Các nhà khoa học tại Tây Ban Nha đã khám phá ra xương quai hàm và xương mặt hóa thạch của một giống vượn người sống ở kỉ Miocene trung, khoảng 12 triệu năm trước. Được đặt cho biệt danh “Lluc”, thành viên nam của giống người này có đặc điểm khuôn mặt nổi bật của người hiện đại, đó là khuôn mặt thẳng chứ không nhô ra phía trước. Phát hiện này đã giúp hiểu rõ quá trình tiến hóa của các động vật họ người, bao gồm đười ươi (khỉ orangutan), tinh tinh, tinh tinh lùn (khỉ bonobo), gorilla và người.
Trong một nghiên cứu xuất hiện trên tờ Proceedings of the National Academy of Sciences, Salvador Moyà-Solà, giám đốc viện Institut Català de Paleontologia (ICP) thuộc đại học Universitat Autònoma de Barcelona cùng các đồng nghiệp đã đưa ra bằng chứng về một giống loài mới mang tên Anoiapithecus brevirostris. Tên khoa học của loài này được lấy từ tên vùng phát hiện các hóa thạch (l’Anoia) cũng như từ hình thái khuôn mặt ngắn – giống với đặc điểm người hiện đại.
Nhóm nghiên cứu của viện ICP còn bao gồm các thành viên: cộng tác viên David M. Alba, nghiên cứu sinh tiến sĩ Sergio Almécija, tiến sĩ Isaac Casanovas, nhà nghiên cứu Meike Köhler, tiến sĩ Soledad De Esteban, cộng tác viên Josep M. Robles, phụ trách viên Jordi Galindo, và nghiên cứu sinh tiến sĩ Josep Fortuny.
Các phát hiện của họ dựa trên phần sọ bao quanh phần lớn khuôn mặt và hàm dưới tương ứng. Sọ này được khai quật năm 2004 ở khu vực có nhiều hóa thạch thuộc Abocador de Can Mata (Hostalets de Pierola, l’Anoia, Barcelona), nơi cũng đã phát hiện hóa thạch của các loài động vật họ người khác. Chuẩn bị hóa thạch sẵn sàng cho nghiên cứu là cả một quá trình phức tạp, do những hóa thạch tìm được rất dễ vỡ. Nhưng sau nghiên cứu, kết quả thu được thật đáng ngạc nhiên: Mẫu hóa thạch này (IPS43000) kết hợp một loạt các đặc điểm chưa từng thấy ở các hóa thạch trong lịch sử nghiên cứu trước đây.
Anoiapithecus có hình thái khuôn mặt rất hiện đại, với hàm ít nhô ra phía trước đến nỗi trong họ Hominidae (Họ Người) chỉ có duy nhất Người có đặc điểm tương tự, trong khi tất cả các khỉ không đuôi còn lại hàm đều nhô ra hơn nhiều. Tuy nhiên, các nhà khoa học lưu ý, sự tương đồng kì lạ này không phải là bằng chứng cho thấy Anoiapithecus có quan hệ với Người. Điểm giống nhau có thể là một trường hợp hội tụ tiến hóa, khi hai loài tiến hóa riêng biệt có cùng một đặc điểm tiến hóa như nhau.
Lluc khôi phục. (Ảnh: Universitat Autònoma de Barcelona cung cấp)
Phát hiện Lluc cũng là một đầu mối quan trọng về nguồn gốc địa lý của các động vật họ người. Một số nhà khoa học nghi ngờ rằng kenyapithecines, nhóm các động vật họ người nguyên thủy (xuất hiện ở kỷ Miocene Trung châu Phi và châu Á – Âu) có thể là nhóm tổ tiên của tất cả các động vật họ người. Nghiên cứu hình thái học chi tiết của các mẫu hộp sọ thu được cho thấy, cùng với các đặc điểm giải phẫu hiện đại của động vật họ người (lỗ mũi mở rộng, phần chữ thập gò má cao, vòm miệng sâu), nó có một loạt các đặc điểm nguyên thủy, ví dụ như lớp men răng dày, đầu răng nhọn, hàm dưới thô và mặt trước hàm không thẳng. Những đặc điểm này đặc trưng cho một nhóm động vật họ người nguyên thủy đến từ châu Phi kỷ Miocene trung, hay còn được biết đến với tên gọi khác là afropithecid.
Điều thú vị là, trong khi có các đặc điểm của cả họ người và afropithecid nguyên thủy, Lluc còn có những đặc điểm khác nữa, ví dụ như gò má nhô về phía trước, đường gờ hàm dưới rất khỏe, và đặc biệt là lõm gian thùy hàm trên hạ thấp. Đây là những đặc điểm giống với kenyapithecine từng di chuyển ra khỏi châu Phi và định cư tại vùng Địa Trung Hải 15 triệu năm trước.
Nói cách khác, các nhà nghiên cứu suy đoán rằng, các động vật họ người có lẽ đã tới lục địa Á – Âu từ tổ tiên kenyapithecine sống ở châu Phi. Sau đó, các tổ tiên của các loài khỉ to lớn không đuôi và loài người người nay lại trở lại châu Phi – đây chính là thuyết “tiến tới châu Phi” (“into Africa”) vốn vẫn gây nhiều tranh cãi.
Nghiên cứu tại els Hostalets de Pierola hiện vẫn đang được tiếp tục tiến hành, và các nhà nghiên cứu mong sẽ phát hiện thêm nhiều hóa thạch hơn nữa để có thêm những thông tin quan trọng kiểm chứng cho giả thuyết của họ.
