Phân tích những ưu và nhược điểm, những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lý và các nguồn tài ngu

PHÂN TÍCH NHỮNG ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM, NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CHỦ YẾU CỦA VIỆT NAM (NHIÊN LIỆU, NĂNG LƯỢNG, KHOÁNG SẢN, KHÍ HẬU, NƯỚC, ĐẤT, RỪNG, BIỂN).
LẤY VÍ DỤ THỰC TIỄN ĐỂ MINH HOẠ ?

Giúp mình phân tích:triumphant:
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
PHÂN TÍCH NHỮNG ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM, NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CHỦ YẾU CỦA VIỆT NAM (NHIÊN LIỆU, NĂNG LƯỢNG, KHOÁNG SẢN, KHÍ HẬU, NƯỚC, ĐẤT, RỪNG, BIỂN). LẤY VÍ DỤ THỰC TIỄN ĐỂ MINH HOẠ ?

Giúp mình phân tích:triumphant:

Bài viết tham khảo:
Trả lời:


- Vị trí địa lý của nước ta được thể hiện ở hai nét chủ yếu sau đây:

Nằm trên bán đảo, gần trung tâm Đông Nam Á

Lãnh thổ nước ta kéo dài suốt sườn Đông và sườn Nam của bán đảo Đông Dương, chiếm phần lớn diện tích của bán đảo này là nằm ở vị trí gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Do đó nước ta mang nhiều đặc điểm chung về những điều kiện tự nhiên, dân cư, văn hoá và lịch sử của Đông Nam Á, đồng thời có những nét riêng biệt, độc đáo.


Lịch sử kiến tạo địa chất của vùng Đông Nam Á phức tạp nên bề mặt lãnh thổ nước ta nhiều mầu vẻ, không đơn điệu nhưng nền móng lãnh thổ lại tương đối ổn định và vững chắc. Việt Nam nằm trên vòng đai địa hoá Thái Bình Dương cho nên giàu các mỏ kim loại, đặc biệt là các mỏ kim loại màu. Trong thời kỳ địa chất gần đây, do ảnh hưởng của vận động kiến tạo Himalaya nên lãnh thổ của Việt Nam đã hình thành các vết nứt nẻ, đoạn tầng, khiến cho dung nham trào lên phủ dầy trên nhiều khoảng rộng và phong hoá mau chóng thành các miền đất đỏ màu mỡ như cao nguyên Nam Trung Bộ và một số vùng khác. Sự kiến tạo địa chất của bán đảo Đông Dương còn tạo ra một đặc điểm nữa là các thềm lục địa được mở rộng dưới đáy vịnh Bắc Bộ về phía Hải Nam và dưới đáy biển Nam Bộ về phía Indonexia. Đó chính là những khu vực thuận lợi cho việc khai thác hải sản và khoáng sản dưới đáy biển.

Việt Nam là một gốc của lục địa Châu Á, vừa tiếp nối với bờ Đông vừa tiếp nối với bờ Nam của lục địa, vị trí ấy khiến cho nước ta có sự gặp gỡ của các loài động thực vật từ Trung Hoa xuống, từ Ấn Độ sang làm cho lớp động thực vật của nước ta thêm phong phú.

Vị trí gần trung tâm Đông Nam Á khiến cho nước ta có thể liên hệ kinh tế, văn hoá với nhiều nước ở Châu Á một cách thuận lợi, có thể xây dựng những trục giao thông có ý nghĩa quốc tế. Vị trí ấy còn có ý nghĩa chính trị quan trọng đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhiều nước ở Đông Nam Á.

Nước ta vừa có biên giới lục địa vừa có hải giới rộng. Biên giới lục địa phần ôn không phải là biên giới tự nhiên nên rất thuận lợi cho nước ta có thể phát triển toàn diện ngành giao thông vận tải, phát triển đường liên vận quốc tế. Đặc điểm này khiến cho nước ta trở thành cửa ngõ đi ra Thái Bình Dương của một số nước ở vùng Đông Nam Á.

* Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa

Nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu và nằm đúng vào khu vực gió mùa Đông Nam Á. Đặc điểm này gây ảnh hưởng bao trùm lên nhiều yếu tố trong môi trường tự nhiên Việt Nam đặc biệt là các yếu tố khí hậu, thổ nhưỡng, thuỷ sản, thực vật.

Đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa là nhiều nắng, lắm mưa ẩm độ trung bình cao, là điều kiện rất thuận lợi cho sự sinh trưởng của các loài thực vật là điều kiện tốt để tiến hành xen canh, gối vụ tăng nhanh vòng quay ruộng đất, thâm canh tăng năng suất. Lượng nhiệt trung bình cao lại kết hợp với ẩm độ trung bình lớn là một thuận lợi đáng kể cho sự phát triển các loại cây nhiệt đới vừa ưa nhiệt, vừa ưa ẩm như cao su, cà phê, dừa, mía, lúa nước. Lượng mưa trung bình hàng năm hầu khắp các vùng trong nước từ 1500-2000mm khiến cho độ ẩm trung bình cao (85%), mưa nhiệt đới không chỉ cung cấp nước cho đất mà còn có tác dụng điều hoà khí hậu và cung cấp cho đất một lượng đạm vô cơ đáng kể.

Khí hậu nhiệt đới gió mùa Châu Á về cơ bản là thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, tuy nhiên cũng không ít những khó khăn cho nước ta như hạn hán, lũ lụt, phát sinh sâu bệnh của cây trồng, vật nuôi. Đối với nông nghiệp, độ ẩm cao, ưu cường độ lớn theo mùa ảnh hưởng công nghiệp, mưa mùa với cường độ lớn cộng với địa hình nước ta phức tạp gây nhiều khó khăn cho hoạt động của ngành giao thông vận tải, nhất là giao thông đường bộ...

Những khó khăn do khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo nên, đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta, đòi hỏi cần được khắc phục.

Tài nguyên, nhiên liệu, năng lượng. Nguồn tài nguyên, nhiên liệu - năng lượng của nước ta rất đa dạng. Có những loại trữ lượng tương đối lớn, chất lượng tốt nên không những tạo thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp nhiên liệu, năng lượng, thoả mãn yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong nước mà còn có thể tham gia hợp tác với các nước trong khu vực.

Than của nước ta tập trung chủ yếu ở vùng Quảng Ninh. Tính đến độ sâu 300m có trữ lượng thăm dò 3,5 tỷ tấn. Ở độ sâu 300m đến 900m có trữ lượng dự báo 2 tỷ tấn. Nếu tính cả trữ lượng của các mỏ than nhỏ ở địa phương thì tổng trữ lượng khoảng trên 6 tỷ tấn trong đó vùng Quảng Ninh có tới 5,5 tỷ tấn chiếm gần 90% trữ lượng than của cả nước.

Ngoài Quảng Ninh, các địa phương có than như Thái Nguyên (trữ lượng thăm dò 80 triệu tấn), Lạng Sơn (Na Dương) có trữ lượng thăm dò trên 100 triệu tấn, Quảng Ninh (mỏ Nông Sơn) trữ lượng thăm dò 10 triệu tấn.

Than của ta chủ yếu là than Ăngtơraxit. Đồng bằng Sông Hồng có nguồn than nâu lớn, ở độ sâu từ 200m đến 2000m, trữ lượng dự báo hàng chục tỷ tấn. Chưa có khả năng thực hiện khai thác nguồn than này trong 10 đến 15 năm tới. Ngoài than đá, than nâu, nước ta còn có trên 100 điểm có than bùn lớn nhất là ở đồng bằng Sông Cửu Long (400-500 triệu tấn) có thể làm chất đốt dùng trong sinh hoạt hoặc sản xuất vật liệu xây dựng cấp thấp.

Với trữ lượng than đá đã thăm dò, có thể đưa sản lượng than khai thác ở nước ta đến đỉnh cao là 25 đến 30 triệu tấn năm nhưng khả năng hiện thực và có hiệu quả chỉ nên khai thác từ 13-15 triệu tấn/năm.

Việt nam là một trong 14 nước giầu thuỷ năng trên thế giới. Trữ lượng thuỷ năng ước tính khoảng gần 300 tỷ Kwh. Mật độ thuỷ năng cao (94kw/km2) gấp 3,6 lần mật độ thuỷ năng bình quân của thế giới. Song trữ lượng thuỷ năng lại phân bố không đều theo lãnh thổ và trên các dòng sông: vùng Bắc Bộ chiếm 47% trữ lượng thuỷ năng của cả nước, trong khi vùng Trung Bộ 15%, vùng Nam Trung Bộ 28%, vùng Nam Bộ 10%, Sông Đà chiếm 38,5% trữ lượng thuỷ năng của cả nước, sông Đồng Nai (14,1%), sông Xẻan (Pôcô) 9,8%. Nước ta tuy có thuận lợi là sông có nhiều nước, miền núi có độ dốc cao nên sông nhiều thác, hồ nước không làm ngập nhiều đất nông nghiệp sẵn nguồn nguyên liệu xây dựng tại chỗ, giá thành công trình rẻ, nhưng nếu kể cả công suất của các nhà máy thuỷ điện hiện đang xây dựng sau khi đã hoàn thành, thì nước ta mới khai thác trên 10% tổng dự trữ thuỷ năng của cả nước trong khi các nước Thuỵ Sỹ, Pháp, NaUy, Thuỵ Điển, Italia đã khai thác được từ 70%-95% trữ lượng thuỷ năng của họ.

