Phân tích những tác động của địa hình đến nhiệt độ

nuhoangcodon

New member
Xu
0
PHÂN TÍCH NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐỊA HÌNH ĐẾN NHIỆT ĐỘ

Nhờ các bạn giúp mình câu này nhé.. Thanks!!!

 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
- Địa hình :càng cao thì nhiệt độ lên cao càng giảm, trung bình cứ lên cao 100m sẽ giảm 0,6 độ C , do vậy trên các vùng cao như Đà Lạt, Sapa ...khí hậu lại mát mẻ, trên các ngọn núi cao còn có tuyết mặc dù là vào mùa hè.
- Địa hình chắn gió: ví dụ như dãy Trường Sơn vào mùa hè ngăn gió Tây, khiến cho loại gió này có tính chất ẩm khi vượt qua dãy Trường Sơn biến tính và trở nên khô nóng, chính điều này làm cho khí hậu của các tỉnh miền Trung trở nên khắc nghiệt. Và do diều này mà có câu "Trường Sơn Đong , Trường Sơn Tây, bên nắng đốt bên mưa...". Ngoài ra, Địa hình núi chắn ngang khiến cho các miền trên đất nước ta phân miền, gió mùa Đông Bắc có tính lạnh khi đến dãy núi Bạch Mã, đèo Ngang do quãng đường xa lại gặp địa hình chắn gió nên khi vượt qua đã biến chất, gây mưa cho vùng Nam Trung Bộ và không còn lạnh. vùng Bắc Trung Bộ chỉ còn hơi lạnh. Vậy nên ở miền Bắc là mùa đông thì miền Trung là mùa mưa.
-
 
địa hình gồm các yếu tố: độ cao, hướng núi, hướng sườn, độ dốc, hình dạng bề mặt, lớp phủ thực vật
1- nhiệt độ thay đổi theo độ cao:
càng lên cao nhiệt độ giảm (lên 100m giảm 0.6 độ c, với không khí ẩm)
2- nhiệt độ thay đổi theo hướng phơi của sườn núi:
sườn đón nắng có nhiệt độ cao hơn do có góc nhập xạ lớn hơn sườn khuất nắng
sườn đón gió mưa nhiều->mát, sườn khuất gió xảy ra hiệu ứng phơn
hướng núi(hoặc song song, hoặc vuông góc..) làm tăng cường hay giảm bớt tác động của các khối khí
3- địa hình có độ dốc nhỏ có nhiệt đô cao hơn địa hình có độ dốc lớn (do lớp không khí được đốt nóng ở đó có độ dày lớn hơn)
4- bề mặt nhấp nhô thì nhiệt độ càng cao
dạng địa hình lõm thì biên độ nhiệt ngày lớn do ban ngày ít gió, nhiệt độ cao; ban đêm khí lạnh trên cao dồn xuống, nhiệt độ thấp
5- địa hình có lớp phủ thực vật có chế độ nhiệt ôn hòa hơn
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
– Địa hình tác động đến nhiệt độ:

+ Độ cao địa hình: Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm vì càng lên cao không khí càng loãng, bức xạ mặt đất càng mạnh. Trong tầng đối lưu, trung bình cứ lên cao 100 m, nhiệt độ giảm 0,6 °C

+ Hướng sườn: sườn phơi nắng (hoặc sườn đón nắng) có nhiệt độ cao hơn sườn khuất nắng.

+ Độ dốc và hướng sườn:

• Khi hướng phơi 2 sườn như nhau: độ dốc lớn hơn thì nhiệt độ thấp hơn.

• Sườn đón nắng: độ dốc càng lớn thì nhiệt độ càng cao.

• Sườn khuất nắng: độ dốc càng lớn thì nhiệt độ càng thấp.

+ Bề mặt địa hình: biên độ nhiệt thay đổi theo địa hình.

• Nơi đất bằng biên độ nhiệt nhỏ hơn nơi đất trũng.

• Trên bề mặt cao nguyên không khí loãng hơn đồng bằng nên nhiệt độ thay đổi nhanh hơn ở đồng bằng.
 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top