quangtrung
New member
- Xu
- 0
Lần đầu tiên các nhà thiên văn học đã phát hiện một hành tinh ngoài hệ Mặt Trời của chúng ta có khả năng có sự sống tồn tại, với nhiệt độ giống như nhiệt độ ở trên Trái Đất. Theo các nhà nghiên cứu, đây là một bước ngoặt lớn trong việc tìm kiếm “cuộc sống trong vũ trụ”.
Hành tinh mới được phát hiện có kích thước trung bình, có thể có nước ở dạng lỏng và theo thuật ngữ thiên văn học thì hành tinh này ở khá gần Trái Đất, cách chúng ta khoảng gần 200 tỷ tỷ km. Tuy nhiên, nó quay quanh một ngôi sao được đặt tên là “chú lùn đỏ” nhỏ hơn, tối hơn và có nhiệt độ thấp hơn rất nhiều so với Mặt Trời của chúng ta.
Vẫn còn rất nhiều điều chưa biết về hành tinh mới. Liệu sự sống có tồn tại trên hành tinh đó được không vẫn còn là một câu hỏi phải mất khá nhiều thời gian mới có lời giải đáp. Giống như Sao Hoả, ngôi sao có nhiều đặc điểm để sự sống có thể tồn tại được: kích thước khá giống với trái đất, nhiệt độ ở mức có thể cho phép nước tồn tại ở dạng lỏng. Nhưng để sự sống có thể tồn tại trên Sao Hoả vẫn còn trong thời tương lai xa.
Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên chúng ta phát hiện được một hành tinh tương tự như vậy ở ngoài hệ Mặt Trời.
“Đây là một bước quan trọng đặt nền móng cho việc tìm kiếm sự sống ở trong vũ trụ”, nhà thiên văn học Michel Mayor ở Đại học Geneva cho biết. Ông là thành viên của nhóm 11 nhà khoa học châu Âu phát hiện ra hành tinh mới trên. “Đây là một phát hiện tuyệt vời. Tuy nhiên chúng tôi vẫn còn rất nhiều câu hỏi về nó.”
Kết quả phát hiện đã được gửi lên tạp chí Thiên văn học và Thiên văn học.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra hành tinh mới nhờ vào kính viễn vọng của Đài quan sát nam châu Âu, ở La Silla, Chile.
Hành tinh mới được đặt tên là 581, quay quanh ngôi sao “chú lùn đỏ” Gliese 581. Những ngôi sao có biệt danh là “chú lùn đỏ” là những ngôi nhỏ, nhiệt năng thấp, nên phát ra ánh sáng đỏ yếu hơn Mặt Trời. Tuy nhiên, chúng tồn tại lâu hơn các ngôi sao khác, giống như Mặt Trời của chúng ta.
Việc phát hiện hành tinh 581 chắc chắn sẽ là đòn bẩy thúc đẩy nghiên cứu về các hành tinh quay quanh các ngôi sao “chú lùn đỏ” như vậy. Bởi khoảng 80% các ngôi sao gần Trái Đất là những “chú lùn đỏ”.
Hành tinh mới nặng hơn Trái Đất của chúng ta khoảng năm lần. Hiện vẫn chưa rõ, nó có bề mặt lởm chởm đất đá như trái đất của chúng ta hay là một quả cầu phủ băng và nước. Nếu nó lởm chởm đất đá như Trái Đất, thì sẽ có đường kính gấp 1,5 lần đường kính Trái Đất. Nếu nó là một quả cầu băng tuyết, thì nó sẽ lớn hơn thế nhiều lần. Tuy nhiên, giả thuyết thứ nhất được nhiều nhà khoa học nghĩ đến hơn.
Căn cứ vào lý thuyết, thì 581 có tầng khí quyển. Tuy nhiên tầng khí quyển đó như thế nào vẫn còn là một bí ẩn. Nếu nó quá mỏng sẽ làm cho lớp khí quyển bề mặt của nó trở nên rất nóng, không thể tồn tại được sự sống.
Tuy nhiên, đội nghiên cứu tin rằng nhiệt độ của nó nằm ở khoảng từ 32 đến 104 độ. Như vậy là đủ để họ ăn mừng.
