Đề 2: Phân tích truyện ngắn "Vi hành" để thấy một sáng tạo nghệ thuật độc đáo, một bút pháp mỉa mai, châm biếm bậc thầy của Nguyễn Ái Quốc.
* HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ
* DÀN BÀI SƠ LƯỢC
a) Mở bài:
- Vị trí của nghệ thuật trào phúng trong sáng tác văn học của Nguyễn ái Quốc.
- Vi hành – một sáng tạo mới trong nghệ thuật trào phúng của Nguyễn ái Quốc.
b) Thân bài:
- Vi hành – một đòi hỏi sáng tạo mới sau Lời than vãn của bà Trưng Trắc và Con rồng tre.
- Một tình huống truyện mới mở ra hai hướng dẫn đàm tiếu về Khải định.
+ Chế giễu Khải định mà vắng mặt Khải định.
+ Một chuyện nhận lầm để hóa không thành có.
- Đàm tiếu của kẻ nhận lầm:
+ Đôi nam nữ người Pháp và sự nhận lầm ngộ nghĩnh.
+ Khải định trở thành một trò mua vui rẻ tiền.
+ Những so sánh với các cuộc "vi hành" của các vĩ nhân nhằm vạch mặt Khải định.
+ Những nghi vấn giả định nhằm mỉa mai Khải Định và quan thầy.
+ Tiếp tục biện pháp "quá mù ra mưa" để chế giễu sự mẫn cán của mật thám Pháp.
- Kết luận về tình huống truyện độc đáo.
- Bút pháp mỉa mai, châm biếm của tác giả:
+ Những ví von ngộ nghĩnh;
+ Những nghi vấn giả định;
+ Tính chất chính luận sắc bén.
c) Kết luận:
Truyện ngắn Vi Hành là:
- Một sáng tạo nghệ thuật độc đáo, một bút pháp mỉa mai, châm biếm bậc thầy.
- Một thành tựu sắc sảo của văn học cách mạng.
* GỢI Ý LÀM BÀI
Trong sáng tạo văn học của Nguyễn Ái Quốc nghệ thuật trào phúng chiếm một vị trí đặc biệt. Với nghệ thuật trào phúng Nguyễn Ái Quốc đã phơi bày bản chất tàn bạo, giả dối của chế độ thực dân Pháp. Cũng với nghệ thuật ấy. Người bày tỏ thái độ khinh bỉ đối với bọn vua quan bù nhìn bán nước cầu vinh, chỉ riêng đối với sự kiện Khải Định sang Pháp dự cuộc Đấu xảo thuộc địa. Nguyễn Ái Quốc đã sáng tác truyện ngắn Lời than vãn của bà Trưng Trắc và vở kịch Con rồng tre lên án và chế giễu sâu cay ông vua bù nhìn. Nhân kỉ niệm một năm chuyến đi ô nhục ấy, Nguyễn Ái Quốc lại viết truyện ngắn Vi Hành, biến Khải Định thành đối tượng của những cuộc đàm tiếu khinh bỉ. Vấn đề đặt ra cho tác giả là phải sáng tạo một hình thức nghệ thuật mới để không lập lại chính mình. Sự thành công của tác phẩm Vi hành đã chứng tỏ tài năng nghệ thuật dồi dào, sắc bén của nhà văn Nguyễn Ái Quốc.
Thật vậy, nếu trong hai tác phẩm Lời than vãn của bà Trưng Trắc và Con rồng tre, Khải Định trực tiếp xuất hiện, thì ở đây, trong tác phẩm Vi hành, vua Khải Định vắng mặt. Vậy làm thế nào để cho Khải Định xuất hiện, đặng nhận lấy lời đàm tiếu nhục nhã và lời tố cáo sắc bén? Nguyễn Ái Quốc đã dùng biện pháp hóa không thành có- biện pháp hiểu lầm, nhận lầm một người An Nam là nhà vua đi "vi hành", để tố cáo, chế giễu một cách cay độc. Ai là người có thể nhận lầm như vậy? Đó không thể là người An Nam, thần dân của ngài. Đó chỉ có thể là người dân Pháp hiếu kì và từ lâu đã không xem vua chúa như một đấng bề trên. Nguyễn Ái Quốc đã sáng tạo nên một đôi nam nữ người Pháp nhận lầm vua An Nam trên xe điện, và truyện ngắn mở đầu bằng cuộc tranh luận của họ. Chàng trai quả quyết đó chính là nhà vua, còn cô gái, người đã thấy nhà vua ở trường đua thì quả quyết là không phải, vì thấy thiếu mũ măng, nhẫn vàng, hạt cườm. Từ hai cách hiểu ấy mở ra hai hướng đàm tiếu: đàm tiếu về trang phục nhà vua và đàm tiếu về việc "vi hành" của ông.