Dầu mỏ và khí đốt là nguồn năng lượng rất quan trọng của nước ta trữ lượng dự báo địa chất khoảng gần 10 tỷ tấn, trữ lượng khai thác đạt khoảng 4-5 tỷ tấn dầu quy đổi. Dầu của nước ta tuy ít lưu huỳnh nhưng hàm lượng Pharaphin cao (18-30%) và đông đặc ở nhiệt độ cao (34-35%) nên gây khó khăn cho vấn đề khai thác, chế biến, vận chuyển bằng đường ống. Các vùng mỏ khai thác chính hiện nay là Bạch Hổ, Đại Hùng, Lan Đỏ, Lan Tây, Rồng và 4 mỏ khác cho dầu trước năm 2000. Các mỏ này đều nằm ở thềm lục địa phía Nam.

Ngoài các loại nhiên liệu năng lượng chủ yếu, nước ta còn có các loại năng lượng khác như năng lượng mặt trời, năng lượng thuỷ triều, năng lượng gió, năng lượng hạt nhân, nhiệt năng trong lòng đất... cũng cần được khai thác khi điều kiện kỹ thuật cho phép.

Nguồn tài nguyên khoáng sản nước ta phong phú về chủng loại, đa dạng về loại hình, phức tạp về cấu trúc và sử dụng đồng thời có một số giới hạn về tiềm năng. Khoáng sản nước ta có đủ loại (kim loại đen, kim loại mầu, các kim loại quý hiếm, khoáng sản phi kim loại và suối khoáng tuyền... Có những loại trữ lượng lớn, trong đó một số loại có rất nhiều triển vọng. Ngược lại một số khoáng sản như thạch cao, Kali trữ lượng rất hạn chế. Về kim loại đen nước ta có các mỏ sắt ở Thái Nguyên, Lào Cai, Hà Tĩnh (Mỏ Thạch Khê mới phát hiện từ những năm đầu thập kỷ 60 trữ lượng thăm dò hàng trăm triệu tấn, giao thông thuận tiện, chất lượng tốt (hàm lượng 62%), quy mô lớn, khi khai thác cần khắc phục sự xâm nhập của nước biển, có khả năng hình thành ở đây một liên hợp luyện kim lớn có công suất hàng triệu tấn thép. Nói chung tài nguyên khoáng sản nước ta có nhiều loại, trữ lượng tương đối lớn, một số loại có chất lượng cao, dễ khai thác, bảo đảm cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim trong nước lâu dài, các tài nguyên khoáng sản lại phân bố tập trung thành từng vùng, lại gần các nguồn nhiên liệu động lực lớn nên khai thác đạt hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, bên cạnh những mỏ lớn, cũng có nhiều mỏ nhỏ hoặc những điểm quặng phân bố phân tán, trữ lượng nhỏ chỉ có ý nghĩa địa phương. Tuy đa dạng về chủng loại, phong phú về số lượng mỏ nhưng phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, các loại khoáng sản cần cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá không nhiều.

Việt nam nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu và chịu ảnh hưởng của gió mùa Châu Á, nước ta quanh năm nhận được một lượng nhiệt đới rất lớn của mặt trời (số giờ nắng trung bình trong năm trên 2300 giờ). Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1500-2000mm. Độ ẩm tương đối cao thường dao động trong khoảng từ 80-100% ở nhiều địa phương. Do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, về mùa đông nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất ở Bắc Bộ dao động từ 13 đến 17oC, ở Trung Bộ từ 17-25oC, ở Nam Bộ từ 25-27oC. Ngược lại trong thời kỳ gió mùa xích đạo, nhiệt độ cao và phân bố đồng đều trong cả nước. Biên độ nhiệt trong năm chênh lệch nhiều giữa hai miền Nam, Bắc.

