phukiennhat
Banned
- Xu
- 0
Phật pháp ứng dụng: Học để làm gì?
Có người cho rằng con người là một động vật kỳ lạ vì phải dành đến hàng chục năm để học mới có thể lo cho cuộc sống của mình ở mức trung bình.
Điều này hoàn toàn khác với động vật khác khi hầu hết đều có thể tự lo cho cuộc sống của mình gần như ngay khi mới ra đời.
Theo tôi, chính việc học là một phần của cuộc sống, để giúp con người chính là “người” khi xóa bỏ dần tàn dư “con” đeo bám suốt đời nhờ vào việc học. Ngẫm lại riêng cuộc đời mình đã trải qua 65 năm, tôi thấy mình đã dành phần lớn cho việc học, nhưng gần như rất hiếm khi tự hỏi: “Học để làm gì, vì sao phải học?”.
Thời gian học tiểu học với tuổi đời còn quá nhỏ, học mà không biết để làm gì là chuyện thường tình. Nhưng suốt thời gian học trung học, tôi chỉ biết học vì mẹ tôi bảo phải thế và vì thấy bạn bè mình ai cũng phải học.
Đến khi học đại học, nhờ thi đậu vào trường đại học dược khoa, tôi tự mình hình dung học để trở thành dược sĩ. Nghĩa là học để biết, để làm một nghề nuôi sống mình suốt cuộc đời sau này. Nhìn lại nền giáo dục của nước Việt Nam trong thời gian qua ta thấy nhiều yếu kém.
Đến độ phải đặt vấn đề là phải “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”. Suy đi ngẫm lại muốn đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, trước hết phải trả lời câu hỏi rất hiếm người tự hỏi: “Học để làm gì, vì sao phải học?”.
Chính vì vậy, một mục tiêu của việc học phải là làm cho con người trở thành “vô ngã” tức làm chủ được mình, giải phóng mình khỏi tham sân si, kiểm soát mình để không nô lệ vào “cái tôi” thấp hèn nhưng ma mãnh, quỷ quyệt. Điều kiện tiên quyết để con người “vô ngã” là con người phải thấu hiểu “cái tôi” ma mãnh quỷ quyệt, cái “bản ngã” do nhu cầu động vật cứ hướng về sự thấp hèn. Từ cột trụ “learning to be” có nghĩa là “học để sống” mà dịch thành “học để khẳng định bản thân”, “học để xác lập mình” hay “học để sống cho mình” dễ đi đến học để khẳng định, xác lập “cái tôi” ma mãnh, “cái tôi” bao hàm “con” hơn “người”.
Có người dịch “học để hoàn thiện mình” chính là để không nhập nhằng với cái tôi đáng ghét mà hướng đến sự hoàn thiện nhờ giáo dục. Tuy nhiên, như thế lại không lột tả được nghĩa của “to be”. Sau khi phân tích như trên, tôi mạo muội đề nghị cột trụ thứ tư của việc học là “học để sống và hiểu bản thân”. Toàn bộ bốn cột trụ việc học theo UNESCO theo tôi là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để sống và hiểu bản thân”. Chính trụ cột “học để sống và hiểu bản thân” sẽ làm cho ba trụ cột kia càng rõ nghĩa.
Ở nước ta, mục đích học để làm quan đã ăn sâu vào tâm não dân ta rất lâu rồi, cho nên cho đến nay “học để biết, học để làm” vẫn là tập trung học để nhồi nhét thật nhiều kiến thức và làm thì qua loa và cũng chỉ để thi (để được làm quan mà). Học để biết để làm xem kỹ lại chính là “học để thi”. Rõ ràng, nếu mọi người – từ người dạy đến người học – đều thấm nhuần tinh thần “học để sống và hiểu bản thân” thì sẽ ý thức rằng sự biến dạng học để biết để làm thành học để thi thật ra chỉ vì “cái tôi” tham lam, chạy theo mong cầu không chính đáng.
Mình vì mọi người nhưng bản thân mình không hiểu chính mình. Mình không hiểu là mình luôn luôn bị “cái tôi” thiên về phần “con” thôi thúc, kềm chế, kiểm soát để luôn xảy ra cảnh trạng “mình vì mọi người một cách ma mãnh dối trá, ngược lại, mọi người vì mình với bản thân mình luôn tìm cách phóng đại, bành trướng”. Chính “học để sống và hiểu bản thân” sẽ là tiền đề vững chắc để “học để chung sống với người khác” chính là “mình vì mọi người, mọi người vì mình” thực hiện một cách hoàn thiện. Chỉ khi đó, việc học để chung sống với người khác mang tính chất “vô ngã” tức sống chung với người khác mà bị “cái tôi” xấu xí chen vô quấy rầy
Xem thêm :
Phật pháp ứng dụng: 4 Lời dạy từ Đức Phật cần thấu rõ để tránh phải hối hận về sau
Những lời dạy quý báu từ Đức Phật giúp người sống tại gia có một cuộc đời trọn vẹn
Đức Phật dạy về tác hại sân hận và cách chuyển hóa sân hận khiến lòng thanh thản hơn
Hoặc tại : https://phatphapungdungtaigia.blogspot.com
Có người cho rằng con người là một động vật kỳ lạ vì phải dành đến hàng chục năm để học mới có thể lo cho cuộc sống của mình ở mức trung bình.