Việc đàm tiếu về trang phục nhà vua do đôi thanh niên nam nữ người Pháp thực hiện. Lợi dụng cách cảm nhận ngộ nghĩnh của họ đối với cách ăn mặc xa lạ. Nguyễn Ái Quốc đã biến ông vua thành một trò cười rẻ tiền: đầu đội chụp đèn, quấn khăn, tay đeo đầy nhẫn, mũi tẹt, mắt xếch, mặt bủng như quả chanh, không một chút uy nghi, đường bệ. Hơn thế, người bạn gái đã trông thấy nhà vua, hình dung vua là người "đeo lên người hắn đủ cả bộ lụa là, đủ cả bộ hạt cườm", y như một mụ đàn bà. Còn người thanh niên thì xem vua như một trò vui mắt không phải mất tiền như xem "vợ lẽ nàng hầu vua Cao Miên", hoặc "trò leo trèo, nhào lộn của sư thánh xứ Công Gô". Thậm chí còn tung tin Nhà hát Múa rối định ký hợp đồng thuê nhà vua biểu diễn! Thật không còn lời báng bổ, khinh miệt nào hơn đối với một đức Hoàng Thượng! Nhưng đó là sự thật: Khải Định chỉ đóng được một vai hề rẻ tiền trong lịch sử!
Việc đàm tiếu về truyện "vi hành" do kẻ bị nhận lầm – tác giả bức thư gửi cho cô em họ – thực hiện qua lời tâm sự trong thư. Đây là lời của một người An Nam, am hiểu nội tình nước Nam. Ở đây Nguyễn Ái Quốc dùng biện pháp "quá mù ra mưa" – nhân có người nói nhà vua "vi hành", thế là người anh họ trong thư liền liên hệ với các cuộc "vi hành" của các vị vua vĩ đại như vua Thuấn, vua Pie, và bình luận nhạo báng về cuộc "vi hành" tưởng tượng của vua Nam. Đây là một đoạn văn nữa mỉa mai sắc bén, từ nào cũng nhằm phơi trần thân phận và nhân cách hèn hạ của tên vua.
Biện pháp "quá mù ra mưa" lại được sử dụng thêm một lần: nhân việc người Pháp nhận lầm vua Nam, tác giả đẩy xa hơn: phổ quát hóa sự nhận lầm để châm biếm việc cảnh sát Pháp theo dõi người yêu nước Việt Nam trên đất Pháp:"… tất cả những ai ở Đông Dương có màu da trắng đều là những bậc khai hóa thì bây giờ đến lượt tất cả những ai có màu da vàng đều trở thành Hoàng đế ở Pháp". Trở thành Hoàng đế thì được sự chăm sóc, theo dõi của cảnh sát và đó là nỗi phiền hà cho những ai da vàng.
Đến đây ta thấy "Vi hành" rõ ràng là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo lạ lùng. Ai cũng thấy là tác giả bịa, nhưng là một sự bịa đặt khéo léo, tài tình, hợp lí, có khả năng tố cáo sâu sắc và do đó mà gây thú vị cho người đọc. Có thể nói là tác giả đã dùng phép "đà đao", nhân sự hiểu lầm của mấy người Pháp mà đưa ngòi bút sắc bén đánh trúng vào chỗ trí mạng của tên vua. Ở đây người ta thấy sức mạnh nghệ thuật được sử dụng một cách nhẹ nhàng, dí dỏm, đắc địa.
