- Kính viễn vọng không gian Spitzer của NASA mới đây đã phát hiện được vòng tròn lớn nhất và chưa từng được thấy trước đó quanh sao Thổ.
Thông tin được Phòng thí nghiệm Jet Propulsion Laboratory (JPL) của NASA công bố vào cuối ngày hôm qua, 6/9. Dãy các phân tử băng, bụi mỏng nằm ở phía ngoài của hệ sao Thổ và quỹ đạo của nó nằm nghiêng 27 độ so với mặt bằng vòng tròn chính của hành tinh này.
Người phát ngôn của JPL Whitney Clavin cho hay vòng tròn khuếch tán rộng và không phản chiếu ánh sáng hữu hình. Tuy nhiên, kính viễn vọng không gian Spitzer được trang bị tia hồng ngoại có thể phát hiện ra được vòng tròn. Theo Clavin cho đến nay, Spitzer là thiết bị hồng ngoại đầu tiên phát hiện ra vòng tròn này.
Mặc dù lớp bụi tạo nên vòng tròn rất lạnh, âm 316 độ F, nhưng nó lại tỏa ra ánh sáng bức xạ nhiệt.
Khối vật chất tạo nên vòng tròn bắt đầu từ khoảng 6 triệu km tính từ sao Thổ và trải rộng ra ngoài thêm khoảng 12 triệu km nữa.
Theo JPD, vòng tròn mới được tìm thấy rộng đến nỗi nó có thể “nuốt chửng” được 1 triệu Trái đất.
Trước phát hiện về vòng tròn mới này, sao Thổ được biết có 7 vòng tròn chính, được đặt tên từ A đến E và có rất nhiều vòng tròn mờ không được đặt tên khác.
“Đây là vòng tròn có kích thước siêu lớn”, Anne Verbiscer, một đồng tác giả của bài viết về vòng tròn công bố trên tạp chí Nature cho hay. Bà là nhà thiên văn học thuộc Đại học Virginia tại Charlottesville. Các đồng tác giả khác gồm Douglas Hamilton, Đại học Maryland, College Park, và Michael Skrutskie, cũng thuộc Đại học Virginia.
Mặt trăng Phoebe của sao Thổ quay quanh vòng tròn mới này và được cho là một nguồn vật chất. Vòng tròn cũng có thể là câu trả lời cho sự bí ẩn của mặt trăng khác, mặt trăng Iapetus, với một nửa rất sáng và một nửa lại rất tối.
Vòng tròn quay theo cùng một hướng với mặt trăng Phoebe, trong khi mặt trăng Iapetus, các vòng tròn khác và hầu hết những mặt trăng khác của sao Thổ quay theo hướng ngược lại. Các nhà khoa học tin rằng vật chất từ vòng tròn bên ngoài này chuyển động vào bên trong và đâm vào Iapetus.
Thông tin được Phòng thí nghiệm Jet Propulsion Laboratory (JPL) của NASA công bố vào cuối ngày hôm qua, 6/9. Dãy các phân tử băng, bụi mỏng nằm ở phía ngoài của hệ sao Thổ và quỹ đạo của nó nằm nghiêng 27 độ so với mặt bằng vòng tròn chính của hành tinh này.
Người phát ngôn của JPL Whitney Clavin cho hay vòng tròn khuếch tán rộng và không phản chiếu ánh sáng hữu hình. Tuy nhiên, kính viễn vọng không gian Spitzer được trang bị tia hồng ngoại có thể phát hiện ra được vòng tròn. Theo Clavin cho đến nay, Spitzer là thiết bị hồng ngoại đầu tiên phát hiện ra vòng tròn này.
Mặc dù lớp bụi tạo nên vòng tròn rất lạnh, âm 316 độ F, nhưng nó lại tỏa ra ánh sáng bức xạ nhiệt.
Khối vật chất tạo nên vòng tròn bắt đầu từ khoảng 6 triệu km tính từ sao Thổ và trải rộng ra ngoài thêm khoảng 12 triệu km nữa.
Theo JPD, vòng tròn mới được tìm thấy rộng đến nỗi nó có thể “nuốt chửng” được 1 triệu Trái đất.
Trước phát hiện về vòng tròn mới này, sao Thổ được biết có 7 vòng tròn chính, được đặt tên từ A đến E và có rất nhiều vòng tròn mờ không được đặt tên khác.
“Đây là vòng tròn có kích thước siêu lớn”, Anne Verbiscer, một đồng tác giả của bài viết về vòng tròn công bố trên tạp chí Nature cho hay. Bà là nhà thiên văn học thuộc Đại học Virginia tại Charlottesville. Các đồng tác giả khác gồm Douglas Hamilton, Đại học Maryland, College Park, và Michael Skrutskie, cũng thuộc Đại học Virginia.
Mặt trăng Phoebe của sao Thổ quay quanh vòng tròn mới này và được cho là một nguồn vật chất. Vòng tròn cũng có thể là câu trả lời cho sự bí ẩn của mặt trăng khác, mặt trăng Iapetus, với một nửa rất sáng và một nửa lại rất tối.
Vòng tròn quay theo cùng một hướng với mặt trăng Phoebe, trong khi mặt trăng Iapetus, các vòng tròn khác và hầu hết những mặt trăng khác của sao Thổ quay theo hướng ngược lại. Các nhà khoa học tin rằng vật chất từ vòng tròn bên ngoài này chuyển động vào bên trong và đâm vào Iapetus.