- Xu
- 458
Phân tích đoạn "Đám tang lão Gô-ri-ô" của Banzắc
Hướng dẫn làm bài
1. Đoạn trích Đám tang lão Gô-ri-ô được kể theo trật tự thời gian:
- Đám tang từ quán trọ bà Vô-ke đến nhà thờ thánh Ê-chiên-đuy-mông.
- Cuộc hành lễ tại nhà thờ.
- Đám tang từ nhà thờ đến nghĩa trang Cha La-se-đơ.
- Ra-xti-nhắc còn lại một mình sau khi chôn cất xong.
Có thể chia đoạn trích ra làm hai phần:
a. Từ đầu đến..."đã năm giờ rưỡi rồi": Buổi lễ câu hồn dành cho kẻ nghèo khó quá sơ sài và chóng vánh.
b. Phân còn lại: việc con gái không đến dự lễ chôn cất Gô-ri-ô khiến Ra-xti-nhắc đau lòng.
2. Những dụng ý nghệ thuật của nhà văn nhằm khắc họa số phận thảm hại của lão Gô-ri-ô:
Do đặc điểm của bút pháp hiện thực, đám tang lão Gô-ri-ô được Banzắc đặt vào một không gian thời gian xác định. Trước tiên là cảnh quán trọ, nơi đặt quan tài của ông bố tội nghiệp này: Chiếc quan tài với một tấm khăn đen phủ chưa kín...một cây ngù rẩy nước phép thô kệch...thậm chí khuôn cửa cũng chẳng được căng màn đen. Sau đó, nhà văn đưa người đọc sang một không gian khác cũng chẳng lấy gì sáng sủa hơn. Đó là nhà thờ Thánh Ê-chiên-đuy-mông, một giáo đường "nhỏ thấp và tối". Sau cùng là nghĩa địa Cha La-se-dơ vùng ngoại ô, lại cũng trong một quang cảnh tương tự: ngày tàn, không khí ẩm ướt, lạnh lẽo, một quang cảnh rầu rĩ, thê thảm.
Đã thế, nghi lễ ma chay lại vội vàng qua quýt, nghi lễ trong nhà thờ hết hai mươi phút, giờ đưa ra nghĩa địa là năm giờ rưỡi, sáu giờ rưỡi hạ huyệt. Nhà văn nêu sự chính xác về thời gian đến từng phút một. Mọi công việc thật chóng vánh đơn sơ: hát một bài thánh thi, bài kinh siêu độ, bài kinh cầu hồn và bài kinh đọc lúc hạ huyệt ngắn ngủi, đọc xong là nhà đạo biến ngay.
Nhưng bi đát, thảm hại và đau đớn hơn cả cho số phận ông bố tội nghiệp này là đám táng ông không có người đưa đám. Một người cha tử tế và đứng đắn chưa bao giờ to tiếng, không hề làm hại ai và chưa từng làm điều gì nên tội ấy lúc nằm xuống lại chẳng một ai thân thích kề bên kể cả hai cô con gái yêu quý của mình.
3. Chứng minh tình người bạc bẽo bị chi phối bởi đồng tiền:
Trong đoạn văn này, bao nhân vật bị đồng tiền làm biến chất đi. Hầu hết họ hành động chỉ vì tiền. Từ hai vị linh mục, chú bé hát lễ và những người bõ nhà thờ đến những người phu đào huyệt, bọn gia nhân của hai cô con gái lão Gô-ri-ô...đều như vậy.
Các vị linh mục làm các thủ tục nghi lễ thật chóng vánh, đơn sơ chỉ vì nghi lễ xứng với giá bảy mươi quan trong một thời kỳ mà tôn giáo không lấy gì làm giàu để cầu kinh làm phúc. Hai gã đào huyệt hốt được vài xẻng đất xuống che lấy chiếc áo quan đã vội ngừng tay lại để đòi tiền.
Hai ông con rể quý tộc trước đó có cử đến hai chiếc xe gia huy nhưng không có người ngồi. Hai cỗ xe không này chỉ làm tăng thêm nỗi chua xót, đau đớn của người đã khuất. Đó vừa là sự có mặt vừa là sự vắng mặt của hai cặp vợ chồng Đơ Re-xtôi và Đơ Nuy-xin-ghen nhưng chủ yếu là của hai bà vợ và cũng là hai cô con gái của người xấu số. Hai cô này và gia đình đều biết chuyện bố mất, nhưng đều "bận" không đến được và không hẹn mà nên việc cả hai cùng cử hai chiếc xe đại diện đến thay, không người, không tiền bạc.