Điều này hoàn toàn khác với động vật khác khi hầu hết đều có thể tự lo cho cuộc sống của mình gần như ngay khi mới ra đời.
Theo tôi, chính việc học là một phần của cuộc sống, để giúp con người chính là “người” khi xóa bỏ dần tàn dư “con” đeo bám suốt đời nhờ vào việc học. Ngẫm lại riêng cuộc đời mình đã trải qua 65 năm, tôi thấy mình đã dành phần lớn cho việc học, nhưng gần như rất hiếm khi tự hỏi: “Học để làm gì, vì sao phải học?”.
Thời gian học tiểu học với tuổi đời còn quá nhỏ, học mà không biết để làm gì là chuyện thường tình. Nhưng suốt thời gian học trung học, tôi chỉ biết học vì mẹ tôi bảo phải thế và vì thấy bạn bè mình ai cũng phải học.
Đến khi học đại học, nhờ thi đậu vào trường đại học dược khoa, tôi tự mình hình dung học để trở thành dược sĩ. Nghĩa là học để biết, để làm một nghề nuôi sống mình suốt cuộc đời sau này. Nhìn lại nền giáo dục của nước Việt Nam trong thời gian qua ta thấy nhiều yếu kém.
Đến độ phải đặt vấn đề là phải “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”. Suy đi ngẫm lại muốn đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, trước hết phải trả lời câu hỏi rất hiếm người tự hỏi: “Học để làm gì, vì sao phải học?”.
Chính vì vậy, một mục tiêu của việc học phải là làm cho con người trở thành “vô ngã” tức làm chủ được mình, giải phóng mình khỏi tham sân si, kiểm soát mình để không nô lệ vào “cái tôi” thấp hèn nhưng ma mãnh, quỷ quyệt. Điều kiện tiên quyết để con người “vô ngã” là con người phải thấu hiểu “cái tôi” ma mãnh quỷ quyệt, cái “bản ngã” do nhu cầu động vật cứ hướng về sự thấp hèn. Từ cột trụ “learning to be” có nghĩa là “học để sống” mà dịch thành “học để khẳng định bản thân”, “học để xác lập mình” hay “học để sống cho mình” dễ đi đến học để khẳng định, xác lập “cái tôi” ma mãnh, “cái tôi” bao hàm “con” hơn “người”.
Có người dịch “học để hoàn thiện mình” chính là để không nhập nhằng với cái tôi đáng ghét mà hướng đến sự hoàn thiện nhờ giáo dục. Tuy nhiên, như thế lại không lột tả được nghĩa của “to be”. Sau khi phân tích như trên, tôi mạo muội đề nghị cột trụ thứ tư của việc học là “học để sống và hiểu bản thân”. Toàn bộ bốn cột trụ việc học theo UNESCO theo tôi là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để sống và hiểu bản thân”. Chính trụ cột “học để sống và hiểu bản thân” sẽ làm cho ba trụ cột kia càng rõ nghĩa.
Ở nước ta, mục đích học để làm quan đã ăn sâu vào tâm não dân ta rất lâu rồi, cho nên cho đến nay “học để biết, học để làm” vẫn là tập trung học để nhồi nhét thật nhiều kiến thức và làm thì qua loa và cũng chỉ để thi (để được làm quan mà). Học để biết để làm xem kỹ lại chính là “học để thi”. Rõ ràng, nếu mọi người – từ người dạy đến người học – đều thấm nhuần tinh thần “học để sống và hiểu bản thân” thì sẽ ý thức rằng sự biến dạng học để biết để làm thành học để thi thật ra chỉ vì “cái tôi” tham lam, chạy theo mong cầu không chính đáng.
Mình vì mọi người nhưng bản thân mình không hiểu chính mình. Mình không hiểu là mình luôn luôn bị “cái tôi” thiên về phần “con” thôi thúc, kềm chế, kiểm soát để luôn xảy ra cảnh trạng “mình vì mọi người một cách ma mãnh dối trá, ngược lại, mọi người vì mình với bản thân mình luôn tìm cách phóng đại, bành trướng”. Chính “học để sống và hiểu bản thân” sẽ là tiền đề vững chắc để “học để chung sống với người khác” chính là “mình vì mọi người, mọi người vì mình” thực hiện một cách hoàn thiện. Chỉ khi đó, việc học để chung sống với người khác mang tính chất “vô ngã” tức sống chung với người khác mà bị “cái tôi” xấu xí chen vô quấy rầy
Xem thêm :
Phật pháp ứng dụng: 4 Lời dạy từ Đức Phật cần thấu rõ để tránh phải hối hận về sau
Những lời dạy quý báu từ Đức Phật giúp người sống tại gia có một cuộc đời trọn vẹn
Đức Phật dạy về tác hại sân hận và cách chuyển hóa sân hận khiến lòng thanh thản hơn
Hoặc tại : https://phatphapungdungtaigia.blogspot.com