Phân tích đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng ta?

  • Thread starter Thread starter utheo
  • Ngày gửi Ngày gửi
Cách đây 62 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Đáp lại Lời kêu gọi của Người, toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt gái, trai, già, trẻ, dân tộc, đảng phái, tôn giáo đã đứng lên, không sợ hy sinh, không quản gian khổ, với mọi thứ vũ khí có trong tay, quyết giành lại độc lập cho dân tộc. Với chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến chống lại hai đế quốc to, Việt Nam đã làm nên một cuộc cách mạng thực sự trong lĩnh vực quân sự. Đó là chiến tranh nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, mà tác động của nó còn ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài đến nghệ thuật quân sự thế giới trong thế kỷ XXI.


203.jpg

Bác Hồ trong chiến dịch biên giới 1950 Ảnh: Tuấn Anh

Trong hơn một thập niên vừa qua, trên thế giới có hàng loạt bài viết, chuyên đề, các công trình nghiên cứu, hội thảo khoa học cấp quốc gia và quốc tế bàn về chủ đề cuộc cách mạng mới trong quân sự. Nhiều chuyên gia quân sự trên thế giới cho rằng, cách mạng mới trong quân sự không chỉ xuất phát từ các thành tựu trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự mà còn là sự phát triển có tính cách mạng trong nghệ thuật quân sự.

Xét về phương diện đó, với chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến chống lại hai đế quốc to, Việt Nam đã làm nên một cuộc cách mạng thực sự trong quân sự. Đó là chiến tranh nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh mà tác động của nó còn ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài đến nghệ thuật quân sự thế giới trong thế kỷ XXI.

Nguồn gốc và cơ sở quan trọng nhất của chiến tranh nhân dân Việt Nam thời đại mới là tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh và đường lối quân sự của Đảng ta, kế thừa, phát triển học thuyết quân sự Mác - Lê-nin, một học thuyết mang tính tổng hợp, coi sức mạnh quân sự gắn liền với chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học và kỹ thuật v.v..

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng tài tình học thuyết quân sự Mác - Lê-nin vào điều kiện và hoàn cảnh cách mạng Việt Nam. Những nội dung cơ bản của tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân, trên những nét khái quát, thể hiện ở một số nội dung chủ yếu sau.

Đảng lãnh đạo cách mạng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc đánh thắng kẻ thù xâm lược

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy sức mạnh cứu nước phải là sức mạnh của toàn dân, sức mạnh của cả dân tộc. Dưới sự chỉ đạo sáng suốt và tầm nhìn xa, Đảng ta đã đưa ra ba quyết định có ý nghĩa lịch sử. Một là, quyết định chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang và kêu gọi cả nước đứng lên tổng khởi nghĩa, đưa Cách mạng Tháng Tám đến thành công, lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Hai là, quyết định kêu gọi cả nước đứng lên kháng chiến chống Pháp, đưa cuộc kháng chiến trường kỳ chống đế quốc Pháp đến thắng lợi, giải phóng một nửa đất nước, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Ba là, quyết định kêu gọi cả nước đứng lên kháng chiến chống Mỹ, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.


225.jpg


Chiến tranh toàn dân toàn diện

Muốn đánh thắng những kẻ địch hung bạo, mạnh hơn ta gấp bội về kinh tế, quân sự, khoa học và công nghệ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta chủ trương phải tiến hành chiến tranh toàn diện, trong đó mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già trẻ, gái trai, bất kỳ giàu nghèo, lớn nhỏ đều phải trở thành chiến sĩ đấu tranh trên mặt trận quân sự, kinh tế, chính trị, văn hoá. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ quy luật tất yếu: bảo vệ đất nước luôn luôn gắn liền với xây dựng đất nước, động viên toàn dân kháng chiến luôn luôn đi đôi với bồi bổ sức dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta chủ trường thực hiện kháng chiến toàn diện bằng sự kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, đấu tranh ngoại giao, lấy đấu tranh quân sự là chủ chốt, là trực tiếp quyết định.

Gắn chặt tiến tuyến với hậu phương

Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm xác định rõ mối quan hệ biện chứng giữa tiền tuyến với hậu phương. Trong khi nêu khẩu hiệu "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng", Đảng ta đồng thời đã đề ra nhiệm vụ xây dựng hậu phương vững mạnh về mọi mặt. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào thi đua ái quốc. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, Đảng ta và Bác Hồ đã phát động quần chúng thực hiện giảm tô và cải cách ruộng đất, xây dựng và củng cố hậu phương, tạo nên khí thế mới và sức mạnh mới, góp phần quan trọng đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi vĩ đại trên mặt trận Điện Biên Phủ.