Tài liệu tham khảo:
Salvador Moyà-Solà, David M. Alba, Sergio Almécija, Isaac Casanovas-Vilar, Meike Köhler, Soledad De Esteban-Trivigno, Josep M. Robles, Jordi Galindo, and Josep Fortuny. A unique Middle Miocene European hominoid and the origins of the great ape and human clade. Proceedings of the National Academy of Sciences, 2009; DOI: 10.1073/pnas.0811730106
G2V Star (Theo ScienceDaily)
Trong một nghiên cứu xuất hiện trên tờ Proceedings of the National Academy of Sciences, Salvador Moyà-Solà, giám đốc viện Institut Català de Paleontologia (ICP) thuộc đại học Universitat Autònoma de Barcelona cùng các đồng nghiệp đã đưa ra bằng chứng về một giống loài mới mang tên Anoiapithecus brevirostris. Tên khoa học của loài này được lấy từ tên vùng phát hiện các hóa thạch (l’Anoia) cũng như từ hình thái khuôn mặt ngắn – giống với đặc điểm người hiện đại.
Nhóm nghiên cứu của viện ICP còn bao gồm các thành viên: cộng tác viên David M. Alba, nghiên cứu sinh tiến sĩ Sergio Almécija, tiến sĩ Isaac Casanovas, nhà nghiên cứu Meike Köhler, tiến sĩ Soledad De Esteban, cộng tác viên Josep M. Robles, phụ trách viên Jordi Galindo, và nghiên cứu sinh tiến sĩ Josep Fortuny.
Các phát hiện của họ dựa trên phần sọ bao quanh phần lớn khuôn mặt và hàm dưới tương ứng. Sọ này được khai quật năm 2004 ở khu vực có nhiều hóa thạch thuộc Abocador de Can Mata (Hostalets de Pierola, l’Anoia, Barcelona), nơi cũng đã phát hiện hóa thạch của các loài động vật họ người khác. Chuẩn bị hóa thạch sẵn sàng cho nghiên cứu là cả một quá trình phức tạp, do những hóa thạch tìm được rất dễ vỡ. Nhưng sau nghiên cứu, kết quả thu được thật đáng ngạc nhiên: Mẫu hóa thạch này (IPS43000) kết hợp một loạt các đặc điểm chưa từng thấy ở các hóa thạch trong lịch sử nghiên cứu trước đây.
Anoiapithecus có hình thái khuôn mặt rất hiện đại, với hàm ít nhô ra phía trước đến nỗi trong họ Hominidae (Họ Người) chỉ có duy nhất Người có đặc điểm tương tự, trong khi tất cả các khỉ không đuôi còn lại hàm đều nhô ra hơn nhiều. Tuy nhiên, các nhà khoa học lưu ý, sự tương đồng kì lạ này không phải là bằng chứng cho thấy Anoiapithecus có quan hệ với Người. Điểm giống nhau có thể là một trường hợp hội tụ tiến hóa, khi hai loài tiến hóa riêng biệt có cùng một đặc điểm tiến hóa như nhau.
Lluc khôi phục. (Ảnh: Universitat Autònoma de Barcelona cung cấp)
Phát hiện Lluc cũng là một đầu mối quan trọng về nguồn gốc địa lý của các động vật họ người. Một số nhà khoa học nghi ngờ rằng kenyapithecines, nhóm các động vật họ người nguyên thủy (xuất hiện ở kỷ Miocene Trung châu Phi và châu Á – Âu) có thể là nhóm tổ tiên của tất cả các động vật họ người. Nghiên cứu hình thái học chi tiết của các mẫu hộp sọ thu được cho thấy, cùng với các đặc điểm giải phẫu hiện đại của động vật họ người (lỗ mũi mở rộng, phần chữ thập gò má cao, vòm miệng sâu), nó có một loạt các đặc điểm nguyên thủy, ví dụ như lớp men răng dày, đầu răng nhọn, hàm dưới thô và mặt trước hàm không thẳng. Những đặc điểm này đặc trưng cho một nhóm động vật họ người nguyên thủy đến từ châu Phi kỷ Miocene trung, hay còn được biết đến với tên gọi khác là afropithecid.
Điều thú vị là, trong khi có các đặc điểm của cả họ người và afropithecid nguyên thủy, Lluc còn có những đặc điểm khác nữa, ví dụ như gò má nhô về phía trước, đường gờ hàm dưới rất khỏe, và đặc biệt là lõm gian thùy hàm trên hạ thấp. Đây là những đặc điểm giống với kenyapithecine từng di chuyển ra khỏi châu Phi và định cư tại vùng Địa Trung Hải 15 triệu năm trước.
Nói cách khác, các nhà nghiên cứu suy đoán rằng, các động vật họ người có lẽ đã tới lục địa Á – Âu từ tổ tiên kenyapithecine sống ở châu Phi. Sau đó, các tổ tiên của các loài khỉ to lớn không đuôi và loài người người nay lại trở lại châu Phi – đây chính là thuyết “tiến tới châu Phi” (“into Africa”) vốn vẫn gây nhiều tranh cãi.
Nghiên cứu tại els Hostalets de Pierola hiện vẫn đang được tiếp tục tiến hành, và các nhà nghiên cứu mong sẽ phát hiện thêm nhiều hóa thạch hơn nữa để có thêm những thông tin quan trọng kiểm chứng cho giả thuyết của họ.
Tài liệu tham khảo:
Salvador Moyà-Solà, David M. Alba, Sergio Almécija, Isaac Casanovas-Vilar, Meike Köhler, Soledad De Esteban-Trivigno, Josep M. Robles, Jordi Galindo, and Josep Fortuny. A unique Middle Miocene European hominoid and the origins of the great ape and human clade. Proceedings of the National Academy of Sciences, 2009; DOI: 10.1073/pnas.0811730106
G2V Star (Theo ScienceDaily)