Bài làm
Nguyễn Trung Thành, một trong những gương mặt tiêu biểu của văn học Việt Nam. Ông sáng tác trên nhiều mảng, truyện ngắn, kí,… ở mảng nào cũng có những tác phẩm xuất sắc. Nhắc đến ông ta không thể không nhắc đến truyện Rừng xà nu, một tác phẩm mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, in đậm dấu ấn phong cách của ông.
Mở đầu tác phẩm, cũng như xuyên suốt câu chuyện này là hình tượng câu xà nu. Nhưng đồi xà nu, nối tiếp nhau đến tận chân trời, mở ra một không gian mênh mông, vô tận đầy sức sống, bạt ngàn, mạnh mẽ. Bằng hình tượng cây xà nu, tác giả đã tái hiện vẻ đẹp đặc trưng, kỳ thú của mảnh đất Tây Nguyên. Đồng thời cây xà nu cũng chính là biểu tượng cho dân làng Xô Man.
Cây xà nu gắn bó mật thiết với dân làng, trong đời sống hàng ngày cho đến cả những sự kiện trọng đại. Kẻ thù tra tấn dữ dội Tnú, bằng cách tẩm dầu xà nu đốt mười đầu ngón tay của anh, xà nu đã trở thành vật dụng bị kẻ thù lợi dụng để hủy hoại dân Xô Man. Nhưng cây xà nu còn cho thấy sự thay đổi của dân làng Xô Man, từ chỗ không dám cầm vũ khí đến dám cầm vũ khí đứng lên chống lại quân giặc. Và trong đêm Tnú về thăm làng: đuốc xà nu dẫn người dân làng Xô Man trên khắp nẻo đường dồn về tập trung tại nhà Ưng, họ cầm ngọn lửa của mình để ném vào đống lửa giữa nhà, mọi người quây quần quanh đống lửa lớn để nghe cụ Mết kể về cuộc đời của anh Tnú.
Không chỉ vậy, hình ảnh cây xà nu còn là biểu tượng cho số phận, phẩm chất của người dân Tây Nguyên. Hình ảnh cả cánh rừng xà nu đầy thương tích, mỗi ngày giặc bắn đại bác hai lần, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn che chở cho làng, hàng ngàn cây xa nu không cây nào không bị thương. Có những cây chặt đứt ngang nửa thân mình đổ ào ào như một trận bão, ở chỗ vết thương nhựa ứa ra... bầm lại đen , quện thành cục máu lớn. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đạn đại bác chặt đứt làm đôi,… Hình ảnh cây xà nu bị thương cũng chính là biểu tượng cho những đau thương mất mát mà dân làng Xô Man phải gánh chịu. Dân làng đem cả tính mạng mình nuôi giấu cán bộ, chịu bao hi sinh, những vẫn đồng lòng bảo vệ cách mạng.
Và rừng xà nu chính là biểu tượng đẹp đẽ nhất cho phẩm chất tốt đẹp của dân làng Xô Man. Không có loài cây nào khao khát ánh sáng như xà nu, chúng có sức vươn lên mạnh mẽ, giống như sức sống tiềm tàng của người dân Tây Nguyên. Không chỉ vậy, chúng còn có sức sống bất diệt, không gì cỏ thể tiêu diệt được. Xây dựng hình tượng cây xà nu tác giả đã gián tiếp nói lên những phẩm chất anh hùng, cốt cách đẹp đẽ của con người Tây Nguyên, đồng thời cũng hé mớ cảnh cửa bước vào thế giới và khám phá con người nơi đây.
