phukiennhat
Banned
- Xu
- 0
phật pháp ứng dụng trong đời sống
Không phải ngẫu nhiên mà người ta ví Đức Phật là Bậc Y Vương. Bởi Người không chỉ hiểu rõ được tâm bệnh của từng chúng sanh, mà còn tùy bệnh cho thuốc
do đó bất kỳ ai được người độ đều nhanh chóng có thể thoát khỏi đau khổ. Phương cách độ của Người thì đa hình đa dạng, thâm sâu khó đoán. Có khi nhân một sự việc nào đó xảy ra, người kể câu chuyện trong quá khứ,có khi thì dùng lời lẽ ngọt ngào dịu ngọt, có khi lại dứt khoát, ….nhưng rốt ráo vẫn là giúp cho chúng sanh có thể nhanh chóng thoát khỏi u mê, tìm về chánh pháp, thoát khỏi khổ não hoàn toàn. Với tâm từ bi rộng lớn, với bất kỷ chúng sanh nào Đức Phật cũng đều dành tình yêu thương như nhau, không hề có sự phân biệt giàu nghèo, sang hèn, là nam hay nữ. Dưới đây là một câu chuyện nhỏ chứng minh cho điều đó
Một buổi sáng, như thường lệ,trong lúc đang nhập thiền định và quan sát thế gian, Đức Phật biết được rằng trong lúc trưa hè oi ả này, có một kẻ vẫn còn đang mót lúa ngoài đồng. Nhận thấy cơ duyên đã đầy đủ và người đàn ông này đáng được độ, do đó Người đã lập tức đi đến cánh đồng ấy.Khi vừa thấy Đức Phật, thấy Phật, kẻ ấy lòng rất vui mừng cúi đầu đảnh lễ, Phật bảo:
-Hãy theo Ta.
-Người này liền nghe theo lời Phật, đi theo người phía sau. Khi đến một gò mối cao, bên cạnh có một phiến đá và một vài cây hoa dại. Đức Phật liền đưa tay chỉ vào đó và nói rằng: “Đây là vàng!”. Nghe thấy thế, người đàn ông cảm thấy mừng rỡ, biết rằng Đức Phật không nói dối bao giờ nên đã nhanh chóng vội vã, nhổ những cây dại đó lên và đào bớt đất. Được một lúc, từ dưới đất phun lên một vòi nước trong khi chung quanh đều là đất khô cằn sỏi đá. Đang lúc bàng hoàng thì người này chợt thấy bóng Phật đã ra đi do đó liền vội vã chạy theo. Con nước nhỏ vẫn cứ rỉ rả chảy theo hướng Ngài. Đến một chỗ khác lại càng cằn vỗi ơn, nhưng được cái đất ở đây bằng phẳng và không có đá sỏi.Phật lại một lần nữa chỉ xuống đấy và nói: “ Đây là vàng”. Anh lật đật đào lên nhưng lại không thấy vàng, nhìn lên thì thấy bóng Phật đã ra đi, người này liền vội vã chạy theo.Đến khi đuổi kịp Phật thì người lại chỉ tay xuống đất và nói “ Đây đích thị là vàng”, người này lại tiếp tục đào và nhặt được một trái bắp khô dùng làm giống được gói một cách kỹ lưỡng.Nhìn ra chung quanh rạch nước anh đào lúc đầu cũng đã chảy đến. Đang ngắm nhìn cảnh vật thì Phật lại ra đi, anh vội vã chạy theo. Khi bắt kịp Phật , Người bảo: “ Vẫn không tìm thấy vàng à?”