Ngoài việc xây dựng cốt truyện khéo léo, việc không có mà như có thật, bút pháp mỉa mai, châm biếm của tác giả thể hiện ở các pháp ví von dí dỏm rất "Tây": mũ miện của vua thì ví với chụp đèn, ngọc quý thì ví với hạt cườm, nhìn vua thành con rối, so hắn với hề Saclô, đặc biệt, ngòi bút mỉa mai của tác giả chỉa thẳng một lúc vào hai đối tượng: thực dân và phong kiến. Ta hãy xem tác giả viết trong thư: "Phải chăng là ngài muốn biết dân Pháp, dưới quyền ngự trị của bạn ngài là Alêchxăng đệ Nhất, (…) có được uống nhiều rượu và được hút nhiều thuốc phiện bằng dân Nam, dưới quyền ngự trị của ngài, hay không?(…). Hay là, chán cảnh làm một ông vua to, giờ ngài lại muốn nếm thử cuộc đời các cậu công tử bé?". Những nghi vấn thật là mỉa mai! Và đây là lời mỉa mai cảnh sát Pháp: "Các vị chẳng nề hà chút công sức nào để bảo vệ bọn tôi, và giá có được trông thấy các vị ân cần theo dõi tôi chẳng khác bà mẹ hiền rình con thơ chập chững bước đi thứ nhất, thì hẳn cô phải phát ghen lên được về nỗi niềm âu yếm của các vị đối với tôi. Có thể nói là các vị bám lấy đế giày tôi, dính chặt với tôi như hình với bóng…" Biết bao chua chát, cay đắng trong nụ cười ở đây! Đó là nghệ thuật mỉa mai, châm biếm có tính chất chính luận hết sức già dặn. Tất cả các chữ dùng đều được sử dụng rất đắt và phát huy tác dụng châm biếm tối đa. Chẳng hạn gọi vua Pháp là "bạn" của vua Nam hoặc nói cảnh sát Pháp theo dõi như "mẹ hiền rình con thơ" v.v… và v.v…
Tóm lại, nghệ thuật độc đáo và bút pháp mỉa mai châm biếm bậc thầy của thiên truyện đã chứng tỏ tài nghệ siêu việt, phong phú của Nguyễn Ái Quốc, chứng tỏ một thành tựu sắc sảo của nghệ thuật cách mạng giàu tính chiến đấu.
Còn nữa....
* HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ
Đề yêu cầu viết một bài phân tích văn học theo một định hướng cho sẵn. Định hướng ấy là sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác phẩm và bút pháp mỉa mai, châm biếm bậc thầy của Nguyễn Ái Quốc. Bài làm phải nêu được sáng tạo nghệ thuật độc đáo và bút pháp mỉa mai, châm biếm bậc thầy của tác giả, đặc biệt chú ý mấy chữ trong nội dung yêu cầu: "độc đáo", "’bậc thầy".
Cần chú ý là tác phẩm Vi Hành được viết vào năm 1923, sau sự kiện Khải Định sang Pháp một năm, sau các tác phẩm đặc sắc như Lời than vãn của bà Trưng Trắc và Con rồng tre, cùng viết về một chủ đề. Điều này đòi hỏi tác giả Nguyễn ái Quốc phải vượt lên chính mình, và làm sao cho thú vị, không lặp lại một cách nhàm chán, từ đó mà tạo thành một sáng tạo độc đáo.
Nói tới "bút pháp" là nói tới cách viết, các biện pháp nghệ thuật, ở đây là biện pháp mỉa mai, châm biếm.
Làm bài này người viết cần chỉ ra cụ thể bằng ví dụ các giá trị nghệ thuật nêu lên trong đề ra.
Cần chú ý là tác phẩm Vi Hành được viết vào năm 1923, sau sự kiện Khải Định sang Pháp một năm, sau các tác phẩm đặc sắc như Lời than vãn của bà Trưng Trắc và Con rồng tre, cùng viết về một chủ đề. Điều này đòi hỏi tác giả Nguyễn ái Quốc phải vượt lên chính mình, và làm sao cho thú vị, không lặp lại một cách nhàm chán, từ đó mà tạo thành một sáng tạo độc đáo.
Nói tới "bút pháp" là nói tới cách viết, các biện pháp nghệ thuật, ở đây là biện pháp mỉa mai, châm biếm.
Làm bài này người viết cần chỉ ra cụ thể bằng ví dụ các giá trị nghệ thuật nêu lên trong đề ra.
* DÀN BÀI SƠ LƯỢC
a) Mở bài:
- Vị trí của nghệ thuật trào phúng trong sáng tác văn học của Nguyễn ái Quốc.
- Vi hành – một sáng tạo mới trong nghệ thuật trào phúng của Nguyễn ái Quốc.
b) Thân bài:
- Vi hành – một đòi hỏi sáng tạo mới sau Lời than vãn của bà Trưng Trắc và Con rồng tre.
- Một tình huống truyện mới mở ra hai hướng dẫn đàm tiếu về Khải định.
+ Chế giễu Khải định mà vắng mặt Khải định.
+ Một chuyện nhận lầm để hóa không thành có.
- Đàm tiếu của kẻ nhận lầm:
+ Đôi nam nữ người Pháp và sự nhận lầm ngộ nghĩnh.
+ Khải định trở thành một trò mua vui rẻ tiền.
+ Những so sánh với các cuộc "vi hành" của các vĩ nhân nhằm vạch mặt Khải định.
+ Những nghi vấn giả định nhằm mỉa mai Khải Định và quan thầy.
