PHÁT HIỆN VĂN TỰ CỔ 4000 NĂM TRƯỚC
Vào ngày hôm qua, Bảo tàng Thủ đô của Trung Quốc đã cho trưng bày hơn 400 văn vật có giá trị lần đầu tiên được công bố. Đồng thời với việc trưng bày những hiện vật này, các nhà khảo cổ Trung Quốc cũng đã tuyên bố phát hiện ra loại văn tự cổ xuất hiện trước cả Giáp cốt văn đến 800 năm.
Giáp cốt văn được coi là hình thái cổ xưa nhất của chữ Hán ra đời vào cuối thời kỳ nhà Thương (thế kỷ 16 - thế kỷ 11 TCN), cách ngày nay khoảng 3000 năm. Trước Giáp cốt văn, người ta chỉ tìm thấy những ký hiệu tượng hình tiền ký tự. Vì vậy loại chữ viết mới được phát hiện được cho là hình thái chuyển đổi từ hệ thống ký hiệu tượng hình sang chữ Giáp cốt văn ra đời vào thời kỳ cuối nhà Thương.
Hệ thống chữ viết này được các nhà khảo cổ phát hiện trên một chiếc bình gốm dẹt khai quật được tại di chỉ Chùa Gốm (Đào Tự), thuộc huyện Tương Phần, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc vào năm 1984.
Cao Vỹ, người đã phát hiện ra hiện vật này kể lại, khi tìm thấy một chiếc bình dẹt bằng gốm đã bị vỡ nhiều chỗ tại hố khai quật, ông phát hiện ra trên bề mặt chiếc bình có dấu vết màu hồng. Rửa những lớp đất bám, người ta thấy đó là một chữ viết giống như chữ “Văn” trong Giáp cốt văn. Ở mặt bên kia có dấu vết một chữ màu hồng khác nhưng không ai đoán được đó là chữ gì.
Sau khi nghiên cứu, các chuyên gia đều nhận định, tuy chỉ phát hiện có một vài chữ nhưng có khẳng định đây là hệ thống chữ viết khá hoàn thiện có mặt trước Giáp cốt văn, cách ngày nay khoảng 4000 năm.
Những chữ viết cổ xuất hiện trên bình gốm. Ảnh: Bjd.com.cn.
Theo giải thích của các nhà khảo cổ, di chỉ Chùa Gốm vốn được khai quật để nghiên cứu văn hóa thời kỳ nhà Hạ (thế kỷ 20 - thế kỷ 16 TCN). Tuy nhiên, trong quá trình khai quật, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, thời kỳ đầu và giữa của Chùa Gốm hoàn toàn không giống với những đặc trưng đã được biết đến của văn hóa thời nhà Hạ. Chỉ có thời kỳ cuối mới có phần tương đồng với văn hóa thời Hạ.
Bình gốm mang các chữ viết của loại văn tự cổ chính là hiện vật tìm thấy ở thời kỳ cuối của Chùa Gốm. Từ đó có thể suy luận, hệ thống chữ viết này ra đời trước Giáp cốt văn ít nhất từ 700 – 800 năm.
Sau đó, tại nhiều di chỉ khác, các nhà khoa học cũng đã tìm thấy những chữ viết như vậy xuất hiện trên các hiện vật cùng một thời kỳ với hiện vật được tìm thấy ở di chỉ Chùa Gốm. Điều này đã chứng minh, đã có một hệ thống chữ viết tương đối hoàn thiện trước Giáp cốt văn.
Mảnh gốm có dấu vết của loại văn tự cổ lần đầu tiên được trưng bày tại bảo tàng. Ảnh: THX.
Giáp cốt văn được coi là hình thái cổ xưa nhất của chữ Hán ra đời vào cuối thời kỳ nhà Thương (thế kỷ 16 - thế kỷ 11 TCN), cách ngày nay khoảng 3000 năm. Trước Giáp cốt văn, người ta chỉ tìm thấy những ký hiệu tượng hình tiền ký tự. Vì vậy loại chữ viết mới được phát hiện được cho là hình thái chuyển đổi từ hệ thống ký hiệu tượng hình sang chữ Giáp cốt văn ra đời vào thời kỳ cuối nhà Thương.
Hệ thống chữ viết này được các nhà khảo cổ phát hiện trên một chiếc bình gốm dẹt khai quật được tại di chỉ Chùa Gốm (Đào Tự), thuộc huyện Tương Phần, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc vào năm 1984.
Cao Vỹ, người đã phát hiện ra hiện vật này kể lại, khi tìm thấy một chiếc bình dẹt bằng gốm đã bị vỡ nhiều chỗ tại hố khai quật, ông phát hiện ra trên bề mặt chiếc bình có dấu vết màu hồng. Rửa những lớp đất bám, người ta thấy đó là một chữ viết giống như chữ “Văn” trong Giáp cốt văn. Ở mặt bên kia có dấu vết một chữ màu hồng khác nhưng không ai đoán được đó là chữ gì.
Sau khi nghiên cứu, các chuyên gia đều nhận định, tuy chỉ phát hiện có một vài chữ nhưng có khẳng định đây là hệ thống chữ viết khá hoàn thiện có mặt trước Giáp cốt văn, cách ngày nay khoảng 4000 năm.
Những chữ viết cổ xuất hiện trên bình gốm. Ảnh: Bjd.com.cn.
Theo giải thích của các nhà khảo cổ, di chỉ Chùa Gốm vốn được khai quật để nghiên cứu văn hóa thời kỳ nhà Hạ (thế kỷ 20 - thế kỷ 16 TCN). Tuy nhiên, trong quá trình khai quật, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, thời kỳ đầu và giữa của Chùa Gốm hoàn toàn không giống với những đặc trưng đã được biết đến của văn hóa thời nhà Hạ. Chỉ có thời kỳ cuối mới có phần tương đồng với văn hóa thời Hạ.
Bình gốm mang các chữ viết của loại văn tự cổ chính là hiện vật tìm thấy ở thời kỳ cuối của Chùa Gốm. Từ đó có thể suy luận, hệ thống chữ viết này ra đời trước Giáp cốt văn ít nhất từ 700 – 800 năm.
Sau đó, tại nhiều di chỉ khác, các nhà khoa học cũng đã tìm thấy những chữ viết như vậy xuất hiện trên các hiện vật cùng một thời kỳ với hiện vật được tìm thấy ở di chỉ Chùa Gốm. Điều này đã chứng minh, đã có một hệ thống chữ viết tương đối hoàn thiện trước Giáp cốt văn.
- L.V. (Theo THX)