• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Phân tích về tác hại của thiếu trung thực trong thi cử [lớp 11]

Thandieu2

Thần Điêu
Phân tích về tác hại của thiếu trung thực trong thi cử [lớp 11]

Dàn bài tham khảo

1. Mở bài
Nêu ra vấn đề (thực trạng hiện nay là chất lượng dạy và đặc biệt nhấn mạnh là chất lượng học tập của học sinh có chiều hướng giảm sút đi rất nhiều, một trong số những nguyên nhân là thái độ thiếu trung thực trong thi cử, gian lận, quay cóp dẫn đến học giả thi giả...)

2. Thân bài

LĐ1: Giải thích thái độ thiếu trung thực là gì?

- Thiếu trung thực là làm không đúng, không tôn trọng ý kiến của mình , với những gì đã có, đã xảy ra.

-Trong thi cử, thiếu trung thực là gian lận, coi trọng điểm chác mà bỏ qua kiến thức thực ( đoạn này nêu luôn biểu hiện của thái độ thiếu trung thực)

LĐ2: Nguyên nhân của việc thiếu trung thực trong thi cử xuất phát từ chính bản thân mỗi học sinh

- Học trò lười học, học không hết bài mà muốn được điểm cao thì phải gian lận thôi.
-Có những người cũng có kiến thức xong cứ đến giờ kiểm tra là họ không thể tự chủ được bản thân, không tự tin và họ không dám tin rằng mình có thể làm được bài mà không cần đến sách, thế là quay bài.

LĐ3: Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận nguyên nhân cũng một phần xuất phát từ bên ngoài

- Ba mẹ nào cũng muốn con mình học hành giỏi giang nên gây áp lực: nào học thêm, nào con nhất định phải đạt học sinh giỏi... khiến các con cũng phải oằn mình gánh lấy ước muốn lớn lao của cha mẹ cho dù không phải ai cũng "thông minh vốn sắn tính trời."

- Một số người ưa thành tích ép chỉ tiêu, ép số lượng khiến học giả, thi giả nên đánh phải thiếu trung thực mà vớt được số lượng như mong muốn.

LĐ4: Tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử

- Không có kiến thức khi bước vào đời

-Gian lận được mộ lần mà có thể trót lọt thì lần sau họ sẽ tiếp tục gian lận để vươn tới vị trí cao hơn.

- Người có chí dễ bi quan do nhiều người không bằng họ xong lại có vị trí cao hơn nhờ quay cóp, luồn cúi

-Bằng giả, bằng thật ai biết đâu mà lần. Nhưng rồi tấm bằng cũng quyết định một phần quan trọng trong việc tìm công ăn việc làm sau này nên nhiều người cứ vin vào đó để tiếp tục gian lận.

-Xã hội sẽ mất niềm tin vào ngành giáo dục của đất nước, chất lượng giảm sút không thể nâng cao vị thế nền giáo dục trên trường quốc tế.

LĐ5: Biện pháp khắc phục

- Học bài, cố gắng học thật tốt vào và hãy tự tin vào bản thân, tin rằng thế hệ trẻ chúng ta cóp thể làm được ngay cả những điều mà chúng ta nghĩ mình không làm được, hãy dũng cảm thoát li khỏi cuốn sách, quyển vở trong giờ kiểm tra, không vụ lợi, không vì điểm số, không thành tích giả.

- Kiên quyết chống bệnh thành tích, đề cao nhân tài có thực tài thực chất

- Khen thưởng, động viên kịp thời những đối tượng đầu tàu, gương mẫu trong vấn đề gạt bỏ mặt tiêu cực trong ngành giáo dục hiện nay.

3. Kết bài:
Bày tỏ niềm tin rằng trong tương lai, thái độ thiếu trung thực này sẽ được khắc phục

(Nguồn: Sưu tầm)
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Trường học là nơi đào tạo ra những con người có ích cho xã hội. Nhưng hiện nay trường học lại trở thành mối quan tâm của xã hội bởi bệnh thành tích và những tiêu cực trong thi cử. Vì vậy, hiện nay đã có cuộc vận động “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.


Trước nhất hãy tìm hiểu về tiêu cực trong thi cử. Ta có thể hiểu tiêu cực trong thi cử bao gồm những hành động gian lận, lo lót hay sửa điểm trong các cuộc thi dù lớn hay nhỏ. Có thể hiểu một cách rõ hơn đó là những hành động như quay cóp, mở tài liệu khi làm bài thi, hay đút lót cho những người tổ chức để sửa điểm. Khi nói về bệnh thành tích, điều đó lại càng đáng buồn hơn khi những người tham gia lại là những người hoạt động trong giáo dục. Họ sửa điểm, nâng điểm không lí do, cho điểm ảo rồi tự ý đưa ra những thành tích mà họ không hề đạt được. Cả tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích đều là sự thiếu trung thực trong giáo dục. Vì vậy, cuộc vận động “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” có ý nghĩa to lớn trong việc đẩy lùi hai căn bệnh này, đem lại sự trung thực cho ngành giáo dục nước ta.
Cuộc vận động được phát động, đó là mong muốn của xã hội và đất nước, để giáo dục thực sự hoàn thành nhiệm vụ của nó, đó là đào tạo nên những con người trung thực về mặt nhân cách. Khi đó, chúng ta sẽ có được những người có tài thực sự, và xã hội phát triển, đất nước hoàn thiện, dân giàu nước mạnh, với những con người có tài năng cầm quyền, tham nhũng bị loại bỏ. Đó cũng chính là những lợi ích to lớn mà cuộc vận động mang lại, nếu mọi người đều thực hiện đúng.
Thực tế, vẫn có rất nhiều những tiêu cực luôn xảy ra ở mọi lúc mọi nơi, như một căn bệnh dịch lan truyền. Những năm gần đây, lại xảy ra hiện tượng nhờ người thi hộ trong các kì thi Đại học. Chuẩn bị kĩ lưỡng, thủ đoạn tinh vi, nghiêm trọng hơn, nó được thực hiện bởi tổ chức có quy mô. Ở một số trường học thì giáo viên sẵn sàng nâng điểm cho học sinh để tự tạo nên danh hiệu cho lớp, cho trường. Nhưng thực tế, lại có trường hợp học sinh không đủ diểm để lên lớp, hay có những em còn không biết đọc lại có thể tốt nghiệp tiểu học!
Vì vậy, không quá muộn để mọi người cùng đứng lên chống lại những tiêu cực ấy. Vậy mà vẫn còn những người không hưởng ứng hay không tích cực tham gia cuộc vận động vì họ cho rằng nó không quá nghiêm trọng hay chính họ cũng là người trực tiếp tiếp tay cho những tiêu cực ấy. Vì họ không biết rằng nó có thể kéo cả một xã hội đi xuống, một đất nước mà ở đâu cũng có những kẻ thiếu nhân cách. Mỗi người hãy tự biết nhắc nhở bản thân, đồng thời tuyên truyền cuộc vận động với mọi người và sẵn sàng đứng lên phê phán những kẻ tham gia tạo nên tiêu cực.


