Phát hiện "Siêu Trái Đất" mới cách chúng ta 22 năm ánh sáng

black_justtry

New member
Xu
0
Một nhóm các nhà khoa học quốc tế dẫn đầu bởi giáo sư Gullem Angladar-Escude và Paul Butter đến từ viện khoa học Carnegie, Hoa Kỳ đã vừa khám phá ra một "Siêu Trái Đất" với tiềm năng ẩn chứa sự sống và "chỉ" cách chúng ta 22 năm ánh sáng. Siêu Trái Đất mới có khối lượng lớn hơn Trái Đất 4,5 lần và xoay quanh ngôi sao mẹ của nó trong một chu kỳ 28 ngày - ngôi sao này nhỏ hơn rất nhiều so với Mặt Trời của chúng ta. Phát hiện đáng chú ý của nhóm khoa học đã cho thấy những hành tinh có sự sống có thể tồn tại trong các môi trường rộng lớn hơn so với suy nghĩ trước đây.

gj667cc-1.jpg


Một nhóm các nhà khoa học quốc tế dẫn đầu bởi giáo sư Gullem Angladar-Escude và Paul Butter đến từ viện khoa học Carnegie, Hoa Kỳ đã vừa khám phá ra một "Siêu Trái Đất" với tiềm năng ẩn chứa sự sống và "chỉ" cách chúng ta 22 năm ánh sáng. Siêu Trái Đất mới có khối lượng lớn hơn Trái Đất 4,5 lần và xoay quanh ngôi sao mẹ của nó trong một chu kỳ 28 ngày - ngôi sao này nhỏ hơn rất nhiều so với Mặt Trời của chúng ta. Phát hiện đáng chú ý của nhóm khoa học đã cho thấy những hành tinh có sự sống có thể tồn tại trong các môi trường rộng lớn hơn so với suy nghĩ trước đây.

traidat238876380.jpg;pv2b9c08ed2c64e25b

Trong số 750 hành tinh ngoài hệ Mặt Trời được phát hiện từ trước đến nay, chỉ có một số ít hành tinh được xem là "Siêu Trái Đất". Hành tinh nói trên có tên GJ667Cc là một hành tinh đá giống Trái Đất và giàu nguyên tố hóa học nặng như sắt, cacbon và silicon. Nằm tại một vị trí cách Trái Đất 22 năm ánh sáng, tương đương 129 ngàn tỷ dặm (209 ngàn tỷ km), hành tinh này được xem như cánh cửa tiếp theo của Trái Đất. Thêm vào đó, các nhà khoa học dự đoán lượng năng lượng mà GJ667Cc hấp thụ từ ngôi sao mẹ của nó tương đương với lượng năng lượng mà Trái Đất hấp thụ từ Mặt trời. Do đó, nhiệt độ bề mặt của hành tinh được cho là giống với nhiệt độ Trái Đất và có thể có sự tồn tại của nước.

Giáo sư Anglada-Escude cho biết: "Hành tình này là ứng cử viên mới nhất trong số các hành tinh được cho là có sự tồn tại của nước lỏng và sự sống theo như chúng tôi biết."

Nhóm nghiên cứu đã thực hiện phát kiến trên nhờ các dữ liệu do đài thiên văn European Southern cung cấp, cộng với các thông số đo đạt mới từ máy đo quang phổ phân giải cao của đài thiên văn Keck và máy đo quang phổ Planet Finder của viện Carnegie hiện đang đặt tại đài thiên văn Magellan II.

Nhóm nghiên cứu cũng hy vọng rằng trong hệ ba sao nơi GJ667Cc cư trú, có thể có sự hiện diện của một hành tinh khí khổng lồ và có thêm một Siêu Trái Đất khác với chu kỳ quỹ đạo 75 ngày. Tuy nhiên, họ cần phải thực hiện thêm nhiều phép đo để xác nhận 2 khả năng trên.

"Với sự ra đời của thế hệ trang thiết bị mới, các nhà nghiên cứu sẽ có thể khảo sát nhiều ngôi sao lùn lớp M để tìm kiếm các hành tinh tương tự và cuối cùng tìm các dấu hiệu quang phổ về sự sống trên 1 trong số các hành tinh này," giáo sư Anglada-Escude giải thích.

Theo: Gizmag
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top