quangtrung
New member
- Xu
- 0
Cơ quan NASA cho biết các nhà thiên văn Mỹ vừa phát hiện một lỗ đen khổng lồ với khối lượng bằng ít nhất 24 lần Mặt Trời trong chòm sao Cassiopeia. Phát hiện này đã phá vỡ kỷ lục mà các nhà khoa học công bố vừa qua liên quan đến một lỗ đen có khối lượng gấp 16 lần Mặt Trời trong thiên hà M33.
Các lỗ đen hút tất cả vật chất và có khối lượng lớn đến nổi ánh sáng không thể thoát ra khỏi chúng. Các nhà vật lý thiên văn phát hiện lỗ đen nhờ đo lực hút của chúng đối với các vật chất khác ở gần và các bức xạ do chúng phát ra.
Lỗ đen mới phát hiện ở gần thiên hà lùn IC 10 cách Trái Đất 18 triệu năm ánh sáng. Nó thuộc nhóm lỗ đen được hình thành sau cái chết của những ngôi sao khổng lồ với khối lượng thường gấp 10 lần Mặt Trời.
"Chúng tôi không ngờ đã phát hiện một lỗ đen to như thế", nhà thiên văn vật lý Andrea Prestwich thuộc Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian tại Cambridge (Massachussetts, Mỹ) nói. Bà Prestwich dẫn đầu nghiên cứu này nhờ kính viễn vọng không gian Chandra X-Ray của NASA.
Các nhà nghiên cứu đã đo được khối lượng của lỗ đen khổng lồ này nhờ một ngôi sao rất nóng ở bên cạnh nó. Ngôi sao này thải ra những chất khí quay xoắn ốc đến lỗ đen và phát những tia X cực mạnh trước khi bị nuốt chửng...
(Theo Đài TH Tp. Hồ Chí Minh)
Các lỗ đen hút tất cả vật chất và có khối lượng lớn đến nổi ánh sáng không thể thoát ra khỏi chúng. Các nhà vật lý thiên văn phát hiện lỗ đen nhờ đo lực hút của chúng đối với các vật chất khác ở gần và các bức xạ do chúng phát ra.
Lỗ đen mới phát hiện ở gần thiên hà lùn IC 10 cách Trái Đất 18 triệu năm ánh sáng. Nó thuộc nhóm lỗ đen được hình thành sau cái chết của những ngôi sao khổng lồ với khối lượng thường gấp 10 lần Mặt Trời.
"Chúng tôi không ngờ đã phát hiện một lỗ đen to như thế", nhà thiên văn vật lý Andrea Prestwich thuộc Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian tại Cambridge (Massachussetts, Mỹ) nói. Bà Prestwich dẫn đầu nghiên cứu này nhờ kính viễn vọng không gian Chandra X-Ray của NASA.
Các nhà nghiên cứu đã đo được khối lượng của lỗ đen khổng lồ này nhờ một ngôi sao rất nóng ở bên cạnh nó. Ngôi sao này thải ra những chất khí quay xoắn ốc đến lỗ đen và phát những tia X cực mạnh trước khi bị nuốt chửng...
(Theo Đài TH Tp. Hồ Chí Minh)