Hãy cùng nhau thực hiện cuộc vận động “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” để trường học thực sự là nơi đáng tin cậy, đào tạo nên những con người có tài thực sự cho đất nước, để ngành giáo dục luôn có sự trung thực, hoàn thành nhiệm vụ và để xã hội, đất nước phát triển toàn diện do chính những con người tài năng lãnh đạo.


Nguyển Thị Phương Huyền
 
Trong xã hội ngày nay,đức tính trung thực là rất cần thiết cho mọi người,đức tính trung thực là một trong những đức tính đáng quý mà mọi người cần phải có,nhất là giới học sinh chúng ta,rất cần đức tính này để hoàn thiện chính mình,trở thành người công dân tốt.

Vậy ta nên định nghĩa về đức tính trung thực như thế nào ? Xin trả lời ngay :Đức tính trung thực là hết lòng với mọi người,là thật thà,là ngay thẳng.Người có đức tính trung thực là người luôn nói đúng sự thật,không làm sai lệch sự thật,ngay thẳng,thật thà,là người luôn được mọi người tin tưởng.Trong cuộc sống ngày nay,đức tính trung thực được biểu hiện trong các kì thi của giới học sinh như không có hiện tượng quay cóp,chép bài hoặc xem bài của bạn...Và đức tính này cũng được biểu hiện trong xã hội như có những người ngay thẳng,không nỏi sai sự thật,không tham lam của người khác.Trong kinh doanh,nếu là người ngay thẳng,họ sẽ không sản xuất những loại hàng kém chất lượng,kinh doanh những mặt hàng bất hợp pháp,làm nguy hại đến người tiêu dùng...những người nào mang trong người hoặc đang rèn luyện đức tính trung thực thì những người đó sẽ dần hoàn thiện nhân cách của họ,sẽ được mọi người mến yêu và tôn trọng.Nếu rèn luyện đức tính trung thực,chúng ta sẽ thành đạt trong cuộc sống,chúng ta sẽ có vốn tri thức để làm giàu một cách chân chính,và nếu chúng ta mắc sai lầm,ta sẽ dễ dàng sửa chữa được nó và hoàn thiện mình thành một công dân tốt,có ích cho xã hội,làm cho xã hội chúng ta trở nên trong sạch,văn minh và tốt đẹp,khiến đất nước ngày càng đi lên và phát triển đến tầm cao.

Đồng thời,bên cạnh những người biết hoàn thiện bản thân để trở thành công dân tốt vẫn có những người có biểu hiện thiếu trung thực và sai trái.
Chúng ta cần phải phê phán và lên án những biểu hiện như vậy.Biểu hiện rõ nhất là trong giới học sinh hiện nay,nạn học giả,bằng thật do quay cóp,chép bài của bạn,gian lận trong thi cử đã trở thành một tệ nạn phổ biến gây ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập,đến ý nghĩa của việc dạy và học,gây xôn xao xã hội.Một biểu hiện thứ hai tương đối rõ ràng là sự thiếu trung thực trong kinh doanh đời sống,đó là việc các báo cáo không trung thực,chất lượng sản phẩm kinh doanh ngày càng kém đi,ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng,đặc biệt có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đe dọa tính mạng con người hiện nay như các sản phẩm,các mặt hàng được người dân tiêu dùng hàng ngày,điển hình là các loại sữa có chứa chất độc hại melamine gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng,hay ngay các loại nước mắm cũng có chứa chất ure độc tố,hoặc cả các loại rau quả,trái cây hiện nay như rau xanh hay quả tươi đều được người trồng trọt tiêm nhiễm các loại hóa chất vì lợi nhuận của bản thân...Những hành vi trên đều đáng phê phán vì thiếu trung thực,không nghĩ đến sức khỏe của người dân mà chỉ nghĩ đến lợi nhuận của bản thân mình.Chỉ vài biểu hiện trên mà đã nói lên được tính thiếu trung thực đã trở thành căn bệnh phổ biến lây lan nhanh trong mọi người dân.Chính căn bệnh này đã khiến xã hội xuống cấp,đạo đức người dân dần bị hạ thấp,phá bỏ những nét đẹp truyền thống của dân tộc.

Vì vậy,để tránh được tệ nạn thiếu trung thực trong xã hội ngày nay,mỗi chúng ta cần tự mình xây dựng nên một ý thức trung thực trong từng việc nhỏ nhặt nhất mà hàng ngày chúng ta đều làm cho đến việc lớn lao sau này.Bên cạnh việc tự hoàn thiện mình,chúng ta cần lên án những hành vi thiếu trung thực và tích cực đẩy lùi những tiêu cực do nạn thiếu trung thực để noi cao những tấm gương về đạo đức cao cả.

Là một con người sống trong xã hội hiện đại,đức tính trung thực là không thể thiếu cho bản thân,cần tích cực rèn luyện đức tính đáng quý này để tự hoàn thiện chính mình,trở thành người công dân tốt,đưa đạo đức xã hội ngày càng đi lên,đất nước ngày một phát triển hơn và hơn nữa.


 
Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng căn dặn rằng:”Đất nước VN có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc VN có thể sánh vai cùng với các cường quốc năm châu đc hay không đó là nhờ một phần rất lớn công học tập của các cháu”.

Học sinh- được xem là những mầm non tương lai, là người kế thừa công cuộc phát triển đất nước đang ra sức học tập, rèn luyện hết sức mình. Để thực hiện đc điều Bác dạy quả thật không phải là dễ, chúng ta cần phải học tập thật tốt . Nhưng trong nền giáo dục của nước ta hiện nay đã bị căn bệnh tiêu cực trong thi cử cũng như bênh thành tích trong học tập. Vì vậy việc cần thiết và cấp bách hiện nay chính là cần phải làm một cuộc vận động: “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” .