+ Tiếp tục biện pháp "quá mù ra mưa" để chế giễu sự mẫn cán của mật thám Pháp.
- Kết luận về tình huống truyện độc đáo.
- Bút pháp mỉa mai, châm biếm của tác giả:
+ Những ví von ngộ nghĩnh;
+ Những nghi vấn giả định;
+ Tính chất chính luận sắc bén.
c) Kết luận:
Truyện ngắn Vi Hành là:
- Một sáng tạo nghệ thuật độc đáo, một bút pháp mỉa mai, châm biếm bậc thầy.
- Một thành tựu sắc sảo của văn học cách mạng.
* GỢI Ý LÀM BÀI
Trong sáng tạo văn học của Nguyễn Ái Quốc nghệ thuật trào phúng chiếm một vị trí đặc biệt. Với nghệ thuật trào phúng Nguyễn Ái Quốc đã phơi bày bản chất tàn bạo, giả dối của chế độ thực dân Pháp. Cũng với nghệ thuật ấy. Người bày tỏ thái độ khinh bỉ đối với bọn vua quan bù nhìn bán nước cầu vinh, chỉ riêng đối với sự kiện Khải Định sang Pháp dự cuộc Đấu xảo thuộc địa. Nguyễn Ái Quốc đã sáng tác truyện ngắn Lời than vãn của bà Trưng Trắc và vở kịch Con rồng tre lên án và chế giễu sâu cay ông vua bù nhìn. Nhân kỉ niệm một năm chuyến đi ô nhục ấy, Nguyễn Ái Quốc lại viết truyện ngắn Vi Hành, biến Khải Định thành đối tượng của những cuộc đàm tiếu khinh bỉ. Vấn đề đặt ra cho tác giả là phải sáng tạo một hình thức nghệ thuật mới để không lập lại chính mình. Sự thành công của tác phẩm Vi hành đã chứng tỏ tài năng nghệ thuật dồi dào, sắc bén của nhà văn Nguyễn Ái Quốc.
Thật vậy, nếu trong hai tác phẩm Lời than vãn của bà Trưng Trắc và Con rồng tre, Khải Định trực tiếp xuất hiện, thì ở đây, trong tác phẩm Vi hành, vua Khải Định vắng mặt. Vậy làm thế nào để cho Khải Định xuất hiện, đặng nhận lấy lời đàm tiếu nhục nhã và lời tố cáo sắc bén? Nguyễn Ái Quốc đã dùng biện pháp hóa không thành có- biện pháp hiểu lầm, nhận lầm một người An Nam là nhà vua đi "vi hành", để tố cáo, chế giễu một cách cay độc. Ai là người có thể nhận lầm như vậy? Đó không thể là người An Nam, thần dân của ngài. Đó chỉ có thể là người dân Pháp hiếu kì và từ lâu đã không xem vua chúa như một đấng bề trên. Nguyễn Ái Quốc đã sáng tạo nên một đôi nam nữ người Pháp nhận lầm vua An Nam trên xe điện, và truyện ngắn mở đầu bằng cuộc tranh luận của họ. Chàng trai quả quyết đó chính là nhà vua, còn cô gái, người đã thấy nhà vua ở trường đua thì quả quyết là không phải, vì thấy thiếu mũ măng, nhẫn vàng, hạt cườm. Từ hai cách hiểu ấy mở ra hai hướng đàm tiếu: đàm tiếu về trang phục nhà vua và đàm tiếu về việc "vi hành" của ông.
Việc đàm tiếu về trang phục nhà vua do đôi thanh niên nam nữ người Pháp thực hiện. Lợi dụng cách cảm nhận ngộ nghĩnh của họ đối với cách ăn mặc xa lạ. Nguyễn Ái Quốc đã biến ông vua thành một trò cười rẻ tiền: đầu đội chụp đèn, quấn khăn, tay đeo đầy nhẫn, mũi tẹt, mắt xếch, mặt bủng như quả chanh, không một chút uy nghi, đường bệ. Hơn thế, người bạn gái đã trông thấy nhà vua, hình dung vua là người "đeo lên người hắn đủ cả bộ lụa là, đủ cả bộ hạt cườm", y như một mụ đàn bà. Còn người thanh niên thì xem vua như một trò vui mắt không phải mất tiền như xem "vợ lẽ nàng hầu vua Cao Miên", hoặc "trò leo trèo, nhào lộn của sư thánh xứ Công Gô". Thậm chí còn tung tin Nhà hát Múa rối định ký hợp đồng thuê nhà vua biểu diễn! Thật không còn lời báng bổ, khinh miệt nào hơn đối với một đức Hoàng Thượng! Nhưng đó là sự thật: Khải Định chỉ đóng được một vai hề rẻ tiền trong lịch sử!