Thà không có hai cỗ xe không ấy, vong hồn người xấu số còn đỡ buồn tủi hơn. Chi tiết "hai cỗ xe không" thể hiện sự nhẫn tâm vô bờ của con người trong quan hệ ruột thịt.
4. Ra-xti-nhắc là một sinh viên tuy nghèo tiền nhưng giàu lòng nhân ái. Anh sống cùng quán trọ với lão Gô-ri-ô nên biết rõ ràng, thấu đáo về sự giàu sang cũng như sự nhẫn tâm của các cô con gái của lão và tình yêu thương con cũng như sự xấu hổ không may mắn của lão. Khi lão Gô-ri-ô mất, Ra-xti-nhắc một mình chạy đến báo tin cho các cô con gái, tự anh đưa quan tài lão đi chôn cất và tự trả tiền mọi thứ trước sự nhẫn tâm của những đứa con, sự lạnh lùng sòng phẳng của thiên hạ. Anh rỏ những giọt nước mắt xúc động thiêng liêng của một trái tim trong trắng vì người chết mặc dù đấy là những giọt nước mắt cuối cùng của thời trai trẻ: "Ngày tàn, một buổi hoàng hôn ẩm ướt kích thích thần kinh. Chàng nhìn ngôi mộ vùi xuống đấy, giọt nước mắt cuối cùng của thời trai trẻ, giọt nước mắt trào ra vì những mối xúc động thiêng liêng của một trái tim trong trắng". "Thứ nước mắt rơi xuống mặt đất rồi từ đó lại vút đến trời cao".
Như đã nói ở đây là những giọt nước mắt trong trắng cuối cùng của Ra-xti-nhắc. Anh sinh viên nghèo này phải chăng không chỉ khóc cho lão Gô-ri-ô mà còn khóc cho cả thế giới, cái thế giới khốn khổ đang bị đảo điên bởi thế lực đồng tiền. Sau đó, không thể nào khác hơn được Ra-xti-nhắc, anh sinh viên tỉnh lẻ kia đã tuyên chiến với cuộc đời nhìn về phía đô thành Pari và nói: "Bây giờ chỉ còn mày với ta". Từ nay, anh sẵn sàng làm tất cả để được giàu sang.
Theo sách Bài tập tự luận Văn 11*
Hướng dẫn làm bài
1. Đoạn trích Đám tang lão Gô-ri-ô được kể theo trật tự thời gian:
- Đám tang từ quán trọ bà Vô-ke đến nhà thờ thánh Ê-chiên-đuy-mông.
- Cuộc hành lễ tại nhà thờ.
- Đám tang từ nhà thờ đến nghĩa trang Cha La-se-đơ.
- Ra-xti-nhắc còn lại một mình sau khi chôn cất xong.
Có thể chia đoạn trích ra làm hai phần:
a. Từ đầu đến..."đã năm giờ rưỡi rồi": Buổi lễ câu hồn dành cho kẻ nghèo khó quá sơ sài và chóng vánh.
b. Phân còn lại: việc con gái không đến dự lễ chôn cất Gô-ri-ô khiến Ra-xti-nhắc đau lòng.
2. Những dụng ý nghệ thuật của nhà văn nhằm khắc họa số phận thảm hại của lão Gô-ri-ô:
Do đặc điểm của bút pháp hiện thực, đám tang lão Gô-ri-ô được Banzắc đặt vào một không gian thời gian xác định. Trước tiên là cảnh quán trọ, nơi đặt quan tài của ông bố tội nghiệp này: Chiếc quan tài với một tấm khăn đen phủ chưa kín...một cây ngù rẩy nước phép thô kệch...thậm chí khuôn cửa cũng chẳng được căng màn đen. Sau đó, nhà văn đưa người đọc sang một không gian khác cũng chẳng lấy gì sáng sủa hơn. Đó là nhà thờ Thánh Ê-chiên-đuy-mông, một giáo đường "nhỏ thấp và tối". Sau cùng là nghĩa địa Cha La-se-dơ vùng ngoại ô, lại cũng trong một quang cảnh tương tự: ngày tàn, không khí ẩm ướt, lạnh lẽo, một quang cảnh rầu rĩ, thê thảm.