Anh buồn bạ đáp không. Phật lắc đầu và chỉ ngay trước mắt anh và bảo: “ Còn đây là rắn độc”, rồi Ngài bỏ đi. Anh suy ngẫm: “Chắc có lẽ đây mới thật là vàng vì lúc chỉ có đất mà Ngài bảo là vàng, âu ta đào lần nữa xem”. Qủa vậy, mới đào sơ qua lớp đất đầu anh đã bắt gặp một chiếc rương to. Khi anh mở rương ra thì quả thật là vàng và các thứ ngọc ngà châu báu vô cùng quý giá. Anh lấy cả gánh cũng không hết, liền lấp đất lại về nhà sai vợ con ra lén gánh về nhà. Anh trở nên giàu có nhanh chóng. Việc ấy đền tai vua, vua cho điều tra và biết chắc anh được của trên quý, mà các thứ trân quý này chỉ có hoàng tộc mới có. Bởi vậy, anh bị khép tội đồng lõa với kẻ cướp và phải bị xử trảm bêu đầu. Khi đao phủ dẫn anh ra pháp trường, anh nhớ lại lời Phật dạy, suy ngẫm và hiểu được thâm ý của Ngài nhưng đã muộn nên hướng về hoàng cung và vận dụng hết sức lực của mình hét lên: “ Đó không phải là vàng ngọc. Chính nó là rắn độc!”. Vị pháp quan thấy lạ, cho người cấp báo lên vua, vua ra lệnh dắt tội nhân vào, vua phán:
-Sự thật thế nào ngươi hãy nói rõ. Tại sao trân châu vô giá mà người dám bảo nó là rắn độc? Anh thuật rõ đầu đuôi câu chuyện và kết luận:
-Tâu Bệ Hạ, nếu tôi hiểu sâu xa lời Phật đem sức cần lao của mình và gia đình mình cùng nhau canh tác vùng đất khô cằn nhưng bằng phẳng kia. Đưa nước từ con suối vừa khai ngòi dẫn đến, với trái bắp giống tốt, tôi đã biến vùng ấy thành một vùng trù phú, tôi sẽ giàu có.Còn số vàng bạc này không do sức cần lao của mình mà có. Nay nó làm tổn hại đến sanh mạng của thần, rõ đấy là rằn độc. Nó đã cắn thần bằng bản án xử trảm bêu đầu.
Sau một lúc ngẫm suy, nhà vua phán: “ Lời dạy của Như Lai rõ ràng là vàng ngọc. Ta tha cho người tội chết. Lại trao cho ngươi trọn quyền khai thác vùng đất khô bằng con suối nước Như Lai đã chỉ cho ngươi. Còn vàng bạc đây ta sẽ xuất kho xây dựng các công trình phúc lợi để bá tánh cùng hưởng dụng”
Không bao lâu sau trong các làng mạc đã có trường mới, có giếng nước trong và các bệnh xá chữa bệnh cho dân. Đặc biệt là cánh đồng khô ngày xưa nay đã xnah um tươi má vì hoa màu. Người nông dối hối ngộ ngày ấy nay đã trở thành người giàu có cần cù, yêu đời và biết thương yêu đùm bọc kẻ yếu nghèo
Lời bình: Chỉ có tài sản được tạo ra bằng sức lao động chân chính mới có thật sự là cao quý, là bền vững lâu dài. Của có được do bất nghĩa, không do lao động chân chính sẽ chỉ mang họa lại cho chính người chiếm dụng nó mà thôi.
Xem thêm các tin tức mới nhất tại trang thông tin trực tuyến : vnol.vn
Không phải ngẫu nhiên mà người ta ví Đức Phật là Bậc Y Vương. Bởi Người không chỉ hiểu rõ được tâm bệnh của từng chúng sanh, mà còn tùy bệnh cho thuốc
do đó bất kỳ ai được người độ đều nhanh chóng có thể thoát khỏi đau khổ. Phương cách độ của Người thì đa hình đa dạng, thâm sâu khó đoán. Có khi nhân một sự việc nào đó xảy ra, người kể câu chuyện trong quá khứ,có khi thì dùng lời lẽ ngọt ngào dịu ngọt, có khi lại dứt khoát, ….nhưng rốt ráo vẫn là giúp cho chúng sanh có thể nhanh chóng thoát khỏi u mê, tìm về chánh pháp, thoát khỏi khổ não hoàn toàn. Với tâm từ bi rộng lớn, với bất kỷ chúng sanh nào Đức Phật cũng đều dành tình yêu thương như nhau, không hề có sự phân biệt giàu nghèo, sang hèn, là nam hay nữ. Dưới đây là một câu chuyện nhỏ chứng minh cho điều đó
-Hãy theo Ta.