Hiện tượng tiêu cực trong thi cử trong nhà trường hiện nay là một hiện tượng xấu cần xoá bỏ, nó làm cho học sinh ỷ lại, không tự phát huy năng lực học tập của mình. Thật vậy, học sinh đến trường học bây giờ chỉ học qua loa đối phó, gian lận trong thi cử thậm chí xin xỏ hoặc sửa điểm để kết quả học tập đc cao, - đó là những biểu hiện cụ thể, triệu chứng của bệnh “chuộng” thành tích. Nhiều lúc ta cảm thấy ngạc nhiên trước lối học của một số hoc sinh, lên lớp thì nghệch ngoạc vài chữ, ngáp lên ngáp xuống, học theo kiểu “ cưỡi ngựa xem hoa”, về nhà thì vở vất đầu giường. Thế nhưng, hok hiểu sao cứ đến kì thi lại có hok ít người rất tự tin cầm bút vào phòng thi, rốt cuộc “ may mắn” làm sao, điểm vẫn trên trung bình, danh sách học sinh tiên tiến, học sinh giỏi ở các trường vẫn “ thừa thắng xông lên”. ”. Tại sao lại có sự mâu thuẫn đến như vậy? Phải chăng vì họ quá thong minh đến nỗi không cần học bài , hiểu bài cũng có thể thi, làm kiểm tra điểm cao hay họ đã gian lận dung một số mánh khóe trong thi cử.Điều này khi bước vào kì thi ĐH kết quả sẽ cho ta đc lời giải thích đáng nhất. Thiếu trung thực trong thi cử là không tốt, là không tự tin cũng như không tin tưởng vào khả năng của mình làm được.nhưng nguyên nhân là do đâu phải chăng do thái độ ỷ lại vào sự giúp đỡ của bạn bè trong các kì thi hay sự dễ dãi trong quá trình gác thi của giám thị phòng thi.Nhưng nguyên nhân cơ bản ở đây chính là sự lười nhác học bài, không muốn học bài nhưng mong cho mình có điểm số cao để ngang bằng với các bạn và chính việc đó là nguyên nhân dẫn đến hành động gian lân, quay cóp.Ngoài ra còn một số học sinh mặc dù kiến thức khá vững vàng nhưng đến giờ kiểm tra thì lo sơ, không làm chủ được bản thân, không tự tin và không dám tin rằng họ có thể làm được bài mà không cần sách,thế là họ đã quay cóp.

Không hẵn lỗi tất cả do học sinh mà cũng có chút ít nào đó thuộc về phụ huynh cũng như giáo viên. Có thể thầy cô không nỡ nhìn học sinh của mình buồn khi nhận những con điểm kém, kết quả tồi nên họ đã làm ngơ trước một vài điều hay là với tâm lí sợ trò học không giỏi một phần là do thầy cô dạy không hay, có trường hợp nhiều học sinh đỗ xô đi học một giáo viên A, B,.. nào đó không chỉ đơn thuần là giáo viên đó dạy giỏi, giảng hay mà còn vì giáo vien đó “ thương” học trò và biểu hiện ra đó là cho học sinh biết trước những đề kiểm tra, khi cho điểm thi lại hết sức nhẹ nhàng với học trò “ tại gia” của mình. Xin nói thẳng chính vì thương kiểu đó mà đã có không ít những kết quả sai lệch, học giả nhưng điểm thật. Và những thầy cô đó có thật sự thương học sinh của mình mà đang huỷ hoại dần vốn kiến thức và ý thức học tập của hcọ sinh, dần dần họ cứ nghĩ rằng cứ có thật nhiều tiền mua quà chăm sóc thầy cô hay có một chỗ ngồi êm ấm trong nơi học thêmt hì sẽ dễ dàng với việc học, thi, kiểm tra. Thật là sai lầm! Ngoài ra một nguyên nhân nữa cũng góp phần vào việc đưa con em mình đến tệ nạn này đó chính là áp lực từ các bậc phụ huynh luôn luôn yêu cầm điễm số,yêu cầu thứ hạng mà con em mình khó có thể đạt tới làm con em chúng ta không thể tự tin học hành không thể tự đi trên chính đôi chân của mình mà phải dựa vào gian lận quay cóp nhằm đạt thành tích cao đúng nguyện vọng phụ huynh.

Ông bà ta đã từng nói: “Không học thì làm sao có tương lai”. Tương lai đó không htể mua bằng tiền, bằng những mẹo vặt khi làm bài hay sự nài nỉ của một ai đó... Tương lai là do chính bản thân mình nắm lấy, mình bắt giữ, phải đổ mồ hôi, nước mắt trong học tập thật sự thì mới có một tương lai tươi sáng. Trong kì thi đại học vừa qua đã có không ít “ sĩ tử” thành “tử sĩ” chỉ vì học không đúng với bản thân, hổng kiến thức trầm trọng, thế nhưng trong các năm học trứoc hay thi tốt nghiệp vẫn luôn là “ giỏi”. Chính lúc bước vào kì thi chung của cả nước, kì thi đại học gắt gao thì khả năng của mỗi học sinh mới được thể hiện thật sự chính xác, ai giỏi có cố gắng thì sẽ đậu, ai mà chỉ biết mánh khoé, học giả dối thì phải nhận kết quả thấp,hi vọng rằng họ sẽ không than vãn là “ học tài thi phận”. Không biết rằng trước kết quả đáng buồn của học sinh mình, thầy cô có hối hận hay không, vì đã quá dễ dãi trong việc dạy dỗ học sinh của mình.. Chắc mọi người vẫn chưa quên vụ” chạy trường, lớp điểm” ở trường Lê Quý Đôn vừa qua gây xôn xao trong bộ giáo duc và cả xã hội hay là kì thi tốt nghiệp năm ngoái có trường thi tốt nghiệp đạt 0%, tức là không một học sinh nào đậu. Không biết là nên thất vọng bao nhiêu cho đủ đây, trước hậu quả mà bệnh thành tích đã gây ra trong nhà trường.

Tuy nhiên, nói cho công bằng trách nhiệm cũng không nên đỏ hết cho thầy cô, đó còn là sự học buông thả của một số học sinh, không chuyên tâm vào học hành, chỉ biết học đối phó, qua loa và cách dạy có thể chưa hợp lí, làm học sinh thích thú...

Đối với nhửng người đã gian lận thì lần sau rất khó khăn vượt qua cám dỗ đễ tiếp tục gian lận quay cóp. Nếu cứ tiếp tục làm thế thì chắc chắn một điều rằng họ sẽ không có một tí kiến thức gì khi bước ra khỏi cổng trường cũng như bước vào đời. Tuy nhiên cũng có một số ý kiến cho rằng thực lực một số người trong học tập khá cao nhưng sau khi xem xét họ nhận ra rằnn những bạn khác tuy không học được bằng mình nhưng họ lại gian lận vì vậy điểm số lại cao hơn mình,đấy cũng chính là một nguyên nhân gián tiếp dẫn đến hành vi gian lận quay cóp của số ít học sinh học tốt. Gia đình và thầy cô giáo cần kiểm tra về kiến thức và việc học của học sinh chặt chẽ hơn nữa, tạo ra nhiều phương pháp học khiến học sinh thích thú nên hạn chế những lối học “thầy đọc, trò chép” khô khan. Hơn hết quan trọng nhất là ý thức của mỗi học sinh, sự nỗ lực và cố gắng của từng bạn, lúc đầu có thể khó khăn nhưng về sau bạn có thể có được niềm vui đích thực khi đón nhận những điểm số tốt xứng đáng với sức mình bỏ ra.Một ví dụ khác như việc làm bằng giả, hiện nay tình trạng này khá phổ biến ở nước ta.Ngày nay họ có thẻ nhận được bất cứ tấm bằng nào mà họ muốn mà chỉ cần mất một khoản tiền chứ không phải công sức bỏ ra học tập,rèn luyện.Chính nhưng nguyên nhân đấy sẽ làm cho xả hội mất niềm tin vào ngành giáo dục của đất nước, chất lượng giảm sút không thể nâng cao vị thế nền giáo dục trên trường quốc tế.