Đã thế, nghi lễ ma chay lại vội vàng qua quýt, nghi lễ trong nhà thờ hết hai mươi phút, giờ đưa ra nghĩa địa là năm giờ rưỡi, sáu giờ rưỡi hạ huyệt. Nhà văn nêu sự chính xác về thời gian đến từng phút một. Mọi công việc thật chóng vánh đơn sơ: hát một bài thánh thi, bài kinh siêu độ, bài kinh cầu hồn và bài kinh đọc lúc hạ huyệt ngắn ngủi, đọc xong là nhà đạo biến ngay.
Nhưng bi đát, thảm hại và đau đớn hơn cả cho số phận ông bố tội nghiệp này là đám táng ông không có người đưa đám. Một người cha tử tế và đứng đắn chưa bao giờ to tiếng, không hề làm hại ai và chưa từng làm điều gì nên tội ấy lúc nằm xuống lại chẳng một ai thân thích kề bên kể cả hai cô con gái yêu quý của mình.
3. Chứng minh tình người bạc bẽo bị chi phối bởi đồng tiền:
Trong đoạn văn này, bao nhân vật bị đồng tiền làm biến chất đi. Hầu hết họ hành động chỉ vì tiền. Từ hai vị linh mục, chú bé hát lễ và những người bõ nhà thờ đến những người phu đào huyệt, bọn gia nhân của hai cô con gái lão Gô-ri-ô...đều như vậy.
Các vị linh mục làm các thủ tục nghi lễ thật chóng vánh, đơn sơ chỉ vì nghi lễ xứng với giá bảy mươi quan trong một thời kỳ mà tôn giáo không lấy gì làm giàu để cầu kinh làm phúc. Hai gã đào huyệt hốt được vài xẻng đất xuống che lấy chiếc áo quan đã vội ngừng tay lại để đòi tiền.
Hai ông con rể quý tộc trước đó có cử đến hai chiếc xe gia huy nhưng không có người ngồi. Hai cỗ xe không này chỉ làm tăng thêm nỗi chua xót, đau đớn của người đã khuất. Đó vừa là sự có mặt vừa là sự vắng mặt của hai cặp vợ chồng Đơ Re-xtôi và Đơ Nuy-xin-ghen nhưng chủ yếu là của hai bà vợ và cũng là hai cô con gái của người xấu số. Hai cô này và gia đình đều biết chuyện bố mất, nhưng đều "bận" không đến được và không hẹn mà nên việc cả hai cùng cử hai chiếc xe đại diện đến thay, không người, không tiền bạc.
Thà không có hai cỗ xe không ấy, vong hồn người xấu số còn đỡ buồn tủi hơn. Chi tiết "hai cỗ xe không" thể hiện sự nhẫn tâm vô bờ của con người trong quan hệ ruột thịt.
4. Ra-xti-nhắc là một sinh viên tuy nghèo tiền nhưng giàu lòng nhân ái. Anh sống cùng quán trọ với lão Gô-ri-ô nên biết rõ ràng, thấu đáo về sự giàu sang cũng như sự nhẫn tâm của các cô con gái của lão và tình yêu thương con cũng như sự xấu hổ không may mắn của lão. Khi lão Gô-ri-ô mất, Ra-xti-nhắc một mình chạy đến báo tin cho các cô con gái, tự anh đưa quan tài lão đi chôn cất và tự trả tiền mọi thứ trước sự nhẫn tâm của những đứa con, sự lạnh lùng sòng phẳng của thiên hạ. Anh rỏ những giọt nước mắt xúc động thiêng liêng của một trái tim trong trắng vì người chết mặc dù đấy là những giọt nước mắt cuối cùng của thời trai trẻ: "Ngày tàn, một buổi hoàng hôn ẩm ướt kích thích thần kinh. Chàng nhìn ngôi mộ vùi xuống đấy, giọt nước mắt cuối cùng của thời trai trẻ, giọt nước mắt trào ra vì những mối xúc động thiêng liêng của một trái tim trong trắng". "Thứ nước mắt rơi xuống mặt đất rồi từ đó lại vút đến trời cao".
Như đã nói ở đây là những giọt nước mắt trong trắng cuối cùng của Ra-xti-nhắc. Anh sinh viên nghèo này phải chăng không chỉ khóc cho lão Gô-ri-ô mà còn khóc cho cả thế giới, cái thế giới khốn khổ đang bị đảo điên bởi thế lực đồng tiền. Sau đó, không thể nào khác hơn được Ra-xti-nhắc, anh sinh viên tỉnh lẻ kia đã tuyên chiến với cuộc đời nhìn về phía đô thành Pari và nói: "Bây giờ chỉ còn mày với ta". Từ nay, anh sẵn sàng làm tất cả để được giàu sang.
Theo sách Bài tập tự luận Văn 11*