Hướng dẫn Phân tích một cống hiến to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc từ năm năm 1911 đến năm 1930

Trang Dimple

New member
Xu
38
Phân tích một cống hiến to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc từ năm năm 1911 đến năm 1930

Cống hiến to lớn nhất trong quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đó là đến với chủ nghĩa Mác- Lênin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn- con đường cách mạng vô sản.

Sau một thời gian bôn ba ở hải ngoại, Người vừa khảo sát thực tiễn cách mạng các nước vừa đi tìm đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. Đến tháng 7 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo Luận Cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Đến đây Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam, đó là con đường cách mạng vô sản. Người quyết tâm đưa cách mạng Việt nam đi theo con đường này. Người khẳng định: “ Muốn cứu nước, muốn giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”

Từ việc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn và xác định cách mạng Việt nam phải đi theo con đường cách mạng vô sản để rồi Nguyễn Ái Quốc tiếp tục hoạt động truyền bá con đường này vào Việt Nam, trên cơ sở đó chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng để lãnh đạo Cách mạng Việt Nam đi đúng quỹ đạo của cuộc cách mạng vô sản.

Như vậy, việc tìm ra con đường cách mạng đúng đắn có tác dụng quyết định đối với thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Chính vì thế đây là cống hiến to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với dân tộc Việt Vam trong quá trình hoạt động cứu nước của mình.
 
Tìm ra con đường cứu nước, sáng lập Đảng Cộng Sản Việt Nam

Nguyễn Ái Quốc sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho yêu nước, trên quê hương giàu truyền thống cách mạng. Lớn lên trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, lại được chứng kiến các cuộc đấu tranh của các bậc tiền bối bị thất bại. Tất cả đã hun đúc trong lòng Nguyễn Ái Quốc lòng yêu nước nồng nàn và quyết tâm ra đi tìm cứu nước, cứu dân. Qua nhiều năm bôn ba ở hải ngoại để tìm đường cứu nước, cứu dân. Đầu tiên, Người đến nước Pháp rồi đi các nước Á, Phi, Mĩ Latinh. Đến năm 1917, khi Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, Người từ Luân Đôn (Anh) về Pari (Pháp) để nghiên cứu, học tập Cách mạng tháng Mười Nga.

Rồi đến ngày 18/6/1919 các nước đế quốc thắng trận họp Hội nghị Vécxai để chia nhau thị trường thế giới. Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị này Bản yêu sách gồm 8 điểm đòi các quyền tự do dân chủ cho nhân dân Việt Nam. Tuy không được chấp nhận nhưng những yêu sách này được báo chí tiến bộ Pháp công bố rộng rãi. Nhờ đó nhân dân Pháp thấy được bộ mặt thật của thực dân Pháp ở Đông Dương, hiểu được nỗi bất hạnh và niềm khát vọng của nhân dân Việt Nam. Qua thực tiễn này Nguyễn Ái Quốc khẳng định rằng, muốn giải phóng dân tộc thì không thể bị động hoặc trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài mà trước hết phải dựa vào sức mạnh của chính dân tộc mình.

Năm 1920, Người đọc Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Từ đó, Người hoàn toàn tin theo Lênin, dứt khoát đứng về Quốc tế thứ ba, khẳng định muốn cứu nước và giải phóng dân tộc là phải đi theo con đường cách mạng vô sản. Tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ ba và lập ra Đảng Cộng sản Pháp. Sau đó Người đã tham gia Đảng Cộng sản Pháp - và là người cộng sản Việt Nam đầu tiên đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động Nguyễn Ái Quốc. Qua thực tiễn cách mạng năm 1924, Người chỉ ra rằng: "Cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra giống như ở phương Tây… Chính vì thế, Người không rập khuôn máy móc học thuyết về đấu tranh giai cấp mà đã áp dụng một cách linh hoạt vào điều kiện lịch sử cụ thể ở thuộc địa. Năm 1925 tại Quảng Châu Trung Quốc, Người sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, là tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam. Dưới tác động của Hội phong trào cách mạng Việt Nam ngày càng phát triển, kết thành một làn sóng dân tộc dân chủ mạnh mẽ.