Hiện nay ngành giáo dục và xã hội ta đang phát động cuộc vận động “Chống tiêu cực trong giáo dục và bệnh thành tích” hay khẩu hiệu “Ba không” trong học đường....Mặt khác cần khen thưởng, động viên kịp thời những đối tượng đầu tàu, gương mẫu trong vấn đề gạt bỏ mặt tiêu cực trong ngành giáo dục hiện nay.Xét cho cùng muốn làm đươc cuộc vân đông này cần có sự quyết tâm nhất trí của hầu hết học sinh, sinh viên cũng như thầy cô giáo đồng thời cần phê phán những người không hưởng ứng, không tích cực tham gia cuộc vận động. Thật đáng buồn khi ngành giáo dục, một ngành đào tạo và góp phần xây dựng nên nhân cách con người, lại nhiễm phải một căn bệnh trầm kha như vậy. Khi người đào tạo bị nhiễm bệnh thành tích thì tất yếu họ sẽ tạo ra những con người, thậm chí là những thế hệ bị nhiễm bệnh thành tích. Như thế quả là tai hại cho xã hội nếu như căn bệnh này tiếp tục hoành hành trong ngành giáo dục như hiện nay. Thiết nghĩ, để khắc phục được căn bệnh này, chúng ta cần có nhiều biện pháp tổng hợp, trong đó có các biện pháp sau: Thứ nhất, sửa đổi lại cách đánh giá các danh hiệu thi đua của cá nhân và tập thể nhà trường một cách sát thực hơn. Thay vì lấy tiêu chí học sinh lên lớp, đậu tốt nghiệp làm cơ sở chính để xét thi đua thì ngành giáo dục dùng các biện pháp như tăng cường dự giờ, thao giảng, kiểm tra sổ sách, lấy ý kiến phản hồi từ học sinh về khả năng và phương pháp dạy - hiểu của giáo viên đối với học sinh, khả năng tổ chức quản lý dạy học của nhà trường… Thứ hai, giáo dục thêm cho các giáo viên ý thức đấu tranh phê bình và tự phê bình đối với các biểu hiện thiếu trung thực về thành tích dạy học cũng như các vấn đề tiêu cực khác trong nhà trường. Thứ hai, giáo dục thêm cho các giáo viên ý thức đấu tranh phê bình và tự phê bình đối với các biểu hiện thiếu trung thực về thành tích dạy học cũng như các vấn đề tiêu cực khác trong nhà trường. Thứ ba, có các biện pháp kỷ luật đích đáng đối với các cá nhân tổ chức có các việc làm nhằm phản ánh sai thành tích dạy học của mình để được khen thưởng Thứ tư, phát huy tinh thần tố cáo tiêu cực của học sinh, giáo viên và phụ huynh trong học tập, thi cử và có các biện pháp xử lý nghiêm khắc các tập thể cá nhân vi phạm.Có như thế thì phần nào đó chúng ta mới có thể khắc phục đươc nạn tiêu cực trong thi cử cũng như bệnh thành tích trong giáo dục.

Mọi người, mọi trường đang tham gia hưởng ứng một cách tích cực, học sinh chúng ta hãy hòa mình vào đó. Hãy từ biệt căn bệnh thành tích trong nhà trường. Sống và học tập hết mình để xứng đáng trở thành những người kế thừa và phát triển đất nước. bác Hồ đã từng nói “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không đó là nhờ phần lớn ở công học tập của các cháu”. Quyết tâm bài trừ bệnh thành tích trong nhà trường, , góp phần đưa chất lượng giáo dục Việt Nam đi lên!
 
Trong thời đại ngày nay, thời đại của nền kinh tế tri thức, giáo dục cần được đặc biệt quan tâm để đào tạo ra tầng lớp tri thức trẻ có đầy đủ kiến thức và năng lực làm chủ khoa học công nghệ hiện đại, nhằm phát triển kinh tế, xây dựng đất nước giàu mạnh. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Ngành giáo dục và đào tạo đã có nhiều đổi mới nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Trong đó phải kể đến cuộc vận động hết sức ý nghĩa và hiệu quả: “Hai không” – “Nói không với gian lận trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.

Tuy nhiên trên thực tế hiện tượng thiếu trung thực trong thi cử vẫn hoành hành trong các nhà trường, vì vậy chất lượng học tập giảm sút đáng kể. Đây là một vấn đề nhức nhối cần lời giải đáp.Từ khi mới vào lớp một chúng ta đã được trang bị bài học đạo đức đầu đời: năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. Trong đó, điều 5 có viết: Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm. Như vậy, trung thực là một trong những đức tính quý giá mà con người được xây đắp ngay từ nhỏ. Cái gốc, cái nền có sẵn như thế, ấy vậy mà không ít học sinh, sinh viên đã vi phạm bài học đạo đức ấy. Họ, vì thật nhiều lý do, đã thiếu trung thực trong thi cử. Vậy nguyên nhân ở đây là gì?

Theo tôi, việc thiếu trung thực trong thi cử là do nhiều nguyên nhân, cả khách quan lẫn chủ quan. Khách quan là do những yếu tố tác động từ bên ngoài, như là sức ép phải đạt thành tích cao từ phía cha mẹ, thày cô; do hiện tượng này xảy ra phổ biến và trở thành thói quen xấu trong cộng đồng học sinh. Song “thái độ thiếu trung thực trong thi cử” thì chỉ do một nguyên nhân chủ quan, đó là từ chính ý thức của người học sinh. Trong thi cử, thiếu trung thực là quay cóp, sử dụng tài liệu, là chép bài, là ăn trộm kiến thức…Nhiều học sinh do lười học hay học bài chưa kĩ, đến lớp gặp bài kiểm tra, vì muốn được điểm cao nên đã thiếu trung thực, quay cóp, xem bài bạn…Đó là những hành vi sai trái cần lên án và phê bình một cách nghiêm khắc. Bởi gian lận trong thi cử để lại thật nhiều tác hại khó lường.

