1. Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là kết quả của quá trình vận động hợp quy luật, của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ba yếu tố : chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Đảng ra đời đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng sâu sắc về giai cấp lãnh đạo và đường lối cứu nước ở nước ta từ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Sự kiện đó chứng tỏ giai cấp công nhân nước ta đã trưởng thành " đủ sức lãnh đạo cách mạng'. Từ đây, giai cấp công nhân Việt Nam đã có một bộ tham mưu của giai cấp và dân tộc lãnh đạo, đánh dấu sự chiến thắng của chủ nghĩa Mác-Lênin đối với các trào lưu tư tưởng phi vô sản. Đảng ra đời mở ra một bước ngoặt lớn cho cách mạng Việt Nam. Với cương lĩnh đúng đắn, Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên cho mọi thắng lợi của cách mạng nước ta, là nhân tố quyết định phương hướng phát triển và đưa đến thắng lợi trong sự nghiệp giành độc lập, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đảng ra đời, cách mạng Việt Nam thật sự trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. Kể từ đây, cách mạng Việt Nam nhận được sự ủng hộ của cách mạng thế giới, đồng thời cũng đóng góp to lớn cho cách mạng thế giới
+ Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một tất yếu lịch sử:
Từ năm 1858 thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, đến năm 1884 chúng đã thiết lập sự thống trị trên toàn đất nước ta. Nhân dân ta rơi vào thân phận nô lệ, mất độc lập, tự do. Thực dân Pháp đã thi hành những chính sách bóc lột và nô dịch phản động về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Việt Nam chuyển từ xã hội phong kiến độc lập sang xã hội thuộc địa nữa phong kiến.
Không chịu khuất phục, ngay từ khi Pháp xâm lược nhân dân ta từ Nam ra Bắc đã đứng lên chống Pháp dưới ngọn cờ dân tộc của các sĩ phu yêu nước. Các phong trào yêu nước nổi lên chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp như: phong trào Đông Du (1906 – 1908) do Phan Bội Châu lãnh đạo; phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục (1908) do Lương Văn Can, Nguyễn Quyền lãnh đạo; phong trào Duy Tân (1906 – 1908) do Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp khởi xướng; phong trào của Việt Nam Quang Phục Hội của Phan Bội Châu; phong trào của Việt Nam Quốc Dân Đảng (1927) do Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Thái Học lãnh đạo… và còn nhiều cuộc khởi nghĩa khác, nhưng đều bị đàn áp..
Tóm lại, các phong trào yêu nước Việt Nam chống Pháp từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX nổi lên mạnh mẽ, cổ vũ tinh thần yêu nước, căm thù giặc của nhân dân ta. Nhưng do không có đường lối chính trị khoa học, tổ chức lỏng lẻo, không có cơ sở rộng rãi trong quần chúng nên đều thất bại. Điều đó chứng tỏ sự khủng hoảng bế tắc về đường lối cứu nước ở nước ta. Cách mạng Việt Nam bức thiết đòi hỏi phải có lực lượng lãnh đạo tiên tiến, với đường lối cách mạng đúng đắn để đưa cách mạng Việt Nam đi đến thành công.
Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong hoàn cảnh lịch sử ấy. Đó là một tất yếu của lịch sử.
2. - Nghị quyết của Thường vụ Trung ương Đảng họp tại Võng La (Hà Nội ) tháng 2.1943 chỉ r” sau 6.1941, tính chất chiến tranh thế giới thay đổi, chiến tranh sẽ phức tạp, quyết liệt, tàn phá dữ dội; Liên Xô cùng phe dân chủ sẽ thắng; Pháp - Nhật sẽ xung đột, phong trào cách mạng sẽ lớn mạnh “có thể bỗng chốc tiến lên bằng những bước nhảy cao”. Nghị quyết chủ trương mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật - Pháp, đặc biệt chủ trương đặt mình vào tình thế khẩn cấp, gấp chuẩn bị khởi nghĩa, tích cực tuyên tuyền, tổ chức tranh đấu, vận động các giới công vận, nông vận, thanh vận, binh vận, phụ vận, vận động phú hào, dân tộc thiểu số, chuẩn bị kế hoạch toàn diện cho cuộc khởi nghĩa vũ trang sắp tới. “Quân Anh - Mỹ - Trung Quốc sẽ vào Đông Dương diệt Nhật. Khi ấy ta phải lợi đúng dịp tốt khởi nghĩa giành chính quyền đồng thời giao thiệp với Anh - Mỹ - Trung Quốc để họ công nhận quyền tự do độc lập của nhân dân Đông Dương và rút ra kh”i Đông Dương sau khi đã cùng ta đánh bại phát xít Nhật- Pháp “.
