Phân tích đoạn thơ trong bài " Tây Tiến" của Quang Dũng

T

Tuyền Nguyễn

Guest
Đề : Phân tích đoạn thơ sau trong bài " Tây Tiến" của Quang Dũng

- Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
- Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
- Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
- Mường Lát hoa về trong đêm hơi
- Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
- Heo hút còn mây súng ngửi trời
- Ngàn thước lên cao, ngàn thuốc xuống
- Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
- Anh bạn dãi dầu không bước nữa
- Gục lên súng mũ bỏ quên đời
- Chiều chiều oai linh thác gầm thét
- Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
- Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
- Mai Châu mùa em thơm nếp xôi


I. MỞ BÀI:
-
Quang Dũng một nghệ sĩ đa tài, hồn thơ phóng khoáng, lãng mãn và tài hoa - đặc biệt là khi viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài.
Bài thơ "Tây Tiến" là tiếng lòng của Quang Dũng khi nhớ về một đoàn quân, một miền đất, một đoạn đời của chính nhà thơ.
- Cảm xúc và ấn tượng nhất là đoạn thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc và
con đường hành quân của đoàn binh Tây Tiến.

II. THÂN BÀI:
- Thiên nhiên và con người quyện, viết về thiên nhiên hùng vĩ hoang sơ của núi rừng Tây Bắc cũng chính là viết về con người, những người lính anh hùng, kiêu dũng trong kháng chiến chống Pháp.
1. Hai cầu đầu: "nhớ chơi vơi" được dùng rất sáng tạo (Thông thường không ai nói nhớ chơi vơi, nhưng trong bài thơ tái hiện lại những cảnh núi rừng trùng điệp, gợi lại những kỉ niệm ấm áp một đi không trở lại, nỗi nhớ chơi vơi tự nhiên có sức sống, đấy là cảm xúc chủ đạo của toàn bài thơ).
2. Thiên nhiên Tây Bắc khắ nghiệt, dữ dội, hoang sơ và thơ mộng con đường hành quân đầy gian khổ của người lính Tây Tiến.
- Những địa danh "Sài Khao", "Mường Lát". . .gợi lên không gian hoang sơ nơi xứ lạ. Câu thơ "Mường Lát hoa về trong đêm hơi" giàu sức gợi. Câu thơ được viết hầu hết là thanh bằng gợi cảm giác lâng lâng, chơi vơi, tài hoa và lãng mạn.
- Cảm hứng lãng mạn ấy, khung cảnh núi rừng hiểm trở với thác lũ mưa nguồn, dữ dội, hoang sơ, heo hút, điệp trùng và độ cao ngất trời.
"Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút còn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thuốc xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi"
+ Hai câu thơ đầu diễn tả độ cao ngất trời và sự heo hút của đèo Tây Bắc. Từ láy rất giàu giá trị hình: "khúc khuỷu", "thăm thẳm", "heo hút". . . Thủ pháp điện từ, đối lập được khai thác triệt để.
+ Hình ảnh "súng ngửi trời" được sử dụng rất tàn bạo và có tính chất tinh nghịch, tâm hồn lạc quan yêu đời, cách nói như là thách thức với gian khổ, hiểm nguy của người lính.
+ Câu thứ ba ngắt nhịp, thang trắc "Ngàn thước lên cao/ ngàn thuốc xuống" câu thơ như bẻ đôi, diễn tả hai sườn núi vút lên, đổ xuống gần như thẳng đứng.
Độ dốc, sự hiểm trở của núi đèo Tây Bắc. Chiều cao, sâu của dốc đã được "đo" bằng hơi thở của người lính. Sự phối hợp thanh điệu trong đoạn thơ hết sức sinh động, có giá trị tạo hình rất cao.
+ "Nhà ai Pha Luông...xa khơi", sử dụng thanh bằng, tạo cảm giác lâng lâng, chơi vơi. Thấp thoáng ẩn hiện một không gian mịt mù sương rừng mưa núi như trôi "bồng bềnh". Câu thơ tạo ấn tượng vừa thực vừa ảo rất thú vị.
- Sự hi sinh của người lính, âm điệu câu thơ trầm lắng và chùng xuống. Tác giả có ý thức tránh nói trực tiếp đến từ "chết". Vẽ lên cảnh "oai linh" của núi rừng, tác giả gián tiếp làm nổi rõ cái "oai linh" của các chiến sĩ can trường, dũng cảm.
- Đoạn thơ kết thúc với giọng điệu bồi hồi. Một kỉ niệm ngọt ngào về tình quân dân được nhắc tới: "Mai Châu mùa em thơm nếp xôi" - thanh bằng gây cảm giác lâng lâng, thanh thản.


III. KẾT BÀI:
- Sự phối hợp giữa nét tả gân guốc với nét tả tinh tế mềm mại đưa lại cho người đọc những cảm xúc thẩm mĩ phong phú. : Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc và con đường hành quân của đoàn binh Tây Tiến. Cảnh và người đều hiện lên rất lãng mạn.
- Đoạn thơ tả được cái thần của cái tình đã chín và cái tài hoa, phóng khoáng và hồn hậu của tác giả.


__ ST __
 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top