Hỏi Phân tích vị trí, vai trò của phong trào công nhân đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930).

Trang Dimple

New member
Xu
38
Trình bày sự phát triển của phong trào công nhân Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930.

- Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trước Chiến tranh thế giới thứ nhất và phát triển nhanh chóng trong thời kì khai thác thuộc địa lần thứ hai, phần lớn tập trung ở các trung tâm kinh tế. Trước
chiến tranh có 10 vạn năm 1929 lên đến 22 vạn.

+ Ngay từ khi ra đời, công nhân đấu tranh dưới hình thức bỏ việc hoặc bãi công. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các cuộc đấu tranh của công nhân nổ ra nhiều hơn.

* Từ 1919 – 1925: có khoảng 25 cuộc đấu tranh. Đấu tranh của công nhân viên chức cơ sở công thương tư nhân Bắc Kỳ, bãi công của công nhân thợ nhuộm Chợ Lớn…Tiêu biểu là bãi công của công
nhân Ba Son (8/1925) đánh dấu bước phát triển mới của công nhân về ý thức chính trị. Các cuộc đấu tranh trong thời kỳ này đã sử dụng hình thức đấu tranh riêng biệt của công nhân là
bãi công, có yêu cầu riêng về quyền lợi cụ thể của giai cấp mình, bước đầu đã xuất hiện tính tổ chức và ý thức chính trị, song cơ bản vẫn ở trình độ tự phát.

* Từ 1926 – 1930: Trong điều kiện mới, sự ra đời của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, hoạt động sôi nổi của nó, chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá rộng rãi vào Việt Nam. Phong trào công nhân
Việt Nam phát triển hơn về số lượng và chất lượng. Năm 1926 đến 1927 có 10 cuộc bãi công của công nhân; từ năm 1928 đến 1930, có khoảng 40 cuộc bãi công của công nhân.

+ Cùng với sự tăng tiến của các cuộc bãi công, chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá vào Việt Nam qua hoạt động của các tổ chức thanh niên và nhất là khi có phong trào “vô sản hóa”, phong trào
công nhân càng lên cao, ý thức giai cấp biểu hiện rõ rệt. Công nhân Việt Nam đã vươn lên trình độ tự giác, và trưởng thành nhanh chóng khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930.

Vị trí của phong trào công nhân là :

+ Phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ, có ý thức chính trị rõ rệt (cùng với phong trào yêu nước) đòi hỏi phải có sự lãnh đạo của tổ chức đảng cách mạng tiên phong. Các tổ chức Cộng sản lần lượt
ra đời và sau đó thống nhất thành Đảng Cộng Sản Việt Nam (3/2/1930).

+ Phong trào công nhân là điều kiện bên trong, là mảnh đất màu mỡ để đón nhận chủ nghĩa Mác – Lênin từ bên ngoài vào Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm kết hợp giữa chủ
nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam. Phong trào công nhân là nhân tố để hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top