- Nghị quyết này là bước phát triển mới và thể hiện sự nhạy bén chính trị, tư duy đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta.
- Chỉ thị của Ban thường vụ Trung ương Đảng ngày 12.3.1945 “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” ra đời trong bối cảnh Nhật đảo chính Pháp 9.3.1945. Chỉ thị của Trung ương đã nhận xét tình hình, chỉ r” nguyên nhân, tính chất và mục đích cuộc đảo chính Nhật - Pháp. Các cơ hội tốt đang giúp cho những điều kiện khởi nghĩa chín muồi nhanh chóng. Thời cơ tiền khởi nghĩa đã đến. Kẻ thù trước mắt, duy nhất là phát xít Nhật. Nhiệm vụ của Đảng là phát động cao trào kháng Nhật, cứu nước, lãnh đạo toàn dân gấp rút tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Đảng thay khẩu hiệu “Đánh đuổi Nhật - Pháp” bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật”; mạnh dạn xuống đường đấu tranh với khẩu hiệu “phá kho thóc để giải quyết nạn đói”; phương pháp đấu tranh là chiến tranh du kích, giải phóng từng vùng, mở rộng căn cứ địa, duy trì và mở rộng chiến tranh du kích. Trung ương dự kiến thời cơ tổng khởi nghĩa khi quân Đồng Minh kéo vào Đông Dương đánh Nhật, đã bám chắc, tiến sâu vào đất ta và quân Nhật đã kéo ra mặt trận ngăn cản quân Đồng Minh, để phía sau sơ hở. Trung ương còn cảnh báo tinh thần chủ động, phải dựa vào sức mình là chính, không được ỷ lại để nếu quân Đồng Minh chưa đổ bộ, cuộc tổng khởi nghĩa của ta vẫn có thể bùng nổ và thắng lợi. Cần tổ chức Uỷ ban quân sự cách mạng, tổ chức huấn luyện theo Chương trình Việt Minh và sẵn sàng hưởng ứng quân Đồng Minh.
- Bản Chỉ thị ngày 12.3.1945 thể hiện sự nhạy bén, sáng suốt, chỉ đạo rất kịp thời của Thường vụ Trung ương Đảng, khích lệ cao độ tinh thần vận dụng sáng tạo của các cấp uỷ Đảng và cán bộ, đảng viên trong cao trào kháng Nhật cứu nước và có tác dụng quyết định trực tiếp đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Nghị quyết của toàn quốc Hội nghị Đảng Cộng sản Đông Dương ngày 14,15.8.1945 ra đời trong bối cảnh tình thế cách mạng đã xuất hiện trực tiếp trên đất nước ta... Nghị quyết chỉ rõ tình hình thế giới và Đông Dương và nêu ra các chủ trương lớn chỉ đạo khởi nghĩa giành độc lập như thành lập Uỷ ban hành chính nơi ta làm chủ; tránh xung đột, giao thiệp thân thiện với quân Mỹ, Anh, Tàu vào nước taẶ Đảng chủ trương tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của Liên Xô, của nhân dân Pháp, nhân dân Trung Quốc; lợi dụng mâu thuẫn giữa Pháp, Anh, Mỹ, Tưởng để tránh đối phó nhiều kẻ thù một lúc; nêu các nhiệm vụ tuyên truyền cổ động, đặt Quốc ca và định Quốc kỳ, quyết định nhiều nhiệm vụ tác chiến quân sự quan trọng.
- Nghị quyết Hội nghị toàn quốc của Đảng có ý nghĩa lịch sử quan trọng, thể hiện trí tuệ sáng suốt, sự nhạy bén chính trị, tầm nhìn chiến lược và quyết tâm sắt đá của toàn Đảng, toàn dân ta trước giờ phút quyết định vận mệnh của Tổ quốc. Nghị quyết này của Đảng, sau đó là Đại hội quốc dân Tân Trào (16.8) đã chuẩn bị cụ thể, trực tiếp cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 và sự ra đời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Sưu tầm*