Cuối năm 1929 sự ra đời liên tiếp của các tổ chức cộng sản trong nước: Đông Dương Cộng sản đảng (6/1929), An Nam Cộng sản Đảng (8/1929) và Đông Dương Cộng sản liên đoàn (9/1929), là xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam theo khuynh hướng cách mạng vô sản. Tuy nhiên sự ra đời và cùng hoạt động không tránh khỏi sự riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau, cách mạng trong nước đứng trước nguy cơ chia rẽ lớn. Được sự ủy nhiệm của Quốc tế Cộng sản cùng với uy tín của Nguyễn Ái Quốc, Người đã triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Tại Hội nghị Người đã thông qua Chính cương vắn tắt, Điều lệ vắn tắt… coi như Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, có giá trị thực tiễn và lâu dài đối với cách mạng Việt Nam.

Cương lĩnh chính trị nhấn mạnh nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam là chống đế quốc, giành độc lập dân tộc: đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập, dựng ra Chính phủ công nông binh và tổ chức quân đội công nông; tịch thu toàn bộ các sản nghiệp lớn của bọn đế quốc giao cho Chính phủ công nông binh; tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc làm của công và chia cho dân cày nghèo.
 
Xác định đường lối giải phóng dân tộc và chủ trương khởi nghĩa vũ trang

Tháng 5-1941, Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành Trung ương Đảng. Trên cơ sở phân tích tình hình quốc tế và trong nước, phân tích thái độ chính trị của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam, Hội nghị nêu rõ ở nước ta mâu thuẫn chủ yếu đòi hỏi phải được giải quyết cấp bách là mâu thuẫn giữa dân tộc ta với bọn đế quốc phát xít Pháp-Nhật, bởi vì dưới hai tầng áp bức Nhật – Pháp, “quyền lợi của tất cả các giai cấp bị cướp giật, vận mệnh dân tộc nguy vong không lúc nào bằng”. “Pháp – Nhật ngày nay không phải chỉ là kẻ thù của công nông” mà là kẻ thù chung của cả dân tộc.

Hội nghị khẳng định: "Cần phải thay đổi chiến lược. Sự thay đổi về kinh tế, chính trị Đông Dương, lực lượng giai cấp Đông Dương, buộc Đảng ta phải thay đổi chính sách cách mạng ở Đông Dương cho hợp với nguyện vọng chung của toàn thể nhân dân Đông Dương…"Nhiệm vụ đánh Pháp đuổi Nhật không phải riêng của của giai cấp vô sản và dân cày, mà là nhiệm vụ chung của toàn thể nhân dân Đông Dương". Hội nghị chủ trương: “Trong lúc này, quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề giải phóng dân tộc, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được". Vì vậy, phải tạm gác khẩu hiệu "đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày". Quyền lợi của nông dân được giải quyết ở một mức độ thích hợp bằng việc thực hiện các khẩu hiệu: tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo, chia lại ruộng đất công cho công bằng, giảm tô, giảm tức.

Hội nghị chủ trương gải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương, nhằm thực hiện chính sách “dân tộc tự quyết”. “Các dân tộc sống trên cõi Đông Dương sẽ tùy theo ý muốn, tổ chức thành liên bang cộng hòa dân chủ hay đứng riêng thành thành một dân tộc quốc gia tùy ý”. Cách giải quyết đó có tác dụng phát huy sức mạnh của mỗi dân tộc trong cuộc đấu tranh tự giải phóng mình, đập tan những luận điệu xuyên tạc của kẻ thù về vấn đề dân tộc, đồng thời tạo điều kiện đoàn kết ba dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung.

Về phương pháp cách mạng, Hội nghị đề ra chủ trương khởi nghĩa vũ trang, nhấn mạnh đây là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và của nhân dân ta trong giai đoạn hiện tại. Nghị quyết hội nghị ghi rõ: "Phải luôn luôn chuẩn bị một lực lượng sẵn sàng, nhằm vào cơ hội thuận tiện hơn cả mà đánh lại quân thù…". Trong những hoàn cảnh nhất định "với lực lượng sẵn có ta có thể lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương, cũng có thể giành sự thắng lợi mà mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn.

Vận dụng “phương pháp làm việc biện chứng” của C. Mác, Hồ Chí Minh đã phân tích thực tiễn xã hội Việt Nam thuộc địa, không máy móc, coi vấn đề dân tộc thuộc địa thực chất là vấn đề nông dân, cũng không xem quyền lợi cơ bản của nông dân là vấn đề ruộng đất. Người nhấn mạnh yêu cầu khách quan của lịch sử cách mạng ở thuộc địa là giành độc lập dân tộc. Chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc và quan điểm khởi nghĩa dân tộc là sự chuẩn bị về đường lối và phương pháp cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám sau này.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top