Cường độ bức xạ, độ ẩm trung bình cao, lượng mưa lớn là điều kiện rất thuận lợi để nước ta có thể phát triển một nền nông nghiệp toàn diện, thực hiện luân canh, xen canh, gối vụ, rải vụ hợp lý trên nhiều vùng của đất nước. Song do tính chất gió mùa quá gay gắt cũng gây cho ta không ít khó khăn, bão, mưa lũ, hạn hán, sương muối và rét. Độ ẩm trung bình cao cộng với thời tiết thay đổi thất thường là nguyên nhân gây nên các loại sâu, bệnh của cây trồng và vật nuôi. Khí hậu nước ta còn thay đổi từ Bắc vào Nam, từ Đông sang Tây, từ cao đến thấp điều đó ảnh hưởng đến phân bố nông nghiệp, đặc biệt là phân bố các loại cây trồng. Song sự khác nhau về khí hậu giữa các miền, giữa các khu vực và trong từng khu vực tạo thuận lợi cho nước ta có thể phát triển một nền nông nghiệp đa canh và trong từng miền, từng vùng có thể phân bố nhiều loại cây trồng và vật nuôi để vừa phát triển chuyên môn hoá, vừa phát triển tổng hợp, làm cho sản phẩm nông nghiệp của cả nước nói chung và của từng vùng nói riêng đều được phong phú.

Nước ta có một mạng lưới sông khá dầy, phân bố tương đối đồng đều trên lãnh thổ. Nước của các hệ thống sông của nước ta do mưa cung cấp nên lượng dòng chảy cũng hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ mưa. Các sông của nước ta chủ yếu đổ ra vịnh Bắc Bộ và Biển Đông. Lượng dòng chảy đổ ra biển hàng năm khoảng 900km2, trong đó hơn 90% chảy ra vịnh Bắc Bộ và Biển Đông. Tài nguyên của nước ta có đặc điểm chủ yếu là phân bố không đồng đều và dao động rất phức tạp theo thời gian, đặc điểm này gây nên trở ngại cho việc trị thuỷ, khai thác dòng sông, ảnh hưởng và nhiều khi gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế và tác động đến môi trường tài nguyên nước bao gồm nước trên mặt đất, nước ngầm, nước mưa khí quyển. Trong thiên nhiên nước luôn hoạt động và vì vậy sự phân bố nước dễ có những dao động rõ rệt theo lãnh thổ, theo mùa qua các năm. Nhìn chung các nguồn nước ngọt (nước trên mặt và nước ngầm) luân chuyển trên lãnh thổ nước ta rất to lớn, nhưng chưa được thăm dò và định lượng đầy đủ việc tính toán nhu cầu khác nhau của các ngành sản xuất và các vùng kinh tế về khối lượng, chất lượng và nhịp điệu tiêu dùng nước chưa được xác định. Tuy nhiên nhìn chung các nguồn nước ngọt của ta rất dồi dào, trừ một số diện tích ở vùng miền núi và Tây Nguyên. Các nguồn nước của ta đủ bảo đảm cho việc phát triển các ngành thuỷ điện, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông đường thuỷ và bảo đảm việc cung cấp nước cho các nhu cầu dịch vụ và sinh hoạt.

Đất là tư liệu sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp, là tài sản quý của mỗi quốc gia, toàn bộ quỹ đất đai của nước ta có trên 33 triệu ha (đứng thứ 58 trên thế giới) bình quân đất tính theo đầu người rất thấp (khoảng 0,6 ha) trong đó hơn 2/3 diện tích tự nhiên là đất dốc, đất đồi núi chỉ còn 1/3 là đất đồng bằng. Do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nên trong các quá trình trao đổi vật chất xảy ra mạnh mẽ, mưa nhiều, nhiệt độ không khí cao nên đất đai của nước ta rất đa dạng và phức tạp về loại hình, được phân chia thành 13 nhóm gồm 64 loại với những đặc điểm phát sinh về nông học khác nhau do đó hướng sử dụng cũng khác nhau. Với điều kiện tự nhiên của mỗi vùng nhiệt đới, nước ta lại có những đất dốc, cùng với tập quán canh tác lạc hậu lâu đời do các chế độ cũ để lại, cũng như trong những năm gần đây do nhiều địa phương khai hoang không đúng kỹ thuật đã làm cho tài nguyên đất bị tàn phá nghiêm trọng. Diện tích đất xấu cần được cải tạo ở nước ta còn chiếm tới 20% diện tích tự nhiên, bao gồm đất mặn, đất phèn, đất xám bạc màu, đất cát, đất đá ong.

Tài nguyên rừng nước ta thuộc nhóm tài nguyên tái tạo. Ngoài ý nghĩa về tài nguyên động, thực vật rừng còn thể hiện như là một yếu tố địa lý không thể thiếu được trong tổng thể tự nhiên.

Rừng có nhiều tác dụng điều hoà khí hậu, cung cấp liên tục nguồn nước trong sạch, làm tăng trữ lượng nước ngầm, chế ngự nguy cơ lũ lụt, ngăn chặn sự phá huỷ của gió, chống cát bay, làm tăng khả năng giữ ẩm cho đất và atưng năng suất mùa màng, đáp ứng nhu cầu phát triển chăn nuôi rừng Việt Nam chiếm một diện tích rộng lớn, có nhiều khả năng cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp, nhưng đã bị tàn phá nặng nề do sự khai thác bừa bãi của chế độ cũ và chất độc hoá học trong chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ. Rừng chiếm 34% diện tích cả nước, với trữ lượng gỗ trên 550 triệu m3 trong đó trữ lượng gỗ khai thác tương đối thuận lợi chỉ có 300 triệu m3, trữ lượng gỗ kinh tế chỉ 110 triệu m3. Diện tích rừng và đất rừng lớn (19 triệu ha) do đó tỷ lệ che phủ trung bình của rừng chỉ còn là 23%. Các tỉnh miền núi phía Bắc như Sơn La, Lai Châu tỷ lệ che phủ chỉ còn từ 7-10%. Đa số rừng nước ta thuộc loại rừng thứ sinh, rừngnguyên sinh chỉ còn từng đám nhỏ trên các miền núi cao khó khai thác. Hiện nay rừng nước ta còn rất ít những rừng cây thuần nhất mà phần lớn là những cây rừng mọc xen kẽ từng cụm hoặc rời rạc phân tán trên địa hình phức tạp, cây lớn xen kẽ cây nhỏ gây khó khăn cho việc khai thác, lựa chọn và áp dụng các biện pháp kỹ thuật.

Tài nguyên biển, biển là cơ sở tốt cho ngành công nghiệp khai thác và chế biến hải sản. Bờ biển Việt Nam dài bằng 6/7 biên giới lục địa. Biển nước ta là biển nhiệt đới. Theo sự phân bố các vật thể hữu cơ trong biển thì biển Việt Nam có mật độ cá vào loại trung bình trên thế giới và có đủ các loại hải sản chủ yếu của các biển nhiệt đới khác. Ưu điểm của biển nước ta là có thềm cát lục địa mở rộng, kèm theo những dãy sơn đảo rất thuận tiện cho việc đánh cá. Đồng thời biển Việt Nam còn có những dòng hải lưu ven biển và những dòng sông lớn từ các vùng sâu trong nội địa chảy ra đem theo nhiều sinh vật trôi nổi làm mồi cho cá, khiến cho mật độ các loài hải sản có thể cao hơn so với một số vùng biển nhiệt đới khác. Ngoài các loại cá có giá trị kinh tế (trên 2000 loài cá trong đó có 100 loài có giá trị kinh tế cao với trữ lượng trên 3 triệu tấn), còn có nhiều loại hải sản khác như tôm (70 loài), cua, ngao, sò, đồi mồi, hải sâm, ngọc trai. Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng cho các ngành công nghiệp chế biến, đặc biệt là chế biến thực phẩm. Một số địa khu duyên hải có mật độ hải sản cao như Quảng Ninh, Nam Hà và nhiều địa điểm khác ở Trung Bộ và Nam Bộ đều có thể phân bố những xí nghiệp sản xuất các loaị sản phẩm lấy nguyên liệu từ biển.

Biển Việt Nam có nguồn muối lớn - nguyên liệu quan trọng của công nghiệp hoá chất.

Nước biển của Việt Nam có nồng độ muối là 3,5% ngang với các biển có độ mặn trung bình trên thế giới. Suốt dọc bờ biển nước ta lại có nhiều chỗ có thể xây dựng các điểm trường để khai thác muối, đặc biệt là các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Bình Thuận, Bà Rịa...
Biển và ven biển nước ta có tiềm năng lớn để phát triển du lịch. Vịnh Hạ Long, với nhiều cảnh quan biển và hải đảo kỳ thú, nhiều bãi tắm rộng và đẹp nổi tiếng (Trà Cổ, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Nha Trang, Vũng Tàu) hàng năm đã thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.

Dọc bờ biển Việt Nam có nhiều vùng vịnh kín gió, bờ biển không có hẽm vực sâu dốc, ít bãi lầy, nhiều cửa sông, có nhiều chỗ thuận tiện cho việc thiết lập các xí nghiệp đóng tầu cá, sửa chữa tầu thuỷ vùng biển rộng, bờ biển kéo dài, có nhiều vùng biển kín (Cái Lân, Sơn Trà, Dung Quất, Cam Ranh...) có thể xây dựng nhiều hải cảng lớn, tạo dkthuận lợi cho việc mở rộng giao lưu giữa các vùng địa phương trong nước và quốc tế.

Nguồn: Internet
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top