Việc đàm tiếu về truyện "vi hành" do kẻ bị nhận lầm – tác giả bức thư gửi cho cô em họ – thực hiện qua lời tâm sự trong thư. Đây là lời của một người An Nam, am hiểu nội tình nước Nam. Ở đây Nguyễn Ái Quốc dùng biện pháp "quá mù ra mưa" – nhân có người nói nhà vua "vi hành", thế là người anh họ trong thư liền liên hệ với các cuộc "vi hành" của các vị vua vĩ đại như vua Thuấn, vua Pie, và bình luận nhạo báng về cuộc "vi hành" tưởng tượng của vua Nam. Đây là một đoạn văn nữa mỉa mai sắc bén, từ nào cũng nhằm phơi trần thân phận và nhân cách hèn hạ của tên vua.
Biện pháp "quá mù ra mưa" lại được sử dụng thêm một lần: nhân việc người Pháp nhận lầm vua Nam, tác giả đẩy xa hơn: phổ quát hóa sự nhận lầm để châm biếm việc cảnh sát Pháp theo dõi người yêu nước Việt Nam trên đất Pháp:"… tất cả những ai ở Đông Dương có màu da trắng đều là những bậc khai hóa thì bây giờ đến lượt tất cả những ai có màu da vàng đều trở thành Hoàng đế ở Pháp". Trở thành Hoàng đế thì được sự chăm sóc, theo dõi của cảnh sát và đó là nỗi phiền hà cho những ai da vàng.
Đến đây ta thấy "Vi hành" rõ ràng là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo lạ lùng. Ai cũng thấy là tác giả bịa, nhưng là một sự bịa đặt khéo léo, tài tình, hợp lí, có khả năng tố cáo sâu sắc và do đó mà gây thú vị cho người đọc. Có thể nói là tác giả đã dùng phép "đà đao", nhân sự hiểu lầm của mấy người Pháp mà đưa ngòi bút sắc bén đánh trúng vào chỗ trí mạng của tên vua. Ở đây người ta thấy sức mạnh nghệ thuật được sử dụng một cách nhẹ nhàng, dí dỏm, đắc địa.
Ngoài việc xây dựng cốt truyện khéo léo, việc không có mà như có thật, bút pháp mỉa mai, châm biếm của tác giả thể hiện ở các pháp ví von dí dỏm rất "Tây": mũ miện của vua thì ví với chụp đèn, ngọc quý thì ví với hạt cườm, nhìn vua thành con rối, so hắn với hề Saclô, đặc biệt, ngòi bút mỉa mai của tác giả chỉa thẳng một lúc vào hai đối tượng: thực dân và phong kiến. Ta hãy xem tác giả viết trong thư: "Phải chăng là ngài muốn biết dân Pháp, dưới quyền ngự trị của bạn ngài là Alêchxăng đệ Nhất, (…) có được uống nhiều rượu và được hút nhiều thuốc phiện bằng dân Nam, dưới quyền ngự trị của ngài, hay không?(…). Hay là, chán cảnh làm một ông vua to, giờ ngài lại muốn nếm thử cuộc đời các cậu công tử bé?". Những nghi vấn thật là mỉa mai! Và đây là lời mỉa mai cảnh sát Pháp: "Các vị chẳng nề hà chút công sức nào để bảo vệ bọn tôi, và giá có được trông thấy các vị ân cần theo dõi tôi chẳng khác bà mẹ hiền rình con thơ chập chững bước đi thứ nhất, thì hẳn cô phải phát ghen lên được về nỗi niềm âu yếm của các vị đối với tôi. Có thể nói là các vị bám lấy đế giày tôi, dính chặt với tôi như hình với bóng…" Biết bao chua chát, cay đắng trong nụ cười ở đây! Đó là nghệ thuật mỉa mai, châm biếm có tính chất chính luận hết sức già dặn. Tất cả các chữ dùng đều được sử dụng rất đắt và phát huy tác dụng châm biếm tối đa. Chẳng hạn gọi vua Pháp là "bạn" của vua Nam hoặc nói cảnh sát Pháp theo dõi như "mẹ hiền rình con thơ" v.v… và v.v…
Tóm lại, nghệ thuật độc đáo và bút pháp mỉa mai châm biếm bậc thầy của thiên truyện đã chứng tỏ tài nghệ siêu việt, phong phú của Nguyễn Ái Quốc, chứng tỏ một thành tựu sắc sảo của nghệ thuật cách mạng giàu tính chiến đấu.
Còn nữa....