Cho đến nay các nhà thiên văn học đã tìm được 220 hành tinh nằm ngoài hệ Mặt Trời. Tuy nhiên, chúng đều có chung một vấn đề, đó là hoặc quá nóng, hoặc quá lạnh hoặc quá lớn, là thể khí, sự sống không thể tồn tại được, giống như sao Mộc.
(Theo AP)
Hành tinh mới được phát hiện có kích thước trung bình, có thể có nước ở dạng lỏng và theo thuật ngữ thiên văn học thì hành tinh này ở khá gần Trái Đất, cách chúng ta khoảng gần 200 tỷ tỷ km. Tuy nhiên, nó quay quanh một ngôi sao được đặt tên là “chú lùn đỏ” nhỏ hơn, tối hơn và có nhiệt độ thấp hơn rất nhiều so với Mặt Trời của chúng ta.
Vẫn còn rất nhiều điều chưa biết về hành tinh mới. Liệu sự sống có tồn tại trên hành tinh đó được không vẫn còn là một câu hỏi phải mất khá nhiều thời gian mới có lời giải đáp. Giống như Sao Hoả, ngôi sao có nhiều đặc điểm để sự sống có thể tồn tại được: kích thước khá giống với trái đất, nhiệt độ ở mức có thể cho phép nước tồn tại ở dạng lỏng. Nhưng để sự sống có thể tồn tại trên Sao Hoả vẫn còn trong thời tương lai xa.
Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên chúng ta phát hiện được một hành tinh tương tự như vậy ở ngoài hệ Mặt Trời.
“Đây là một bước quan trọng đặt nền móng cho việc tìm kiếm sự sống ở trong vũ trụ”, nhà thiên văn học Michel Mayor ở Đại học Geneva cho biết. Ông là thành viên của nhóm 11 nhà khoa học châu Âu phát hiện ra hành tinh mới trên. “Đây là một phát hiện tuyệt vời. Tuy nhiên chúng tôi vẫn còn rất nhiều câu hỏi về nó.”
Kết quả phát hiện đã được gửi lên tạp chí Thiên văn học và Thiên văn học.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra hành tinh mới nhờ vào kính viễn vọng của Đài quan sát nam châu Âu, ở La Silla, Chile.
Hành tinh mới được đặt tên là 581, quay quanh ngôi sao “chú lùn đỏ” Gliese 581. Những ngôi sao có biệt danh là “chú lùn đỏ” là những ngôi nhỏ, nhiệt năng thấp, nên phát ra ánh sáng đỏ yếu hơn Mặt Trời. Tuy nhiên, chúng tồn tại lâu hơn các ngôi sao khác, giống như Mặt Trời của chúng ta.
Việc phát hiện hành tinh 581 chắc chắn sẽ là đòn bẩy thúc đẩy nghiên cứu về các hành tinh quay quanh các ngôi sao “chú lùn đỏ” như vậy. Bởi khoảng 80% các ngôi sao gần Trái Đất là những “chú lùn đỏ”.
Hành tinh mới nặng hơn Trái Đất của chúng ta khoảng năm lần. Hiện vẫn chưa rõ, nó có bề mặt lởm chởm đất đá như trái đất của chúng ta hay là một quả cầu phủ băng và nước. Nếu nó lởm chởm đất đá như Trái Đất, thì sẽ có đường kính gấp 1,5 lần đường kính Trái Đất. Nếu nó là một quả cầu băng tuyết, thì nó sẽ lớn hơn thế nhiều lần. Tuy nhiên, giả thuyết thứ nhất được nhiều nhà khoa học nghĩ đến hơn.
Căn cứ vào lý thuyết, thì 581 có tầng khí quyển. Tuy nhiên tầng khí quyển đó như thế nào vẫn còn là một bí ẩn. Nếu nó quá mỏng sẽ làm cho lớp khí quyển bề mặt của nó trở nên rất nóng, không thể tồn tại được sự sống.
Tuy nhiên, đội nghiên cứu tin rằng nhiệt độ của nó nằm ở khoảng từ 32 đến 104 độ. Như vậy là đủ để họ ăn mừng.
Cho đến nay các nhà thiên văn học đã tìm được 220 hành tinh nằm ngoài hệ Mặt Trời. Tuy nhiên, chúng đều có chung một vấn đề, đó là hoặc quá nóng, hoặc quá lạnh hoặc quá lớn, là thể khí, sự sống không thể tồn tại được, giống như sao Mộc.
(Theo AP)