Phân tích tác dụng của những biện pháp tu từ trong khổ thơ (Bài Mùa xuân nho nhỏ)

Phân tích tác dụng của những biện pháp tu từ trong khổ thơ sau:


Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước


(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Phân tích thành hẳn bài văn dài theo kiểu có Mở bài - TB - KL trong các bài tập làm văn hay phân tích theo kiểu bài tập từ ngữ - từ vựng để hiểu về các biện pháp tu từ? Đối với câu hỏi dạng này, nếu bạn không chú thích rõ sẽ làm cho người nghe không hiểu rõ ý tứ của bạn. Nếu là bài tập về từ ngữ thì biện pháp tu từ trong đoạn này là biện pháp so sánh ngang bằng.

So sánh đất nước (đối tượng đem ra so sánh ) với vì sao (đối tượng được so sánh): tác giả sử dụng ý so sánh rất hay, rất đẹp để dụng ý nói rằng đất nước ta tươi đẹp và trường tồn lâu dài như những vì sao trên trời cao ngàn năm chiếu sáng vậy. Nếu kết hợp với câu dưới "cứ tiến lên phía trước", vì sao luôn ở trên trời cao, so sánh với vì sao tác giả muốn nói đất nước chúng ta luôn ở vị thế cao, sánh ngang với các vì tinh tú khác (tức các dân tộc khác), luôn luôn đi về phía trước, không bao giờ lùi bước (ngày trước là không lùi bước trước kẻ thù, trước các lực lượng mạnh cả về vũ trang lẫn văn hóa; ngày nay cũng chưa từng lùi bước, các thế hệ không ngừng học hỏi, không ngừng đoàn kết để đưa đất nước tiến xa hơn sánh ngang với các cường quốc năm châu).

=> Biện pháp so sánh đã giúp cho câu thơ không những hay hơn, đẹp hơn mà còn ẩn chứa được rất nhiều những dụng ý sâu sắc. Thanh Hải đã rất thành công khi sử dụng hợp lí biện pháp này trong việc thể hiện ý tưởng của mình.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top