Phân tích đoạn trích “Truyện cũ trong phủ chúa Trịnh”

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
Phân tích đoạn trích “Truyện cũ trong phủ chúa Trịnh”.

a.
Mở bài:

- Cuối thế kỷ 18, trong nước rối reng, các thế lực phong kiến chia bè phái thao túng quyền hành, vừa sát hại lẫn nhau vừa ra sức bóc lột của cải khiến đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.

- Đoạn trích ghi lại cảnh sống xa hoa vô độ của chúa Trịnh và bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa và nổi thống khổ của dân.

b.
Thân bài:

- Cuộc sống của chúa Trịnh và bọn quan lại:

+
Xây dựng nhiều cung điện, đền đài lãng phí, hao tiền tốn của

+
Thích đi chơi, ngắm cảnh đẹp. Những cuộc dạo chơi bày trò giải trí hết sức lố lăng tốn kém.

+ Việc tìm thú vui của chúa Trịnh thực chất là để cướp đoạt những của quý trong thiên hạ, để tô điểm cho cuộc sống xa hoa : “cây đa to, cành lá như cây cổ thụ”, phải một cơ binh hàng trăm người mới khiêng nổi. Hình núi non bộ trông như bể đầu non.

+ Cảnh thì xa hoa lộng lẫy nhưng âm thanh lại gợi cảm giác ghê rợn, tang tóc đau thương, báo trước điềm gỡ: sự suy vong tất yếu của một triều đại phong kiến.

+ Bằng cách đưa ra những sự việc cụ thể, phương pháp so sánh liệt kê – miêu tả tỉ mỉ xinh động, tác giả đã khắc họa một cách ấn tượng rõ nét cuộc sống ăn chơi xa hoa vô độ của vua chúa quan lại thời vua Lê, chúa Trịnh, thể hiện thái độ phê phán, không đồng tình với chế độ phong kiến thời Trịnh – Lê.

- Thủ đoạn của bọn quan hầu cận:

+
Ngang nhiên ỷ thế hoành hành, vừa ăn ướp vừa la làng. Đó là hành vi ngang ngược, tham lam, tàn bạo, vô lý, bất công.

+
Dân chúng bị đe dọạ, cướp bóc, o ép sợ hãi, thường phải bỏ của ra kêu van chí chết, có khi phải đập bỏ núi non bộ - hoặc phá bỏ cây cảnh để tránh khỏi tai vạ.

Tăng tính thuyết phục, kín đáo bộc lộ thái độ lên án phê phán chế độ phong kiến.

+ Bằng cách xây dựng hình ảnh đối lập, dung phương pháp so sánh, liệt kê những sự việc có tính cụ thể chân thực, tác giả đã phơi bày, tố cáo những hành vi thủ đoạn của bọn quan lại hầu cận.

- Thái độ của tác giả:

+
Kín đáo bộc lộ sự không đồng tình trước sự xa hoa, ăn chơi vô lối của chúa Trịnh. Cảm nhận được dấu hiệu chẳng lành “kẻ thức giả cho đó là triệu bất thường”.

+
Bất bình trước hành động tác oai tác quái của bọn hoạn quan, tỏ sự xót xa kín đáo tới tình cảnh và cuộc sống bất ổn của người dân.

c.
Kết bài:

- Đoạn trích đã phản ánh cuộc sống xa hoa vô độ cùng với bản chất tham lam, tàn bạo, vô lý bất công của bọn vua chúa, quan lại phong kiến.

- Người đọc hiểu một giai đoạn lịch sử của dân tộc.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top