Bước sang giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước, miền Bắc xã hội chủ nghĩa đã trở thành hậu phương lớn của tiền tuyến lớn miền Nam, trở thành căn cứ địa cho cả nước, đóng vai trò quyết định trong sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chăm lo xây dựng miền Bắc, coi miền Bắc là cái nền, cái gốc của cuộc đấu tranh hoàn thành giải phóng dân tộc, thực hiện thống nhất nước nhà. Bác chỉ rõ, mọi việc chúng ta làm ở miền Bắc đều nhằm tăng cường lực lượng của miền Bắc vào miền Nam. Bác xác định rõ mối quan hệ biện chứng giữa công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và sự nghiệp giải phóng miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.

Quá trình lịch sử trên 30 năm kháng chiến chứng tỏ rằng, chiến tranh ngày càng mở rộng, quy mô ngày càng lớn, mức độ ác liệt ngày càng tăng, thì vai trò của hậu phương ngày càng to lớn. Rõ ràng, hậu phương vững mạnh về mọi mặt là nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi trong chiến tranh.

Nắm chắc ý đồ của địch, quán triệt quan điểm đánh lâu dài

Trong lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng nói chung và chỉ đạo chiến tranh, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nắm chắc tình hình để phân tích cục diện trong nước và trên thế giới, đánh giá đúng so sánh lực lượng giữa ta và địch trong từng giai đoạn của cách mạng nói chung, trong từng giai đoạn chiến tranh nói riêng, từ đó đề ra chiến lược, sách lược đúng đắn để chỉ đạo cuộc kháng chiến trường kỳ, tranh thủ thời cơ giành thắng lợi từng bước và ngày càng to lớn.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta khẳng định chiến lược đánh lâu dài nhằm làm thất bại chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của địch. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta chủ trương trường kỳ kháng chiến, vừa chiến đấu vừa phát triển lực lượng, tích luỹ kinh nghiệm để đủ sức đánh bại quân địch. Trong trường kỳ kháng chiến, Bác rất coi trọng giành cho được những thắng lợi liên tiếp, dù nhỏ, vừa góp gió thành bão đưa kháng chiến tiến lên, vừa để nuôi dưỡng chí khí cách mạng, tinh thần kiên trì chiến đấu của đồng bào và chiến sĩ.

Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cứu nước, Đảng ta một lần nữa lại đề ra chiến lược đánh lâu dài với lời kêu gọi của Bác: "Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố khác có thể bị tàn phá. Nhưng nhân dân Việt Nam quyết không sợ. Không có gì quý hơn độc lập, tự do". Trong cuộc kháng chiến trường kỳ, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, cả nước một lòng, quyết đánh lui kẻ địch từng bước, đánh đổ chúng từng bộ phận, tiến tới hoàn toàn đánh bại chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ.

Kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại


125.jpg

Bác Hồ và đội OSS Ảnh: Tuấn Anh
Ngay từ buổi đầu cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thấy rõ mối quan hệ hữu cơ giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế vô sản cao cả, giữa tinh thần tự lực tự cường của dân tộc với việc tranh thủ sự đồng tình ủng hộ, sự giúp đỡ quốc tế. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: "Phải luôn luôn nêu cao tinh thần quốc tế vô sản, giữ gìn và phát triển tình hữu nghị với các nước xã hội chủ nghĩa anh em; hết lòng ủng hộ phong trào giải phóng của các dân tộc; đoàn kết với giai cấp công nhân và nhân dân toàn thế giới trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc do Mỹ cầm đầu, đấu tranh cho hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội".

Tinh thần cách mạng tiến công

Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương, cách mạng là tiến công. Khởi nghĩa và kháng chiến là tiến công. Tiến công vào mọi kẻ thù của dân tộc, tiêu diệt chúng để giành lại độc lập và tự do. Tiến công vào chế độ cũ, dựng nên chế độ mới, xoá bỏ mọi sự áp bức bóc lột, xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc. Muốn đưa cách mạng, đưa kháng chiến đến thắng lợi, phải tiến công liên tục, tiến công kiên quyết.

Khi chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, Bác đưa ra quyết tâm “Dù phải đốt cháy dãy Trường Sơn, chúng ta cũng phải giành lấy độc lập”. "Hễ còn một tên lính thực dân trên đất nước Việt Nam thì cứ đánh, đánh cho đến thắng lợi hoàn toàn". Đến cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, Bác ra lời kêu gọi: "Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi". Đó là tinh thần kiên quyết tiến công của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng ta, của toàn quân và toàn dân ta trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng và chiến tranh cách mạng.

Tư tưởng chiến lược tiến công là định hướng cơ bản của hành động. Về quân sự, hình thức tác chiến chủ yếu là tiến công, nhưng trong điều kiện cụ thể nhất định, có thể áp dụng hình thức tác chiến phòng ngự tạm thời để chuẩn bị tiến công. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Bất kỳ hoà bình hoặc chiến tranh, ta cũng phải nắm vững chủ động, phải thấy trước, chuẩn bị trước". "Phải luôn luôn giành lấy chủ động".