-Người này liền nghe theo lời Phật, đi theo người phía sau. Khi đến một gò mối cao, bên cạnh có một phiến đá và một vài cây hoa dại. Đức Phật liền đưa tay chỉ vào đó và nói rằng: “Đây là vàng!”. Nghe thấy thế, người đàn ông cảm thấy mừng rỡ, biết rằng Đức Phật không nói dối bao giờ nên đã nhanh chóng vội vã, nhổ những cây dại đó lên và đào bớt đất. Được một lúc, từ dưới đất phun lên một vòi nước trong khi chung quanh đều là đất khô cằn sỏi đá. Đang lúc bàng hoàng thì người này chợt thấy bóng Phật đã ra đi do đó liền vội vã chạy theo. Con nước nhỏ vẫn cứ rỉ rả chảy theo hướng Ngài. Đến một chỗ khác lại càng cằn vỗi ơn, nhưng được cái đất ở đây bằng phẳng và không có đá sỏi.Phật lại một lần nữa chỉ xuống đấy và nói: “ Đây là vàng”. Anh lật đật đào lên nhưng lại không thấy vàng, nhìn lên thì thấy bóng Phật đã ra đi, người này liền vội vã chạy theo.Đến khi đuổi kịp Phật thì người lại chỉ tay xuống đất và nói “ Đây đích thị là vàng”, người này lại tiếp tục đào và nhặt được một trái bắp khô dùng làm giống được gói một cách kỹ lưỡng.Nhìn ra chung quanh rạch nước anh đào lúc đầu cũng đã chảy đến. Đang ngắm nhìn cảnh vật thì Phật lại ra đi, anh vội vã chạy theo. Khi bắt kịp Phật , Người bảo: “ Vẫn không tìm thấy vàng à?”
Anh buồn bạ đáp không. Phật lắc đầu và chỉ ngay trước mắt anh và bảo: “ Còn đây là rắn độc”, rồi Ngài bỏ đi. Anh suy ngẫm: “Chắc có lẽ đây mới thật là vàng vì lúc chỉ có đất mà Ngài bảo là vàng, âu ta đào lần nữa xem”. Qủa vậy, mới đào sơ qua lớp đất đầu anh đã bắt gặp một chiếc rương to. Khi anh mở rương ra thì quả thật là vàng và các thứ ngọc ngà châu báu vô cùng quý giá. Anh lấy cả gánh cũng không hết, liền lấp đất lại về nhà sai vợ con ra lén gánh về nhà. Anh trở nên giàu có nhanh chóng. Việc ấy đền tai vua, vua cho điều tra và biết chắc anh được của trên quý, mà các thứ trân quý này chỉ có hoàng tộc mới có. Bởi vậy, anh bị khép tội đồng lõa với kẻ cướp và phải bị xử trảm bêu đầu. Khi đao phủ dẫn anh ra pháp trường, anh nhớ lại lời Phật dạy, suy ngẫm và hiểu được thâm ý của Ngài nhưng đã muộn nên hướng về hoàng cung và vận dụng hết sức lực của mình hét lên: “ Đó không phải là vàng ngọc. Chính nó là rắn độc!”. Vị pháp quan thấy lạ, cho người cấp báo lên vua, vua ra lệnh dắt tội nhân vào, vua phán:
-Sự thật thế nào ngươi hãy nói rõ. Tại sao trân châu vô giá mà người dám bảo nó là rắn độc? Anh thuật rõ đầu đuôi câu chuyện và kết luận:
-Tâu Bệ Hạ, nếu tôi hiểu sâu xa lời Phật đem sức cần lao của mình và gia đình mình cùng nhau canh tác vùng đất khô cằn nhưng bằng phẳng kia. Đưa nước từ con suối vừa khai ngòi dẫn đến, với trái bắp giống tốt, tôi đã biến vùng ấy thành một vùng trù phú, tôi sẽ giàu có.Còn số vàng bạc này không do sức cần lao của mình mà có. Nay nó làm tổn hại đến sanh mạng của thần, rõ đấy là rằn độc. Nó đã cắn thần bằng bản án xử trảm bêu đầu.
Sau một lúc ngẫm suy, nhà vua phán: “ Lời dạy của Như Lai rõ ràng là vàng ngọc. Ta tha cho người tội chết. Lại trao cho ngươi trọn quyền khai thác vùng đất khô bằng con suối nước Như Lai đã chỉ cho ngươi. Còn vàng bạc đây ta sẽ xuất kho xây dựng các công trình phúc lợi để bá tánh cùng hưởng dụng”
Không bao lâu sau trong các làng mạc đã có trường mới, có giếng nước trong và các bệnh xá chữa bệnh cho dân. Đặc biệt là cánh đồng khô ngày xưa nay đã xnah um tươi má vì hoa màu. Người nông dối hối ngộ ngày ấy nay đã trở thành người giàu có cần cù, yêu đời và biết thương yêu đùm bọc kẻ yếu nghèo
Lời bình: Chỉ có tài sản được tạo ra bằng sức lao động chân chính mới có thật sự là cao quý, là bền vững lâu dài. Của có được do bất nghĩa, không do lao động chân chính sẽ chỉ mang họa lại cho chính người chiếm dụng nó mà thôi.
Xem thêm các tin tức mới nhất tại trang thông tin trực tuyến : vnol.vn
Sửa lần cuối: