Phân tích làm rõ nỗi khổ của nhân dân lao động trong Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn?

PHÂN TÍCH NỖI THỐNG KHỔ CỦA NHÂN DÂN LAO ĐỘNG

- Họ khổ vì phải chống chọi vs thiên tai khắc nghiệt.
+ Trong 1 tình thế rất nguy hiểm: 1h đêm, mưa tầm tã, nước sông Nhị Hà lên cao quá, đê có nguy cơ vỡ. Thế đê không cự lại với thế nước.
+ Người dân phải hộ đê rất vất vả: Dân phu hàng trăm nghìn người, suốt 1 quãng tgian dài từ chiều đến giờ. Kẻ thuổng người cuốc, kẻ đội đất, vác tre, bì bõm dưới bùn lầy, ngập quãng đến khuỷu chân, người nào người ấy ướt như chuột lột.
+ Cuối cùng đê vỡ, khắp mọi miền nước tràn lênh láng, nước xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không chỗ chôn, đúng là thảm cảnh.
- Họ còn khổ vì quan vô trách nhiệm
+ Họ coi quan như cha mẹ của mình, như 1 vị phúc tinh. Thế nhưng khi rơi vào tình cảnh phải chống chọi với lũ lụt họ không nhận đc bất cứ sự trợ giúp nào. không có hình bóng quan nơi dân hộ đê.
+ Khi đê sắp vỡ, sự lo lắng đến tột cùng, tiếng vang dậy đất trời như không thể thờ ơ vậy mà quan buông 1 câu " Mặc kệ " nhẹ nhàng thanh thản, mặc kệ nghĩa là không quan tâm sống hay chết.
+ Khi đê vỡ họ rơi vào thảm cảnh vậy mà vẫn nghe quan định tội quan doạ nạt "Cách cổ bỏ tù".
=> Quan chút thêm cả nỗi khổ về trách nhiệm lên đầu họ không 1 lời an ủi.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top