Đề bài: Phân tích khung cảnh phố huyện và tâm trạng chị em Liên khi chờ tàu trong tác phẩm "Hai đứa trẻ" của nhà văn Thạch Lam
Bài làm
Hai đứa trẻ in trong tập "Nắng trong vườn" cũng giống như một số truyện ngắn khác của Thạch Lam, hai đứa trẻ bề ngoài như chẳng có gì đáng chú ý nhưng đi sâu vào bên trong, nơi sâu kín của tâm hồn thì mảnh đời nào cũng gợi lên bao nỗi xót xa, thương cảm.
Bối cảnh câu chuyện là một phố huyện nghèo nàn, xơ xác. Tiếng là phố huyện nhưng chỉ là huyện nhỏ. Cảnh phố huyện hiện ra từ cái chòi canh lẫn vào lũy tre làng đang đen lại, vào lúc trời tây đỏ rực nhưng "sắp tàn", cánh đồng đầy ắp "tiếng ếch nhái kêu ran". Cửa hàng bé xíu của chị em Liên "muỗi bay vo ve", chợ phố huyện đã vãn. Bây nhiêu chi tiết đều nhằm vào cái thế giới thu nhỏ lại, lụi tàn đi của những cảnh vật ban ngày và cái thế chiếm lĩnh, tràn dâng ngày càng mạnh mẽ của những cảnh đêm, trong đó bóng tối sẽ ngự trị cảnh vật, ngự trị tâm hồn cả con người và cuộc đời.
Tác giả đã lựa chọn những âm thanh, hình ảnh, màu sắc độc đáo vẽ nên cảnh chiều tàn ở phố huyện xa xôi, hẻo lánh, tiêu điều, xơ xác và sự sống gần như tàn lụi.
Lúc còn tranh tối tranh sáng, tuy các nhà đã "lên đèn" nhưng những nguồn sáng ấy không đủ xua tan bóng tối khiến những hòn đá nhỏ vẫn còn "một bên sáng, một bên tối". Có ánh sáng của ngàn vì sao lấp lánh, ánh sáng của ngọn đèn, ánh sáng lập lòe của bếp lửa bác Siêu. Những nguồn sáng này không xua tan được bóng tối mà còn làm nền tăng thêm bóng tối, bóng tối trở nên dày thêm, làm cho phố huyện bị bao trùm ở bóng tối. Cảnh phố huyện về đêm êm ắng, mát mẻ, đêm ngập tràn bóng tối "Đường phố và ngõ ngập tràn bóng tối và tối cả con đường ra sông, các ngõ vào làng đen sẫm". Chiếc đèn ghi nhà ga thì "xanh biếc như đóm lửa ma trơi" trong khi xung quanh những điểm sáng leo lét ấy là cả một bóng tối dày đặc, đen nghịt, mênh mông vô tận. Những hột sáng, những chấm lửa ấy chỉ làm cho bóng tối thêm tăm tối, âm u.
Trong cảnh xơ xác, tiêu điều và ngập tràn bóng tối ấy là những cuộc đời bóng tối. "Hai đứa trẻ" không chỉ là bức tranh thiên nhiên mà trước hết đó là bức tranh đời sống. Bức tranh đời sống chân thật và thấm đượm cảm xúc trữ tình của nhà văn đã gây nên cảm giác buồn thương, day dứt trong lòng người đọc.
Ngay từ lúc ngày còn nhá nhem, phiên chợ đã vãn. Bóng tối chưa sụp xuống mà cuộc đời bóng tối đã hiện ra. Những đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ "lom khom nhặt nhạnh những gì người ta vứt lại". Đây là cuộc sống của những người không có tương lai, không có hy vọng. Cuộc đời của chúng quá nghèo khổ. Mẹ con chị Tí ngày mò cua, tối lại dọn gian hàng nước ra. Chị Tí nóng lòng trước cảnh hàng ế ẩm: "Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?". Dù rằng chị đã biết trước : "Ôi chao, sớm với muộn mà có ăn thua gì?" Nói ra một cách ngẫu nhiên mà lại hình dung tận đáy cảnh sống của mẹ con chị: đã cơ cực lại còn chỉ trông chờ vào sự may rủi, một sự trông chờ cầm chắc là vô vọng. Cái nghèo cái khổ đã đè nặng lên gia đình chị Tí mà không sao thoát được.