Trước hết, khi bạn quay cóp bạn trở thành một con tù nhân bị lệ thuộc vào những kiến thức ảo. Cái tâm lí dựa dẫm một cách lén lút khiến bạn luôn ở thế bị động trong cuộc chiến và rất khó khăn để thoát ra được. Bạn làm bài phụ thuộc vào sách vở, vào kiến thức của người khác, vì thế kết quả sẽ không thật và không tốt. Hơn thế nữa, gian lận sẽ tạo điều kiện cho bạn mắc vào nhiều thói xấu khác đó là lười nhác, ỷ lại và lừa dối. Nếu gian lận một lần mà trót lọt sẽ khiến bạn có ý định tái phạm thêm một, hai và có thể nhiều lần nữa. Vì bạn thấy: cần gì phải ra sức học làm gì cho mệt người, tốn công. Chỉ cần “khéo léo” một chút thôi thì chẳng học gì vẫn được điểm cao, có khi còn được tuyên dương nữa chứ. Và cứ thế bạn càng lấn sâu hơn vào bùn đen tội lỗi. Bạn chỉ nghĩ đến cái lợi trước mắt (có điểm số cao) mà quên không nghĩ tới tác hại vô cùng to lớn của thái độ thiếu trung thực ấy. Này nhé, bạn gian lận là lừa dối thày cô, bè bạn. Tự bạn đã tha hoá bản thân, biến mình thành con người không trung thực, mất đi đức tính cao quý ngàn đời của cha ông và cả dân tộc Việt Nam. Bạn không cảm thấy day dứt với lòng mình hay sao? Rồi bạn có nghĩ đến việc nếu bị phát hiện bạn sẽ mất hết lòng tin yêu của mọi người, bị đánh giá và nhìn nhận theo một cách khác. Hơn thế bạn sẽ bị khiển trách trước hội đồng kỉ luật, bị nêu gương xấu trước toàn trường. Như vậy có đáng???

Song thiếu trung thực trong thi cử để lại tác hại lớn nhất là không có kiến thức. Khi bạn gian lận, bạn đã tự tạo cho mình một lỗ hổng rất lớn trong kho tri thức. Càng gian lận nhiều thì hố càng sâu và kiến thức càng vơi bớt. Giả dụ khi bạn làm bài sai hay không làm được bài, bạn sẽ được thầy cô chỉ bảo, chữa lỗi để rồi thật nhớ và thêm vốn kiến thức cho mình. Nhưng bạn gian lận thì tất cả chỉ là cơn gió thoáng qua và không ghi lại được chút kiến thức nào. Cứ như thế, thật lo ngại thay khi bước vào đời - Với một kho kiến thức ảo. Càng đáng lo hơn khi những kiến thức ảo ấy tiếp tục hoành hành song song với nhưng tấm bằng vô giá trị mà lại trở thành rất giá trị hiện nay. Tiến sĩ giấy, bằng giả đâu còn là chuyện gì xa lạ trong hiện thực cuộc sống! Bằng giả, bằng thật ai biết đâu mà lần. Nhưng rồi tấm bằng cũng quyết định một phần quan trọng trong việc tìm công ăn việc làm sau này nên nhiều người cứ vin vào đó để tiếp tục gian lận. Hậu quả là giảm sút năng suất, hiệu quả công việc, kinh tế tụt hậu…Bởi không có kiến thức thì làm sao có thể làm việc được…Buồn thay, trước thực trạng ấy, người có chí đứng ngoài nhìn những kẻ lông bông bước chân vào giảng đường đại học, người có kiến thức không được trọng dụng, đành đứng nhìn những kẻ đeo tấm biển “bằng cấp” ngồi trên ghế lãnh đạo công ty…Thiếu trung thực trong thi cử đã khiến không ít nhân tài nhụt chí, chán nản, làm xã hội trở thành một xã hội bất công.

Chúng ta - những người trong cuộc cần đứng lên đấu tranh chống lại hành vi sai trái đó ngay lúc này và ngay từ bây giờ.Có rất nhiều biện pháp đã được đề ra trong nhà trường và từng lớp học. Song quan trọng nhất vẫn là ý thức của mỗi người chúng ta. Trung thực trong thi cử không những đem lại kiến thức, khẳng định cái tôi cá nhân trong sáng, mà nó còn thể hiện sự tôn trọng bản thân và mọi người xung quanh. Vì vậy, chúng ta - chủ nhân tương lai của đát nước, hãy sống một cách trung thực, lành mạnh, góp phần xây dựng nếp sống đẹp tuổi học trò, để môi trường học đường thật trong sạch và đáng tự hào. Hãy chăm chỉ học tập, trau dồi, nâng cao kho tri thức để thật tự tin trước mỗi bài kiểm tra, nỗ lực rèn luyện đạo đức để có đủ nghị lực tránh khỏi những cạm bẫy trong thi cử.

Bên cạnh đó, chúng ta cần tuyên truyền cho các bạn mình cùng thực hiện: tuyên dương, học tập những tấm gương sáng trong cuộc vận động “Hai không”, kiên quyết chống lại hiện tượng gian lận trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục. Sự phối hợp của các cơ quan đầu ngành giáo dục, phụ huynh học sinh và nội quy kỉ luật nhà trường sẽ góp phần quan trọng đẩy lùi hiện tượng đáng phê phán trên. Hãy chung tay xây dựng một môi trường học tập thật tốt để đào tạo ra những nhân tài của đất nước. Những việc làm đúng đắn ngày hôm nay sẽ thực sự có ý nghĩa cho một tương lai tươi sáng của đất nước Việt Nam.
 
Trung thực là chìa khóa quan trọng giúp con người mở được cánh cửa vào đời. Trung thực là nhân tố không thể thiếu, là nhân tố cơ bản nhất để hình thành nhân cách của mỗi chúng ta. Nó cần thiết với tất cả mọi người, đặc biệt là đối với mỗi cá nhân học sinh chúng ta- những người đang đứng trước cánh cửa cuộc đời. Tuy nhiên, hiện tượng thiếu trung thực trong kiểm tra và thi cử đã và đang là tình trạng thường xuyên xảy ra và là vấn đề nhức nhối mà dư luận xôn xao, lo lắng


Vậy thiếu trung thực trong kiểm tra và thi cử là gì? Đó là hiện tượng học sinh quay cóp trong giờ kiểm tra bằng mọi hình thức, thủ đoạn tinh vi. Trước giờ kiểm tra, học sinh chuẩn bị hàng loạt phao phô-tô thu nhỏ giấu trong người. Họ chờ đến thời điểm giám thị hoặc giáo viên không để ý rồi mang ra dùng. Có những hôm kiểm tra đột xuất, học sinh không chuẩn bị được “phao”, lúc ấy đành phải dùng đến sách vở, lén lút để trong ngăn bàn, thi thoảng liếc xuống. Một vài bạn không dùng phao, không mở sách vở thì ghi tài liệu ra bàn, ra những chỗ xung quanh ít khi thầy cô giáo để ý. Tinh vi hơn, một số người còn trao đổi đáp án bằng máy tính bỏ túi, dán tài liệu thu nhỏ bằng loại keo đặc biệt vào thước, sử dụng điện thoại để tra từ điển, tra google… Nếu không tự gian lận được thì các bạn nhìn bài của nhau, đọc bài cho nhau chép, ném giấy, làm hộ… Tất cả các hành vi trên đều được cho là gian lận, thiếu trung thực trong kiểm tra và thi cử.