Nổi bật nhất trong tác phẩm là nhân vật Tnú hội tụ đầy đủ vẻ đẹp của con người Tây Nguyên. Ngay từ bé, Tnú đã tỏ ra là một cậu bé hết sức dũng cảm, cậu nuôi giấu cán bộ, sẵn sàng cầm đá đập vào đầu khi không học được. Khi làm nhiệm vụ cậu không đi đường bằng phẳng mà tìm những con đường rừng, lội qua thác mạnh, để địch không bắt được. Khi trưởng thành, đã là một chiến sĩ cách mạng, sự gan góc, dũng cảm càng được bộc lộ rõ hơn. Bị bắt giam, Tnú vượt ngục trở về, khi vợ con bị đe dọa tính mạng, Tnú sẵn sàng xông vào cứu vợ con. Và dù bị giặc tra tấn, Tnú không hề van xin, mà chịu đựng đau đớn cho đến cùng.
Không chỉ vậy, Tnú còn là một người có tính kỉ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách mạng. Ngày từ khi còn nhỏ Tnú đã có tình yêu và niềm tin với cách mạng, cậu nuôi giấu cán bộ và mang trong mình mong muốn được trở thành chiến sĩ cách mạng để giải phóng bản làng. Tính kỉ luật của Tnú còn được thể hiện rõ trong việc tuân thủ mệnh lệnh cấp trên, được nghỉ phép cậu chỉ về thăm làng đúng một đêm, sau đó ra đi ngay, dù trong lòng còn biết bao lưu luyến, bịn rịn.
Nhưng bên trong một con người có vẻ bề ngoài sắt đá, có tính kỉ luật cao như vậy là lại người có trái tim yêu thương nồng nàn. Tình yêu đó được thể hiện trước hết là với buôn làng, Tnú lớn lên trong sự săn sóc của dân làng, bởi vậy Tnú coi mọi người như người thân của mình. Cũng chính vì vậy, dù thời gian nghỉ phép vô cùng ngắn ngủi Tnú vẫn háo hức trở về, xúc động khi được gặp lại mọi người và được ở trong vòng tay thân thương của những người cùng bản làng. Trái tim yêu thương đó càng được thể hiện rõ hơn với vợ con của anh. Khi Mai sinh con, anh không thể đi mua vải được anh đã xé đôi tấm dồ của mình ra làm tấm choàng cho Mai địu con. Và trong khoảnh khắc, nhìn thấy vợ con bị tra tấn dã man, không thể xông vào cứu, Tnú đau đớn đến tột cùng. Nhưng cuối cùng tình yêu thương vợ con vượt lên trên tất cả, tình cảm đã lấn át lí trí, Tnú đã lao vào cứu vợ con dù biết chắc mình có thể sẽ phải hi sinh. Bởi anh hiểu rằng, khi ấy vợ con cần anh biết nhường nào.
Tình yêu thương càng nồng nàn thì lòng căm thù giặc càng sục sôi, sâu sắc. Tnú mang trong mình ba mối thú lớn: mối thù đầu tiên là với bản thân, sau lần bị giặc tra tấn, mỗi ngón tay đều cụt một đốt, lòng căm thù giặc trong Tnú càng trở nên sâu sắc hơn. Nhưng mối thù của bản thân vẫn không bằng mối thù của gia đình, vợ con anh – những người mà anh yêu thương nhất đã bị giặc tra tấn dã man và chết, điều đó sẽ ám ánh trong tâm can anh đến hết cuộc đời, khiến cho lòng căm thù giặc càng sục sôi hơn. Và cuối cùng là mối thù chung với dân làng, dân làng bị tan sát dã màn. Từ khối thù chung và riêng ấy đã thức tỉnh tinh thần chiến đấu trong Tnú.
Hình tượng nhân vật Tnú là điển hình cho con đường đấu tranh cách mạng của người dân Tây Nguyên, làm sáng tỏ chân lí thời đại: “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo” – chủ động đánh giặc, muốn dành được độc lập chỉ có con đường duy nhất là đấu tranh vũ trang. Không chỉ vậy Tnú còn tiêu biểu cho vẻ đẹp và sức mạnh của con người Tây Nguyên trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Ngoài hình tượng nhân vật Tnú, tác phẩm còn nổi bật với tập thể anh hùng làng Xô Man. Mỗi người là một chiến sĩ, mang trong mình niềm tin với Đảng, với cách mạng và lòng trung thành với cách mạng. Nhưng bên cạnh những đặc điểm chung đó, mỗi người lại có những nét đẹp riêng. Trước hết là nhân vật cụ Mết, cụ là hiện thân của vẻ đẹp núi rừng và con người Tây Nguyên. Cụ Mết là người chỉ huy trực tiếp cuộc kháng chiến của dân làng Xô Man, cụ lãnh đạo nhân dân, xây dựng làng Xô Man thành làng kháng chiến để đấu tranh lâu dài với giặc Mĩ. Không chỉ vậy, cụ còn giáo dục lòng yêu nước ở thế hệ sau, truyền nhiết huyết và quyết tâm giết giặc cho thế hệ trẻ. Dít và Heng có thể coi là thế hệ trẻ tiêu biểu của làng Xô Man. Dít mang trong mình sự gai góc, quyết đoán, sẽ là thế hệ tiếp bước cha ông xuất sắc.
Tác phẩm mang tính sử thi Tây Nguyên đậm nét. Nghệ thuật xây dựng hình tượng đặc sắc, mỗi nhân vật có số phận và tính cách riêng, nhưng ở họ đều ngời sáng lòng yêu nước và dũng cảm. Lối kể chuyện hấp dẫn : tác giả sử dụng kết cấu chuyện lồng trong chuyện: câu chuyện cuộc đời anh Tnú và chuyện của dân làng Xô Man. Ngôn ngữ trần thuật đậm chất Tây Nguyên, đem lại dấu ấn riêng cho tác phẩm.
Tác phẩm là bài ca ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên Tây Nguyên hùng vĩ, anh hùng. Không chỉ vậy Rừng xà nu còn là khúc tráng ca ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất anh hùng, bất khuất của người dân Tây Nguyên. Kết hợp với ngôn ngữ và lối kể chuyện hấp dẫn đã góp phần tạo nên thành công của tác phẩm.
st
Nguyễn Trung Thành, một trong những gương mặt tiêu biểu của văn học Việt Nam. Ông sáng tác trên nhiều mảng, truyện ngắn, kí,… ở mảng nào cũng có những tác phẩm xuất sắc. Nhắc đến ông ta không thể không nhắc đến truyện Rừng xà nu, một tác phẩm mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, in đậm dấu ấn phong cách của ông.
Mở đầu tác phẩm, cũng như xuyên suốt câu chuyện này là hình tượng câu xà nu. Nhưng đồi xà nu, nối tiếp nhau đến tận chân trời, mở ra một không gian mênh mông, vô tận đầy sức sống, bạt ngàn, mạnh mẽ. Bằng hình tượng cây xà nu, tác giả đã tái hiện vẻ đẹp đặc trưng, kỳ thú của mảnh đất Tây Nguyên. Đồng thời cây xà nu cũng chính là biểu tượng cho dân làng Xô Man.
Cây xà nu gắn bó mật thiết với dân làng, trong đời sống hàng ngày cho đến cả những sự kiện trọng đại. Kẻ thù tra tấn dữ dội Tnú, bằng cách tẩm dầu xà nu đốt mười đầu ngón tay của anh, xà nu đã trở thành vật dụng bị kẻ thù lợi dụng để hủy hoại dân Xô Man. Nhưng cây xà nu còn cho thấy sự thay đổi của dân làng Xô Man, từ chỗ không dám cầm vũ khí đến dám cầm vũ khí đứng lên chống lại quân giặc. Và trong đêm Tnú về thăm làng: đuốc xà nu dẫn người dân làng Xô Man trên khắp nẻo đường dồn về tập trung tại nhà Ưng, họ cầm ngọn lửa của mình để ném vào đống lửa giữa nhà, mọi người quây quần quanh đống lửa lớn để nghe cụ Mết kể về cuộc đời của anh Tnú.