Gia đình bác Xẩm lại cơ cực hơ, tối tăm hơn. Bác Xẩm ngồi ngay trên chiếc chiếu rách, thằng con nhỏ bò ra đất, cái thau sắt trắng chờ tiền thưởng chổng trơ trước mặt, tất cả im lìm, ngoài mấy tiếng đàn bầu bần bật nổi lên góp chuyện rồi sau đó không khách, không hát, không tiền, họ lăn ra ngủ luôn trên mặt đất. Bà cụ Thi hơi điên đi dần vào trong bóng tối gợi lên một nỗi buồn xót xa đến tê tái trong lòng. Bếp lửa của bác Siêu chỉ là "một chấm lửa nhỏ và vàng, lơ lửng đi trong đêm tối", mất đó rồi hiện đó, chỉ làm cho bóng bác thêm mênh mang đen tối.
Nhưng tội nghiệp nhất vẫn là Liên, An. Hai chị em đã từ giã nơi phồn vinh, nhộn nhịp để đến nơi nghèo nàn, xơ xác, hẻo lánh. Vào ngày chợ phiên, hai đứa bé không bán được gì.
Cuộc sống của người dân phố huyện nghèo khó buồn tẻ, héo hắt với những con người lam lũ sống trong bế tắc, quẩn quanh trong cái nghèo túng. Thế nhưng họ không lụi tàn. Thạch Lam vẫn để cho họ một niềm hy vọng: hằng ngày họ đều chờ đợi tàu chạy qua phố huyện. Con tàu như con thoi ánh sáng, mang lại ánh sáng làm cho phố huyện sáng rực lên dù chỉ một ít. Đem lại cho phố huyện một sức sống mới. Âm thanh, tiếng cười nói của hành khách mang đến cho phố huyện một chút náo nhiệt.
Chiều xuống, "mắt Liên ngập đầy dần bóng tối" thể hiện tâm trạng buồn nhưng không hiểu. Cảnh chiều tàn và cuộc sống tối tăm của người dân phố huyện đã gợi lên một nỗi buồn thấm thía trong lòng Liên. Liên nhìn lũ trẻ nghèo bới rác, nhặt nhạnh mà động lòng thương, thế nhưng chính chị cũng không có tiền để giúp cho chúng. Liên xót xa trước cảnh nghèo, chính cái nghèo đã cướp đi một phần tuổi thơ của Liên. Liên chán ngán trước cuộc sống hiện thực. Tâm trạng muốn trốn tránh, muốn quên đi hiện thực.
Tác giả mô tả chân dung cuộc sống thật đáng thương của hai chị em, qua đó cho ta thấy niềm vui và khát khao cuộc sống của hai chị em vẫn chưa hoàn toàn dập tắt, vẫn còn tồn tại dù chỉ nhỏ nhoi.