Đáng buồn là, những hành vi đó không chỉ diễn ra ở một vài học sinh cá biệt mà là một thực trạng diễn ra từng ngày từng giờ, ở từng lớp, từng trường… Tình trạng đó ngày ngày tái diễn trước mắt chúng ta trở thành những chuyện “đương nhiên”, chuyện “quá bình thường”. Một số bạn còn quan niệm rằng đã là học sinh thì phải biết quay cóp, gian lận, không như thế sẽ không thể hiện được bản lĩnh cá nhân. Với những suy nghĩ tiêu cực như vậy, người lớn cũng như những người quan tâm đến giáo dục đau lòng vô cùng! Chúng ta xót xa khi nhìn thấy một màu trắng xóa của những mẩu “phao” thu nhỏ trên sân trường sau những kì thi. Chúng ta phẫn nộ khi chứng kiến càng ngày những thủ đoạn gian lận càng trở nên tinh vi. Chúng ta thất vọng vì sự thật gần như 100% học sinh phổ thông thừa nhận đã từng gian lận trong kiểm tra thi cử, không nhiều thì ít.

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình cảnh đáng buồn đến như vậy? Trước hết phải kể đến nguyên nhân chủ quan đến từ phía chính học sinh chúng ta. Vẫn là những lí do rất muôn thuở: lười học, không chịu học bài cũ, đọc lại bài ở nhà, đến lúc kiểm tra mới cuống quýt sử dụng tài liệu. Tuy vậy, vẫn có những người vô tình không học bài, chấp nhận bị điểm kém, nhưng đó là bộ phận rất nhỏ. Đại bộ phận đều không dũng cảm làm vậy. Ai cũng muốn được điểm cao, điểm tốt, để không thua kém bạn bè, để không bị bố mẹ trách phạt. Với suy nghĩ như vậy, học sinh đi học nếu không học bài thì nhất định phải làm đủ mọi cách để đạt điểm số cao. Không kể có những trường hợp cố tình không học bài, yên tâm bên mình lúc nào cũng có tài liệu trợ giúp, một lần trót lọt không bị bắt là lần sau sẵn sàng làm tiếp. Họ nghĩ rằng học làm gì cho mất công mất sức, cứ như vậy điểm của mình còn cao hơn khối đứa mất công học trước. Ta cũng không thể không kể đến nguyên nhân khách quan. Cũng là vì áp lực từ phía gia đình, phía nhà trường và thầy cô. Con cái có đạt điểm cao, điều đó mới thể hiện là con mình giỏi, con mình khá. Không đạt điểm cao tức là con mình dốt, là không bằng bạn bằng bè… Một phần cũng là từ phía giám thị coi thi. Căn bệnh rất cũ của xã hội là bệnh thành tích, nên một số giám thị còn cố tình coi thi dễ dãi, thậm chí còn cả những trường hợp làm bài hộ và nhắc bài… Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan dẫn đến thực trạng đau lòng và nhức nhối này.

Tuy vậy, chúng ta cũng phải trả giá rất đắt nếu thiếu đi tính trung thực ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đối với cá nhân chúng ta, ai có thể đảm bảo chắc chắn rằng quay cóp sẽ không bao giờ bị bại lộ? Mà có ai tưởng tượng ra rằng khi bị phát hiện thì ta sẽ thế nào chưa? Đó sẽ là những ánh mắt dè dặt của bạn bè, sự thất vọng của thầy cô, bố mẹ, nhân cách và đạo đức sẽ đặc biệt bị hạ thấp. Nhưng giả sử mọi lần gian lận đều “trót lọt” thì sao? Đau đớn nhất là việc này đã để lại vết sẹo rất sâu trong tâm hồn, hình thành nên một nhân cách méo mó, không đủ hành trang để vững vàng bước vào cuộc đời phía trước. Hành động này còn có ảnh hưởng sâu sắc tới những người xung quanh. Họ nghĩ thật đến những bất công trong học đường và rộng hơn là trong xã hội, họ mất hết niềm tin vào tương lai phía trước. Còn xã hội thì sẽ thế nào khi chủ nhân tương lai của đất nước là những con người kiến thức rỗng tuếch, chỉ sở hữu những bảng điểm và bằng cấp giả?

Phải có những biện pháp kịp thời để ngăn chặn tình trạng này. Trước hết, về phía mỗi cá nhân chúng ta hãy chuẩn bị những kiến thức vững vàng, tự tin vượt qua mọi kì thi, kì kiểm tra. Ta cũng hãy tập chấp nhận, nhìn thẳng vào sự thật, có thất bại thì lần sau ta mới có thành công. Còn về phía nhà trường, hãy đề ra những biện pháp thích hợp, xử lí kỉ luật nghiêm khắc, gương mẫu để đủ sức răn đe; mặt khác cũng cần phải kiên quyết nói không với bệnh thành tích. Ngoài ra, phía gia đình cũng không nên quá kì vọng và gây áp lực nặng nề đối với con em mình, bố mẹ phải biết lượng sức của con cái để đưa ra những yêu cầu phù hợp…

Trung thực là đức tính quý báu mà học sinh chúng ta cần phải rèn luyện ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Muốn vậy, trước hết chúng ta hãy tự giác chấp hành đúng những quy định trong giờ kiểm tra. Giá trị đích thực của tri thức luôn luôn chiến thắng và đó chính là thước đo nhân cách của mỗi chúng ta

Bài kiểm tra 1 tiết của học sinh Bùi Lê Thùy- lớp 12A3
 
Trong cuộc sống đang bộn bề, biến chuyển hằng ngày như hiện nay thì xã hôi, đất nước đang cần đến một lực lượng thanh niên học sinh giỏi giang, tài đức. Và ngay từ bây giờ, học sinh- được xem là những mầm non tương lai, là người kế thừa công cuộc phát triển đất nước đang ra sức học tập, rèn luyện hết sức mình. Nhưng trái lại bên cạnh đó, lại có một số học sinh đang học với không đúng khả năng của mình, và điều này đã tạo điều kiện cho một “ căn bệnh” xâm nhập vào học đường đang hoành hoành, gây xôn xao ngành giáo dục nói riêng và xã hội nói chung. Vâng, đó chính là bệnh thành tích trong giáo dục.