Không chỉ vậy, hình ảnh cây xà nu còn là biểu tượng cho số phận, phẩm chất của người dân Tây Nguyên. Hình ảnh cả cánh rừng xà nu đầy thương tích, mỗi ngày giặc bắn đại bác hai lần, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn che chở cho làng, hàng ngàn cây xa nu không cây nào không bị thương. Có những cây chặt đứt ngang nửa thân mình đổ ào ào như một trận bão, ở chỗ vết thương nhựa ứa ra... bầm lại đen , quện thành cục máu lớn. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đạn đại bác chặt đứt làm đôi,… Hình ảnh cây xà nu bị thương cũng chính là biểu tượng cho những đau thương mất mát mà dân làng Xô Man phải gánh chịu. Dân làng đem cả tính mạng mình nuôi giấu cán bộ, chịu bao hi sinh, những vẫn đồng lòng bảo vệ cách mạng.
Và rừng xà nu chính là biểu tượng đẹp đẽ nhất cho phẩm chất tốt đẹp của dân làng Xô Man. Không có loài cây nào khao khát ánh sáng như xà nu, chúng có sức vươn lên mạnh mẽ, giống như sức sống tiềm tàng của người dân Tây Nguyên. Không chỉ vậy, chúng còn có sức sống bất diệt, không gì cỏ thể tiêu diệt được. Xây dựng hình tượng cây xà nu tác giả đã gián tiếp nói lên những phẩm chất anh hùng, cốt cách đẹp đẽ của con người Tây Nguyên, đồng thời cũng hé mớ cảnh cửa bước vào thế giới và khám phá con người nơi đây.
Nổi bật nhất trong tác phẩm là nhân vật Tnú hội tụ đầy đủ vẻ đẹp của con người Tây Nguyên. Ngay từ bé, Tnú đã tỏ ra là một cậu bé hết sức dũng cảm, cậu nuôi giấu cán bộ, sẵn sàng cầm đá đập vào đầu khi không học được. Khi làm nhiệm vụ cậu không đi đường bằng phẳng mà tìm những con đường rừng, lội qua thác mạnh, để địch không bắt được. Khi trưởng thành, đã là một chiến sĩ cách mạng, sự gan góc, dũng cảm càng được bộc lộ rõ hơn. Bị bắt giam, Tnú vượt ngục trở về, khi vợ con bị đe dọa tính mạng, Tnú sẵn sàng xông vào cứu vợ con. Và dù bị giặc tra tấn, Tnú không hề van xin, mà chịu đựng đau đớn cho đến cùng.
Không chỉ vậy, Tnú còn là một người có tính kỉ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách mạng. Ngày từ khi còn nhỏ Tnú đã có tình yêu và niềm tin với cách mạng, cậu nuôi giấu cán bộ và mang trong mình mong muốn được trở thành chiến sĩ cách mạng để giải phóng bản làng. Tính kỉ luật của Tnú còn được thể hiện rõ trong việc tuân thủ mệnh lệnh cấp trên, được nghỉ phép cậu chỉ về thăm làng đúng một đêm, sau đó ra đi ngay, dù trong lòng còn biết bao lưu luyến, bịn rịn.
Nhưng bên trong một con người có vẻ bề ngoài sắt đá, có tính kỉ luật cao như vậy là lại người có trái tim yêu thương nồng nàn. Tình yêu đó được thể hiện trước hết là với buôn làng, Tnú lớn lên trong sự săn sóc của dân làng, bởi vậy Tnú coi mọi người như người thân của mình. Cũng chính vì vậy, dù thời gian nghỉ phép vô cùng ngắn ngủi Tnú vẫn háo hức trở về, xúc động khi được gặp lại mọi người và được ở trong vòng tay thân thương của những người cùng bản làng. Trái tim yêu thương đó càng được thể hiện rõ hơn với vợ con của anh. Khi Mai sinh con, anh không thể đi mua vải được anh đã xé đôi tấm dồ của mình ra làm tấm choàng cho Mai địu con. Và trong khoảnh khắc, nhìn thấy vợ con bị tra tấn dã man, không thể xông vào cứu, Tnú đau đớn đến tột cùng. Nhưng cuối cùng tình yêu thương vợ con vượt lên trên tất cả, tình cảm đã lấn át lí trí, Tnú đã lao vào cứu vợ con dù biết chắc mình có thể sẽ phải hi sinh. Bởi anh hiểu rằng, khi ấy vợ con cần anh biết nhường nào.
Tình yêu thương càng nồng nàn thì lòng căm thù giặc càng sục sôi, sâu sắc. Tnú mang trong mình ba mối thú lớn: mối thù đầu tiên là với bản thân, sau lần bị giặc tra tấn, mỗi ngón tay đều cụt một đốt, lòng căm thù giặc trong Tnú càng trở nên sâu sắc hơn. Nhưng mối thù của bản thân vẫn không bằng mối thù của gia đình, vợ con anh – những người mà anh yêu thương nhất đã bị giặc tra tấn dã man và chết, điều đó sẽ ám ánh trong tâm can anh đến hết cuộc đời, khiến cho lòng căm thù giặc càng sục sôi hơn. Và cuối cùng là mối thù chung với dân làng, dân làng bị tan sát dã màn. Từ khối thù chung và riêng ấy đã thức tỉnh tinh thần chiến đấu trong Tnú.
Hình tượng nhân vật Tnú là điển hình cho con đường đấu tranh cách mạng của người dân Tây Nguyên, làm sáng tỏ chân lí thời đại: “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo” – chủ động đánh giặc, muốn dành được độc lập chỉ có con đường duy nhất là đấu tranh vũ trang. Không chỉ vậy Tnú còn tiêu biểu cho vẻ đẹp và sức mạnh của con người Tây Nguyên trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Ngoài hình tượng nhân vật Tnú, tác phẩm còn nổi bật với tập thể anh hùng làng Xô Man. Mỗi người là một chiến sĩ, mang trong mình niềm tin với Đảng, với cách mạng và lòng trung thành với cách mạng. Nhưng bên cạnh những đặc điểm chung đó, mỗi người lại có những nét đẹp riêng. Trước hết là nhân vật cụ Mết, cụ là hiện thân của vẻ đẹp núi rừng và con người Tây Nguyên. Cụ Mết là người chỉ huy trực tiếp cuộc kháng chiến của dân làng Xô Man, cụ lãnh đạo nhân dân, xây dựng làng Xô Man thành làng kháng chiến để đấu tranh lâu dài với giặc Mĩ. Không chỉ vậy, cụ còn giáo dục lòng yêu nước ở thế hệ sau, truyền nhiết huyết và quyết tâm giết giặc cho thế hệ trẻ. Dít và Heng có thể coi là thế hệ trẻ tiêu biểu của làng Xô Man. Dít mang trong mình sự gai góc, quyết đoán, sẽ là thế hệ tiếp bước cha ông xuất sắc.
Tác phẩm mang tính sử thi Tây Nguyên đậm nét. Nghệ thuật xây dựng hình tượng đặc sắc, mỗi nhân vật có số phận và tính cách riêng, nhưng ở họ đều ngời sáng lòng yêu nước và dũng cảm. Lối kể chuyện hấp dẫn : tác giả sử dụng kết cấu chuyện lồng trong chuyện: câu chuyện cuộc đời anh Tnú và chuyện của dân làng Xô Man. Ngôn ngữ trần thuật đậm chất Tây Nguyên, đem lại dấu ấn riêng cho tác phẩm.
Tác phẩm là bài ca ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên Tây Nguyên hùng vĩ, anh hùng. Không chỉ vậy Rừng xà nu còn là khúc tráng ca ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất anh hùng, bất khuất của người dân Tây Nguyên. Kết hợp với ngôn ngữ và lối kể chuyện hấp dẫn đã góp phần tạo nên thành công của tác phẩm.
st