Tàu sắp đến, dường như ai cũng tỉnh hẳn dậy. Liên cũng dắt em đứng dậy để nhìn cho rõ. Tàu lướt qua, chỉ thấy cái "toa đèn sáng trưng, những toa hạng trên sang trọng lố nhố người, đồng và kền lấp lánh". Rồi tàu lại đi vào đêm tối, cho đến khi "chiếc đèn xanh ở toa sau cùng xa mãi rồi khuất sau rặng tre". Tàu đến với ánh sáng, tiếng ồn, tàu đi với chiếc đèn đuôi khuất dần. Với chị em Liên, đó vừa là ký ức vui tươi vừa là ước vọng mơ hồ mà đẹp đẽ như trong truyện cổ tích, nhưng chẳng khác gì một ảo ảnh, vụt sáng rồi chợt qua ngay, xa dần, nhỏ dần, tắt dần như một sự nuối tiếc. Ấy là vì chị em Liên đã biết qua một chút cảnh sống bình thường nhưng có hạnh phúc. Còn đối với đám người nghèo khổ kia thì đó chỉ là cảnh sống của một thế giới thần tiên, mơ hồ, xa lạ nhưng đêm đêm lại hiện ra như một giấc mộng đẹp, một ước mơ xa xôi chẳng bao giờ thành hiện thực, nhưng vẫn có gì như một niềm an ủi chốc lát cho cảnh đời cơ cực của họ. Và chuyến tàu đêm vẫn là một hình ảnh lạ lạ, vui vui, ít nhất cũng gây được một chút lãng quên cần thiết để họ đi vào giấc ngủ đầy bóng tối nhưng yên bình. Thể hiện tâm trạng đợi tàu của chị em Liên, tác giả bày tỏ niềm thông cảm và xót thương với những kiếp người không bao giờ biết đến hạnh phúc và ánh sáng. Sống mòn mỏi trong cơ cực triền miên, số phận họ bị đè nặng bởi sự túng quẫn về vật chất, nghèo nàn về tinh thần. Ước mơ của những con người ấy chẳng qua như một chuyến tàu đêm ngang qua phố huyện xơ xác ngập đầy bóng tối, vụt lóe lên rồi vụt biến mất vào bóng tối.
"Hai đứa trẻ" là truyện ngắn khá thành công của Thạch Lam. Với lời văn nhẹ nhàng, cảm xúc tinh tế và ngôn ngữ giàu hình ảnh, tác giả đã vẽ lên một bức tranh khá chân thật về cuộc sống của người dân ở một nơi phố huyện xa xôi, hẻo lánh. Qua đó tác giả cũng bộc lộ niềm cảm thông đau đớn và chua xót đối với cuộc sống tối tăm và ước vọng mơ hồ của tuổi thơ và đó cũng chính là cuộc sống của tuổi thơ Việt Nam trong xã hội đen tối bấy giờ. Truyện cũng làm bật lên tinh nhân văn cao cả của nhà văn Thạch Lam.
Theo Sách Làm văn 11*
Bài làm
Hai đứa trẻ in trong tập "Nắng trong vườn" cũng giống như một số truyện ngắn khác của Thạch Lam, hai đứa trẻ bề ngoài như chẳng có gì đáng chú ý nhưng đi sâu vào bên trong, nơi sâu kín của tâm hồn thì mảnh đời nào cũng gợi lên bao nỗi xót xa, thương cảm.
Bối cảnh câu chuyện là một phố huyện nghèo nàn, xơ xác. Tiếng là phố huyện nhưng chỉ là huyện nhỏ. Cảnh phố huyện hiện ra từ cái chòi canh lẫn vào lũy tre làng đang đen lại, vào lúc trời tây đỏ rực nhưng "sắp tàn", cánh đồng đầy ắp "tiếng ếch nhái kêu ran". Cửa hàng bé xíu của chị em Liên "muỗi bay vo ve", chợ phố huyện đã vãn. Bây nhiêu chi tiết đều nhằm vào cái thế giới thu nhỏ lại, lụi tàn đi của những cảnh vật ban ngày và cái thế chiếm lĩnh, tràn dâng ngày càng mạnh mẽ của những cảnh đêm, trong đó bóng tối sẽ ngự trị cảnh vật, ngự trị tâm hồn cả con người và cuộc đời.
Tác giả đã lựa chọn những âm thanh, hình ảnh, màu sắc độc đáo vẽ nên cảnh chiều tàn ở phố huyện xa xôi, hẻo lánh, tiêu điều, xơ xác và sự sống gần như tàn lụi.