Thật vậy, học sinh đến trường học qua loa đối phó, nưng điểm số và kết quả học tập thì rất cao- đó là những biểu hiện cụ thể, triệu chứng của bệnh “ chuộng” thành tích.

Nhiều lúc ta cảm thấy ngạc nhiên trwocs lối hcọ của một số hoc sinh, lên lớp thì nghệch ngoạc vài chữ, ngáp lên ngáp xuống, học theo kiểu “ cưỡi ngựa xem hoa”, về nhà thì vở vất đầu giường. Thế nhưng, hok hiểu sao cứ đến kì thi lại có hok ít người rất tự tin cầm bút vào phòng thi, rốt cuộc “ may mắn” làm sao, điểm vẫn trên trung bình, danh sách học sinh tiên tiến, học sinh giỏi ở các trường vẫn “ thừa thắng xông lên”. Tại sao lại có sự mâu thuẫn đến như vậy?Thật là khó lí giải. Họ thông minh đến nỗi không cần học bài , hiểu bài cũng có thể thi, làm kiểm tra điểm cao à. Và rồi khi bước vào kì thi đại hoc thật sự, kết quả lại khiến nhiều người sửng sốt, bất ngờ. Có chăng chỉ là những học sinh tiêu biểu đó đã gặp may mắn trong khi quay cóp, tài liệu hay là do thái độ ỷ lại vào bạn bè, sự dễ dãi của một số thầy cô trong các kì thi,...


Có thể thầy cô không nỡ nhìn học sinh của mình buồn khi nhận những con điểm kém, kết quả tồi nên họ đã làm ngơ trước một vài điều hay là với tâm lí sợ trò học không giỏi một phần là do thầy cô dạy không hay, có trường hợp nhiều học sinh đỗ xô đi học một giáo viên A, B,.. nào đó không chỉ đơn thuần là giáo viên đó dạy giỏi, giảng hay mà còn vì giáo vien đó “ thương” học trò và biểu hiện ra đó là cho học sinh biết trước những đề kiểm tra, khi cho điểm thi lại hết sức nhẹ nhàng với học trò “ tại gia” của mình. Xin nói thẳng chính vì thương kiểu đó mà đã có không ít những kết quả sai lệch, học giả nhưng điểm thật. Và những thầy cô đó có thật sự thương học sinh của mình mà đang huỷ hoại dần vốn kiến thức và ý thức học tập của hcọ sinh, dần dần họ cứ nghĩ rằng cứ có thật nhiều tiền mua quà chăm sóc thầy cô hay có một chỗ ngồi êm ấm trong nơi học thêmt hì sẽ dễ dàng với việc học, thi, kiểm tra. Thật là sai lầm!



Ông bà ta đã từng nói: “Không học thì làm sao có tương lai”. Tương lai đó không htể mua bằng tiền, bằng những mẹo vặt khi làm bài hay sự nài nỉ của một ai đó... Tương lai là do chính bản thân mình nắm lấy, mình bắt giữ, phải đổ mồ hôi, nước mắt trong học tập thật sự thì mới có một tương lai tươi sáng.



Trong kì thi đại học vừa qua đã có không ít “ sĩ tử” thành “tử sĩ” chỉ vì học không đúng với bản thân, hổng kiến thức trầm trọng, thế nhưng trong các năm học trứoc hay thi tốt nghiệp vẫn luôn là “ giỏi”. Chính lúc bước vào kì thi chung của cả nước, kì thi đại học gắt gao thì khả năng của mỗi học sinh mới được thể hiện thật sự chính xác, ai giỏi có cố gắng thì sẽ đậu, ai mà chỉ biết mánh khoé, học giả dối thì phải nhận kết quả thấp,hi vọng rằng họ sẽ không than vãn là “ học tyài thi phận”. Không biết rằng trước kết quả đáng buồn của học sinh mình, thầy cô có hối hận hay không, vì đã quá dễ dãi trong việc dạy dỗ học sinh của mình.



Chắc mọi người vẫn chưa quên vụ” chạy trường, lớp điểm” ở trường Lê Quý Đôn vừa qua gây xôn xao trong bộ giáo duc và cả xã hội hay là kì thi tốt nghiệp năm ngoái có trường thi tốt nghiệp đạt o%, tức là không một học sinh nào đậu. Không biết là nên thất vọng bao nhiêu cho đủ đây, trước hậu quả mà bệnh thành tích đã gây ra trong nhà trường.



Tuy nhiên, nói cho công bằng trách nhiệm cũng không nên đỏ hết cho thầy cô, đó còn là sự học buông thả của một số học sinh, không chuyên tâm vào học hành, chỉ biết học đối phó, qua loa và cách dạy có thể chưa hợp lí, làm học sinh thích thú...



Không thể để khối u nhột- bệnh thành tích này hoành hành và phát triển trong học đường. Gia đình và thầy cô giáo cần kiểm tra về kiến thức và việc học của học sinh chặt chẽ hơn nữa, tạo ra nhiều phương pháp học khiến học sinh thích thú nên hạn chế những lối học “thầy đọc, trò chép” khô khan. Hơn hết quan trọng nhất là ý thức của mỗi hcọ sinh, sự nỗ lực và cố gắng của từng bạn, lúc đầu có thể khó khăn nhưng về sau bạn có thể có được niềm vui đích thực khi đón nhận những điểm số tốt xứng đáng với sức mình bỏ ra. Hiện nay ngành giáo dục và xã hội ta đang páht động cuộc vận động “Chống tiêu cực trong giáo dục và bệnh thành tích” hay khẩu hiệu “Ba không” trong học đường...Mọi người, mọi trường đang tham gia hưởng ứng một cách tích cực, học sinh chúng ta hãy hòa mình vào đó. Hãy từ biệt căn bệnh thành tích trong nhà trường. Sống và học tập hết mình để xứng đáng trở thành những người kế thừa và phát triển đất nước. bác Hồ đã từng nói “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không đó là nhờ phần lớn ở công học tập của các cháu”.

 
Trong thư gửi thầy Hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mỹ A.Lin- côn viết: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận trong khi thi”. Về nội dung trực tiếp, lời của A. Lin- côn muốn khẳng định: chấp nhận thi rớt một cách trung thực còn vinh dự hơn thi đỗ nhờ gian dối. Về thực chất, ý kiến này đề cập đến đức tính trung thực của con người. Đó là đức tính trung thực trong thi cử và trong cuộc sống.

Xét ở khía cạnh thứ nhất của câu nói, trung thực trong khi thi tức là phải làm bài bằng thực lực và chỉ chấp nhận đỗ đạt bằng thực chất của mình.


Điều này trái với gian
1339913806_news.jpg

lận trong thi cử tức là làm mọi cách để thi đỗ bằng được mà không cần thực chất.


Người trung thực phải biết rõ: Trung thực trong khi thi, dù bị rớt, vẫn vinh dự hơn đỗ đạt nhờ gian lận. Đối với tư cách của một thí sinh, trung thực vẫn là quan trọng hơn cả. Tại sao vậy?

Thi cử là một khâu quan trọng trong giáo dục để đánh giá đúng, đánh giá chính xác kiến thức cũng như năng lực của một học sinh, tránh những trường hợp không hề hiếm trong xã hội hiện nay: ngồi nhầm lớp, học giả- bằng thật,…


Trung thực trong học tập và thi cử sẽ giúp phản ánh đúng kết quả học tập của học sinh, giúp học sinh nhìn nhận đúng năng lực của mình. Từ đó, học sinh sẽ có hướng phấn đấu tích cực để khắc phục tình trạng của mình.

Đối với xã hội, thiếu trung thực trong học tập và thi cử là một việc làm khó có thể chấp nhận được. Vấn đề sẽ như thế nào nếu tất cả học sinh đều thiếu trung thực trong học tập và thi cử? Ra trường, đi làm, những học sinh đó sẽ ôm theo những tấm bằng đỏ chói, cao quý nhưng thực chất kiến thức lại vô cùng hạn hẹp, đầu óc lại rỗng tuyếch….


Vậy, vấn đề “Vinh dự” trong câu nói của A. Lin- côn là gì trong khi nhiều thí sinh đã rất vênh vang nhờ gian lận trong thi cử mà được bằng nọ, cấp kia, còn nhiều “cô chiêu, cậu tú” lại rất buồn bã, thậm chí đánh mất niềm tin ở cả chính mình khi không đỗ đạt chỉ vì quá trung thực trong khi thi.

Theo A. Lin- côn, “vinh dự” ở đây chính là sự chiến thắng bản thân mình.

Ở đâu đó, người ta nói: Chiến thắng chính mình là chiến thắng vĩ đại nhất. Một học viên lái xe sẽ gây tai nạn nếu học hành chểnh mảng và thiếu trung thực trong cuộc thi lấy bằng lái. Một sinh viên ý khoa sẽ cho bệnh nhân uống nhầm thuốc nếu cũng học hành chểnh mảng mà vẫn ra trường với bằng bác sĩ loại ưu. Một sĩ quan quân đội sẽ “ăn đạn” nếu không trung thực rèn luyện nghiêm túc trong trường quân sự…


Cái “vinh dự” theo A. Lin- côn nói còn là “nhân cách” của một con người. Con người ấy, thí sinh ấy có thể thi rớt vì trung thực nhưng còn giữ lại được nhân cách, giữ lại được niềm tin ở cuộc đời. Trái lại, con người ấy, thí sinh ấy sẽ bị bôi mờ về nhân cách. Nhục nhã biết bao khi nhân cách bị bôi mờ! Một người khác vu oan cho ta, đổ tội cho ta, bôi nhọ ta, ta đã không chịu nổi, huống hồ tự ta lại bôi nhọ mình, sỉ nhục mình chỉ vì thiếu trung thực trong thi cử.

Nhưng ý nghĩa câu nói của A. Lin- côn chưa dừng lại ở đó. Lời ấy còn nhắc chúng ta phải trung thực trong cuộc sống. Tức là, trong cuộc sống, ta phải coi trong thực chất, luôn thành thực với mình, với người, không chấp nhận gian dối trong bất kỳ mối quan hệ nào, công việc nào. Trung thực là một phẩm chất cao đẹp làm nên nhân cách con người và là đức tính cần thiết cho cuộc sống, góp phần tích cực thúc đẩy tiến bộ xã hội. Sống trung thực là một niềm hạnh phúc cao quý.

Ngược lại, thiếu trung thực trong cuộc sống là làm những điều gian dối, khuất tất. Thiếu trung thực không chỉ biến con người thành đê tiện mà còn khiến cho cuộc sống lâm vào tình trạng thực giả bất phân, ngay gian lẫn lộn. Sống trung thực không phải lúc nào cũng dễ dàng nhưng không trung thực sẽ mất nhân cách (như đã nói ở trên) và có thể gây ra nhiều nguy hại cho xã hội.


Một sự thiếu trung thực trong việc xử lý nước thải của Công ty Bột ngọt VEDAN đã gây thiệt hại biết bao nhiêu cho đời sống, kinh tế, sức khỏe, môi trường,… của người dân hai bên bờ sông Thị Vải (Đồng Nai).


Một sự thiếu trung thực trong sản xuất sữa bột ở Trung Quốc đã khiến cho biết bao trẻ em vô tội mang bệnh suốt đời, thậm chí là tử vong. Một sự thiếu trung thực nhỏ trong xây dựng cũng có thể gây ra gẫy sập cả một công trình kiến trúc lớn.


Một sự thiếu trung thực trong thông tin tình báo có thể là mầm mống của một cuộc chiến tranh lớn khiến “thây chất thành núi, máu chảy thành sông”…

Hậu quả của việc thiếu trung thực gây ra trong cuộc sống thật không thể lường hết được!

Tuy nhiên, trong cuộc sống này, cái gì cũng có tính tương đối của nó. Không phải lúc nào ta cũng trung thực một cách cứng nhắc. Bởi vì, có những lúc, sự trung thực của ta có thể gây ra bất lợi cho người khác, cho số đông, cho tập thể. Một người mẹ dối con về bệnh tật nguy kịch của mình để con có tâm lý tốt bước vào kỳ thi là điều có lợi hay có hại? Một bác sĩ giấu bệnh nhân tình trạng “gần đất xa trời” để anh ta sống nốt quãng đời ngắn ngủi còn lại trong vui vẻ là có lợi hay có hại? Ta thử nghĩ xem, vì sao Pu- skin lại viết: “Cầu em được người tình như tôi đã yêu em” (Tôi yêu em)? Hóa ra, trong cuộc sống này, đôi khi, thiếu trung thực cũng là một vẻ đẹp, một tấm lòng cao thượng.


Nhưng nói gì thì nói, trung thực vẫn là một đức tính quan trọng mà mỗi người cần có và phải có. Trung thực làm nên nhân cách. Ngay cả khi phải đối diện với thất bại, thua thiệt, ta vẫn cần phải sống cho trung thực. Có như thế, ta mới có thể ngẩng cao đầu mà sống và cảm thấy thanh thản ở cõi lòng. Làm người, ta cần không ngừng tu dưỡng để có được phẩm chất trung thực. Làm người đi học, ta cần trung đặc biệt trong thi cử để đánh giá được đúng năng lực của ta.


Suy cho cùng, câu nói của A. Lin- côn là một bài học làm lòng quý giá cho mỗi chúng ta.



Sưu tầm
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top