cơ bản về tài nguyên nước, xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo, dự báo về tài nguyên nước, hệ thống thông tin dữ liệu. Đồng thời, xây dựng và thực hiện quy hoạch tài nguyên nước; kế hoạch phòng, chống ô nhiễm, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; kế hoạch điều hòa, phân bổ nguồn nước. Ngoài ra, kinh tế hóa lĩnh vực tài nguyên nước bởi tuy là nguồn tài nguyên quý giá, thiết yếu đối với đời sống của con người và các hoạt động kinh tế - xã hội; nhưng đến nay, các nguồn thu ngân sách nhà nước về tài nguyên này còn hạn chế.


Hải Yến*

 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top