Lúc còn tranh tối tranh sáng, tuy các nhà đã "lên đèn" nhưng những nguồn sáng ấy không đủ xua tan bóng tối khiến những hòn đá nhỏ vẫn còn "một bên sáng, một bên tối". Có ánh sáng của ngàn vì sao lấp lánh, ánh sáng của ngọn đèn, ánh sáng lập lòe của bếp lửa bác Siêu. Những nguồn sáng này không xua tan được bóng tối mà còn làm nền tăng thêm bóng tối, bóng tối trở nên dày thêm, làm cho phố huyện bị bao trùm ở bóng tối. Cảnh phố huyện về đêm êm ắng, mát mẻ, đêm ngập tràn bóng tối "Đường phố và ngõ ngập tràn bóng tối và tối cả con đường ra sông, các ngõ vào làng đen sẫm". Chiếc đèn ghi nhà ga thì "xanh biếc như đóm lửa ma trơi" trong khi xung quanh những điểm sáng leo lét ấy là cả một bóng tối dày đặc, đen nghịt, mênh mông vô tận. Những hột sáng, những chấm lửa ấy chỉ làm cho bóng tối thêm tăm tối, âm u.
Trong cảnh xơ xác, tiêu điều và ngập tràn bóng tối ấy là những cuộc đời bóng tối. "Hai đứa trẻ" không chỉ là bức tranh thiên nhiên mà trước hết đó là bức tranh đời sống. Bức tranh đời sống chân thật và thấm đượm cảm xúc trữ tình của nhà văn đã gây nên cảm giác buồn thương, day dứt trong lòng người đọc.
Ngay từ lúc ngày còn nhá nhem, phiên chợ đã vãn. Bóng tối chưa sụp xuống mà cuộc đời bóng tối đã hiện ra. Những đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ "lom khom nhặt nhạnh những gì người ta vứt lại". Đây là cuộc sống của những người không có tương lai, không có hy vọng. Cuộc đời của chúng quá nghèo khổ. Mẹ con chị Tí ngày mò cua, tối lại dọn gian hàng nước ra. Chị Tí nóng lòng trước cảnh hàng ế ẩm: "Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?". Dù rằng chị đã biết trước : "Ôi chao, sớm với muộn mà có ăn thua gì?" Nói ra một cách ngẫu nhiên mà lại hình dung tận đáy cảnh sống của mẹ con chị: đã cơ cực lại còn chỉ trông chờ vào sự may rủi, một sự trông chờ cầm chắc là vô vọng. Cái nghèo cái khổ đã đè nặng lên gia đình chị Tí mà không sao thoát được.
Gia đình bác Xẩm lại cơ cực hơ, tối tăm hơn. Bác Xẩm ngồi ngay trên chiếc chiếu rách, thằng con nhỏ bò ra đất, cái thau sắt trắng chờ tiền thưởng chổng trơ trước mặt, tất cả im lìm, ngoài mấy tiếng đàn bầu bần bật nổi lên góp chuyện rồi sau đó không khách, không hát, không tiền, họ lăn ra ngủ luôn trên mặt đất. Bà cụ Thi hơi điên đi dần vào trong bóng tối gợi lên một nỗi buồn xót xa đến tê tái trong lòng. Bếp lửa của bác Siêu chỉ là "một chấm lửa nhỏ và vàng, lơ lửng đi trong đêm tối", mất đó rồi hiện đó, chỉ làm cho bóng bác thêm mênh mang đen tối.
Nhưng tội nghiệp nhất vẫn là Liên, An. Hai chị em đã từ giã nơi phồn vinh, nhộn nhịp để đến nơi nghèo nàn, xơ xác, hẻo lánh. Vào ngày chợ phiên, hai đứa bé không bán được gì.
Cuộc sống của người dân phố huyện nghèo khó buồn tẻ, héo hắt với những con người lam lũ sống trong bế tắc, quẩn quanh trong cái nghèo túng. Thế nhưng họ không lụi tàn. Thạch Lam vẫn để cho họ một niềm hy vọng: hằng ngày họ đều chờ đợi tàu chạy qua phố huyện. Con tàu như con thoi ánh sáng, mang lại ánh sáng làm cho phố huyện sáng rực lên dù chỉ một ít. Đem lại cho phố huyện một sức sống mới. Âm thanh, tiếng cười nói của hành khách mang đến cho phố huyện một chút náo nhiệt.