Nếu hành động tiến công là biện pháp chủ yếu để giành chủ động, thì quyền chủ động là sự thể hiện cao nhất của tư tưởng chiến lược tiến công, của quyền làm chủ trên chiến trường và trong toàn bộ cuộc chiến tranh cách mạng. Tư tưởng chiến lược tiến công thể hiện tinh thần cách mạng triệt để của giai cấp công nhân.

Xây dựng quân đội cách mạng

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng vấn đề xây dựng quân đội cách mạng. Người đã trực tiếp chỉ đạo việc tổ chức các đội tự vệ và dân quân và sáng lập ra Quân đội nhân dân Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thức rất sâu sắc rằng, muốn giải phóng dân tộc, phải dùng bạo lực cách mạng, sức mạnh của quần chúng được tổ chức lại là cơ sở cho bạo lực cách mạng, lấy lực lượng chính trị của quần chúng làm cơ sở, coi đó là nguồn sức mạnh vô tận. Từ đó, quy luật của bạo lực cách mạng ở nước ta ngày càng phát huy tác dụng mạnh mẽ. Bác chỉ rõ đường lối tổ chức của các lực lượng vũ trang cách mạng là, trên cơ sở phát triển lực lượng vũ trang quần chúng mạnh mẽ và rộng khắp, cần ra sức xây dựng quân đội nhân dân chính quy và hiện đại.


223.jpg


Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, quân đội ta là quân đội nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì dân mà chiến đấu, cho nên đi đến đâu đều được dân tin, dân phục, dân yêu. Người nói: "Trung với nước, hiếu với dân là một bổn phận thiêng liêng, một trách nhiệm nặng nề, nhưng cũng là vinh dự của người chiến sĩ trong đạo quân quốc gia đầu tiên của nước ta". "Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng".

Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân dựa trên những nguyên tắc cơ bản của một quân đội cách mạng. Chỉ thị của Bác nêu rõ: "Vì cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến toàn dân, cần phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân, cho nên trong khi tập trung lực lượng để thành lập một đội quân đầu tiên cần phải duy trì các lực lượng vũ trang địa phương".

Từ những ngày ấy, Bác đã phác hoạ một lực lượng vũ trang nhân dân đông đảo gồm có bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và các tổ chức, dân quân tự vệ. Trong suốt quá trình chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa và tiến hành kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, Bác hết sức coi trọng vai trò chiến lược của dân quân tự vệ, là lực lượng vô địch của toàn dân tộc. Vô luận kẻ địch hung bạo thế nào, hễ đụng vào lực lượng đó đều phải tan rã. Bác đã sớm thấy rõ vai trò chiến lược của đội quân chủ lực. Quân đội là công cụ của nhà nước vô sản chuyên chính. Bởi vậy, Bác Hồ luôn luôn coi trọng việc phát huy bản chất cách mạng và tăng cường sức chiến đấu của quân đội, coi trọng vấn đề không ngừng nâng cao chất lượng của quân đội.

Trong lãnh đạo chiến tranh, theo yêu cầu của nhiệm vụ và khả năng của đất nước, Bác và Trung ương Đảng đã chủ trương không ngừng động viên sức người, sức của, phát triển số lượng của cả ba thứ quân; đưa bộ đội chủ lực từ mấy trăm người, mấy nghìn người lúc đầu lên đến hàng vạn, hàng mấy chục vạn người trong kháng chiến chống Pháp, hàng trăm vạn người trong kháng chiến chống Mỹ. Số lượng và chất lượng đều là những nhân tố tạo nên sức mạnh chiến đấu. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển quân đội về số lượng, Bác Hồ và Đảng ta đặc biệt coi trọng nâng cao chất lượng về mọi mặt của quân đội. Quân đội càng phát triển về số lượng thì nâng cao chất lượng càng trở nên bức thiết. Chất lượng của quân đội là một vấn đề chiến lược, có ý nghĩa quyết định.

Không coi nhẹ vai trò của kỹ thuật

Con người và kỹ thuật là hai nhân tố cơ bản tạo nên sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang. Con người là nhân tố quyết định. Kỹ thuật là yếu tố rất quan trọng. Trên bước đường tiến lên chính quy hiện đại, vũ khí và trang bị của quân đội ta ngày càng nhiều, trình độ hiện đại ngày càng cao, cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng lớn. Bác thường xuyên nhắc nhở cán bộ và chiến sĩ phải coi trọng kỹ thuật, phải ra sức học tập để làm chủ kỹ thuật. Bác nói: "Giác ngộ chính trị thì cố nhiên cần rồi… nhưng lại phải có văn hoá, kỹ thuật để sử dụng máy móc ngày càng tinh vi". Khen ngợi một số đơn vị có thành tích tốt về cải tiến kỹ thuật, Bác cho rằng: "Đó là bước đầu tiên trên con đường muôn dặm của cách mạng kỹ thuật".

Cán bộ có vai trò quyết định

Chủ tịch Hồ Chí Minh thấy rõ vai trò rất quan trọng của cán bộ. Người nói, cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Trong những năm lãnh đạo công việc chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang ở căn cứ địa Việt Bắc, Người luôn luôn nhắc nhở: "Muốn cho phong trào phát triển vững mạnh thì phải khéo phát hiện những phần tử trung kiên, đào tạo thành cán bộ nòng cột cho các tổ chức cứu quốc". Khi đề ra chủ trương tổ chức các đội tự vệ chiến đấu, Bác nhấn mạnh: "Phải lựa chọn những phần tử hăng hái nhất, đưa những người có phẩm chất và năng lực ra làm chỉ huy, đội trưởng". Quân đội là một tổ chức có trình độ tập trung và kỷ luật cao, có trách nhiệm, làm việc dũng cảm và khó khăn; thắng hay bại trong chiến đấu không những liên quan đến sự phát triển của phong trào cứu quốc, mà có ảnh hưởng đến xương máu của chiến sĩ. Vì vậy, khi đề ra chủ trương thành lập đội quân giải phóng, Người đã tự mình chọn lựa các cán bộ chỉ huy đầu tiên, căn dặn phải tuyển lựa các chiến sĩ có tinh thần chiến đấu cao, và được rèn luyện thử thách trong thực tiễn đấu tranh cách mạng.


224.jpg


Chiến tranh nhân dân Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh là một pho kinh nghiệm phong phú, vô giá, không chỉ đối với chúng ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay và trong tương lai, mà còn đối với các dân tộc bị áp bức trên thế giới đứng lên giải phóng khỏi ách cai trị, chiếm đóng và áp bức từ bên ngoài.

Đã có không ít đoàn đại biểu quân sự các nước đến Việt Nam để học tập kinh nghiệm về chiến tranh nhân dân, còn viện nghiên cứu quân sự của các nước đế quốc đã dày công nghiên cứu về chiến tranh nhân dân Việt Nam để rút ra bài học, nhằm tránh thất bại trong các cuộc chinh phục thuộc địa ở nhiều nơi trên thế giới!/.
 
@ Chủ thớt: Lần sau bạn ghi câu hỏi rõ ràng ra nhé. Ví dụ như câu này, bạn có thể hỏi: "Phân tích đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh của Đảng ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp?"

@ngân trang: em rep lan man quá, gần như lạc đề ròi, chú ý hơn nhé cưng. :)


* Kháng chiến toàn dân: toàn dân kháng chiến, lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.

- Cuộc kháng chiến của nhân dân ta được Đảng nêu ra ngay từ đầu là 1 cuộc kháng chiến toàn dân. Với phương châm "đánh lâu dài", ta có thời gian giáo dục, tổ chức, động viên nhân dân tham gia kháng chiến. Ta càng đánh thì lực lượng nhân dân ta càng thống nhất, đồng thời nếu ko động viên để toàn dân tham gia thì ko thể có lực lượng đánh lâu dài.

- Muốn phá huy sức mạnh toàn dân kháng chiến phải đánh lâu dài, muốn có lực lượng đánh lâu dài phải huy động toàn dân tham gia kháng chiến.


* Kháng chiến toàn diện:

- Muốn làm cho khẩu hiệu "toàn dân kháng chiến" có nội dung thực sự thì cuộc kháng chiến phải tiến hành trến các lĩnh vực: quân sự, CT, KT, VH,...=> phát huy được năng lực của nhân dân.

- Ko những phải kháng chiến mà còn phải sản xuất, tích cực chủ động đánh bại âm mưu địch.


* Tự lực cánh sinh:

- Ta coi trọng những thuận lợi và sự giúp đỡ từ bên ngoài, nhưng phương châm kháng chiến của ta là tự lực cánh sinh, bởi vì bất cứ cuộc chiến tranh nào cũng phải do sự nghiệp của bản thân quần chúng, sự giúp đỡ bên ngoài chỉ là điều kiện hỗ trợ thêm.

- Nếu ko dựa vào sức mình, thì ko thể đánh lâu dài được. Mà chắc gì khi nhờ sự trợ giúp của 1 thế lực mạnh nào đó, thì sau này ta ko bị phụ thuộc vào họ.
 
các bạn giúp mình với! khái quát tiến trình cách mạng việt nam dưới sự lãnh đạo của đảng từ 1930 đến nay bằng sơ đồ và phân tích sơ đồ đó?
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top