Chiều xuống, "mắt Liên ngập đầy dần bóng tối" thể hiện tâm trạng buồn nhưng không hiểu. Cảnh chiều tàn và cuộc sống tối tăm của người dân phố huyện đã gợi lên một nỗi buồn thấm thía trong lòng Liên. Liên nhìn lũ trẻ nghèo bới rác, nhặt nhạnh mà động lòng thương, thế nhưng chính chị cũng không có tiền để giúp cho chúng. Liên xót xa trước cảnh nghèo, chính cái nghèo đã cướp đi một phần tuổi thơ của Liên. Liên chán ngán trước cuộc sống hiện thực. Tâm trạng muốn trốn tránh, muốn quên đi hiện thực.
Tác giả mô tả chân dung cuộc sống thật đáng thương của hai chị em, qua đó cho ta thấy niềm vui và khát khao cuộc sống của hai chị em vẫn chưa hoàn toàn dập tắt, vẫn còn tồn tại dù chỉ nhỏ nhoi.
Tàu sắp đến, dường như ai cũng tỉnh hẳn dậy. Liên cũng dắt em đứng dậy để nhìn cho rõ. Tàu lướt qua, chỉ thấy cái "toa đèn sáng trưng, những toa hạng trên sang trọng lố nhố người, đồng và kền lấp lánh". Rồi tàu lại đi vào đêm tối, cho đến khi "chiếc đèn xanh ở toa sau cùng xa mãi rồi khuất sau rặng tre". Tàu đến với ánh sáng, tiếng ồn, tàu đi với chiếc đèn đuôi khuất dần. Với chị em Liên, đó vừa là ký ức vui tươi vừa là ước vọng mơ hồ mà đẹp đẽ như trong truyện cổ tích, nhưng chẳng khác gì một ảo ảnh, vụt sáng rồi chợt qua ngay, xa dần, nhỏ dần, tắt dần như một sự nuối tiếc. Ấy là vì chị em Liên đã biết qua một chút cảnh sống bình thường nhưng có hạnh phúc. Còn đối với đám người nghèo khổ kia thì đó chỉ là cảnh sống của một thế giới thần tiên, mơ hồ, xa lạ nhưng đêm đêm lại hiện ra như một giấc mộng đẹp, một ước mơ xa xôi chẳng bao giờ thành hiện thực, nhưng vẫn có gì như một niềm an ủi chốc lát cho cảnh đời cơ cực của họ. Và chuyến tàu đêm vẫn là một hình ảnh lạ lạ, vui vui, ít nhất cũng gây được một chút lãng quên cần thiết để họ đi vào giấc ngủ đầy bóng tối nhưng yên bình. Thể hiện tâm trạng đợi tàu của chị em Liên, tác giả bày tỏ niềm thông cảm và xót thương với những kiếp người không bao giờ biết đến hạnh phúc và ánh sáng. Sống mòn mỏi trong cơ cực triền miên, số phận họ bị đè nặng bởi sự túng quẫn về vật chất, nghèo nàn về tinh thần. Ước mơ của những con người ấy chẳng qua như một chuyến tàu đêm ngang qua phố huyện xơ xác ngập đầy bóng tối, vụt lóe lên rồi vụt biến mất vào bóng tối.
"Hai đứa trẻ" là truyện ngắn khá thành công của Thạch Lam. Với lời văn nhẹ nhàng, cảm xúc tinh tế và ngôn ngữ giàu hình ảnh, tác giả đã vẽ lên một bức tranh khá chân thật về cuộc sống của người dân ở một nơi phố huyện xa xôi, hẻo lánh. Qua đó tác giả cũng bộc lộ niềm cảm thông đau đớn và chua xót đối với cuộc sống tối tăm và ước vọng mơ hồ của tuổi thơ và đó cũng chính là cuộc sống của tuổi thơ Việt Nam trong xã hội đen tối bấy giờ. Truyện cũng làm bật lên tinh nhân văn cao cả của nhà văn Thạch Lam.
Theo Sách Làm văn 11*
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: