Phân tích khái niệm nhân cách.
I)Đặt vấn đề:
Khi nghiên cứu về phản ánh tâm lý thông qua hoạt động và giao tiếp, khoa học không chỉ quan tâm đến quá trình đó mà còn quan tâm đến chủ thể của nó nữa, và đó chính là nhân cách. Vậy nhân cách là gì? Vì sao nhân cách đóng vai trò quan trọng như vây? Trước hết, ta cần hiểu rõ khái niệm nhân cách. Là một con người ai cũng có nhân cách riêng nhưng để hiểu một cách cụ thể, rõ ràng về khái niệm nhân cách lại là một quá trình tư duy sâu sắc và tinh tế.
II)Nội dung:
1)Khái niệm nhân cách theo nghĩa thông thường:
Dịch theo phương pháp chiết tự:
2)Khái niệm nhân cách trong tâm lý học:
Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân quy định bản sắc và giá trị xã hội của loài người.
2.1) Phân tích các thuật ngữ trong khái niệm:
a)Đặc điểm :
Theo từ điển Tiếng Việt, đặc điểm có nghĩa là điểm đặc biệt, chỗ đáng chú ý.
Ví dụ: hình ảnh Chí Phèo.Bằng ngòi bút tài năng của mình. Nam Cao đã khắc họa hình ảnh Chí Phèo với đặc điểm những vết sẹo ngang dọc, đầu tóc rối bù…suốt ngày đi khắp cả làng chửi bới, đã trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.
b)Thuộc tính tâm lý: là những hiện tượng tâm lý tương đối ổn định, khó hình thành và khó mất đi, tạo thành những nét riêng của nhân cách. Người ta thường nói đến 4 nhóm thuộc tính tâm lý cá nhân: xu hướng, tính cách, khí chất và năng lực.
c) Bản sắc:
Bản sắc( bản:của mình, sắc dung mạo): theo từ điển Tiếng Việt có nghĩa là tính chất đặc biệt vốn có, tạo thành phẩm cách riêng.
Ví dụ: _Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
_Hình ảnh chiếc áo dài mang đậm bản sắc truyền thống, văn hóa riêng biệt của dân tộc ta.
_Hình ảnh tập thể lớp KS11-KĐT dù đến từ những miền đất khác nhau, mỗi người mang một bản sắc khác nhau nhưng đều hội tụ trong “mái nhà” KS11-KĐT,tạo thành bản sắc lớp KT đoàn kết và vui vẻ.
d) Giá trị:theo từ điển Tiếng Việt có nghĩa
- Cái mà người ta dựa vào để xem xét một người đáng quý đến mức nào về mặt đạo đức, trí tuệ, nghề nghiệp, tài năng…
Ví dụ: Giá trị của người nông dân là làm ra lúa gạo,cung cấp lương thực cho xã hội.
-Những quan niệm và thực tại về cái đẹp, sự thật và điều kiện của một xã hội.
Ví dụ: Giá trị đạo đức “Uống nước nhớ nguồn”, thăm viếng, thắp hương, dọn dẹp, tu sửa nghĩa trang liệt sĩ, thăm hỏi, động viên, giúp đỡ các bà mẹ Việt Nam anh hùng…
2.2) Phân tích khái niệm
_Nhân cách không phải là tất cả các đặc điểm cá thể của con người mà chỉ bao hàm những đặc điểm quy định con người như là một thành viên của xã hội, nói lên bộ mặt tâm lý xã hội, giá trị và cốt cách làm người của mỗi cá nhân.
_Nhân cách không phải là một nét, một phẩm chất tâm lý riêng lẻ mà là một cấu tạo tâm lý mới.Không phải con người sinh ra đã có nhân cách.Nhân cách được hình thành dần trong quá trình tham gia mối quan hệ của con người.
Nhân cách không có sẵn bằng cách bộc lộ dần các bản năng nguyên thủy, mà nhân cách là các cấu tạo tâm lý mới được hình thành trong quá trình sống- giao tiếp, vui chơi, học tập, lao động… A.N.Leonchiev đã chỉ ra rằng: nhân cách con người không phải được đẻ ra mà là được hình thành.
Xuất phát từ bản chất của con người với tư cách là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Nhân cách là nhân cách của con người do đó nó mang tính xã hội, không thể có nhân cách tồn tại riêng lẻ mà tồn tại bên ngoài xã hội cũng giống như không thể có con người tồn tại bên ngoài xã hội được.
Bản thân nhân cách không phải là những gì có sẵn thuộc về mỗi cá nhân con người mà nhân cách phải được hinh thành và chỉ có thể hình thành dần trong các quá trình tham gia các mối quan hệ xã hội của con người.
Như C.Mác đã nói: “Nếu như con người có bẩm sinh đã là sinh vật có tính xã hội thì do đó con người chỉ có thể phát triển bản tính của mình trong xã hội và cần phải phán đoán lực lượng bản tính của anh ta, không phải con người căn cứ vào lực lượng bản tính của anh ta, không phải căn cứ vào lực lượng của cá nhân riêng lẻ mà là căn cứ của toàn xã hội.”
Ví dụ: Những đứa trẻ bị lạc khỏi môi trường xã hội, không được tiếp xúc với loài người, không hình thành các quan hệ xã hội nên không thể hình thành nhân cách của một con người với nguyên nghĩa của nó.Cô bé Rơ Châm H’Pnhiên, một Việt kiều ở Campuchia lạc vào rừng sau 18 năm giờ này phải học lại tất cả mọi thứ của cuộc sống con người.
_Nhân cách quy định bản sắc, cái riêng của cá nhân trong sự thống nhất biện chứng với cái chung, cái phổ biến của cộng đồng mà cá nhân đó là đại biểu.
Đặc điểm này xuất phát từ bản chất, bản thân cá nhân một con người trong xã hội của nó không phải là một cá nhân riêng lẻ mà là con người của gia đình, của giai cấp, của tầng lớp nhất định hay lớn hơn là con người của quốc gia, dân tộc.
Ví dụ:Nhân cách của chủ tịch Hồ chí Minh ngoài những nét độc đáo riêng có còn là nhân cách điển hình của một con người Việt Nam yêu nước, nhân cách của một chiến sĩ cách mạng, nhân cách của một đại biểu vô sản quốc tế.
_Nhân cách biểu hiện trên 3 cấp độ:
Ví dụ:Nick Vujicic (Nicholas James Vujicic được sinh ra vào ngày 04 tháng 12 năm 1982) khi được sinh ra đã không có tay và chân. Bằng nghị lực phi thường, được sự giúp đỡ tận tình của bà mẹ, gia đình và cộng đồng, Nick đã vươn lên trong cuộc sống. Anh đã tốt nghiệp đại học, trở thành một diễn giả nổi tiếng về chủ đề làm chủ cuộc sống.
Ví dụ: Giúp đỡ bạn vươn lên học tập, tiến bộ vượt bậc;thăm hỏi, động viên, giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn, cơ nhỡ ở các mái ấm…
3) Rèn luyện nhân cách như thế nào:
1. Lòng dũng cảm và sự can đảm
2. Đức lạc quan, lòng tin tưởng vào cuộc sống cùng suy nghĩ tích cực
3. Đức tự chủ điều khiển hành vi của con người
4. Tính điềm đạm , bình tĩnh trước khó khăn của cuộc sống
5. Trí tuệ khả năng nhận biết tự nhiên và xã hội một cách khoa học
6. Đức thu tâm đối xử tình cảm , cao thượng với mọi người
"Phú quý bất năng dâm,
Bần tiện bất năng di,
Oai vũ bất năng khuất."
Nghĩa là:
Lúc mình giàu có phú quí, thì phải giữ qui củ, không được dâm loạn,
Lúc mình nghèo hèn thì đừng thay đổi chí khí tức là không bị hoàn cảnh làm cho thay đổi chí hướng,
Lúc mình bị thế lực chèn ép khuất phục, không đầu hàng, tức là không bị lợi lộc, vật chất làm cho mất hết danh tiết.
3)Tổng kết:
Sưu tầm*
I)Đặt vấn đề:
Khi nghiên cứu về phản ánh tâm lý thông qua hoạt động và giao tiếp, khoa học không chỉ quan tâm đến quá trình đó mà còn quan tâm đến chủ thể của nó nữa, và đó chính là nhân cách. Vậy nhân cách là gì? Vì sao nhân cách đóng vai trò quan trọng như vây? Trước hết, ta cần hiểu rõ khái niệm nhân cách. Là một con người ai cũng có nhân cách riêng nhưng để hiểu một cách cụ thể, rõ ràng về khái niệm nhân cách lại là một quá trình tư duy sâu sắc và tinh tế.
II)Nội dung:
1)Khái niệm nhân cách theo nghĩa thông thường:
Dịch theo phương pháp chiết tự:
- Nhân là người,cách là tính cách.Nhân cách nghĩa là những gì thuộc về con người thể hiện ra ngoài.
- Nhân là người, cách là phương thức. Nhân cách nghĩa là phẩm chất con người.
- Nhân cách là hệ thống những phẩm giá của một người được đánh giá từ quan hệ qua lại của người đó với những người khác, với tập thể, với xã hội và cả với thế giới tự nhiên xung quanh trong mọi cái nhìn xuyên suốt quá khứ, hiện tại và tương lai.
- Nhân cách là một thứ giá trị được xây dựng và hình thành trong toàn bộ thời gian con người tồn tại trong xã hội, nó đặc trưng cho mỗi con người, thể hiện những phẩm chất bên trong con người nhưng lại mang tính xã hội sâu sắc.
2)Khái niệm nhân cách trong tâm lý học:
Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân quy định bản sắc và giá trị xã hội của loài người.
2.1) Phân tích các thuật ngữ trong khái niệm:
a)Đặc điểm :
Theo từ điển Tiếng Việt, đặc điểm có nghĩa là điểm đặc biệt, chỗ đáng chú ý.
Ví dụ: hình ảnh Chí Phèo.Bằng ngòi bút tài năng của mình. Nam Cao đã khắc họa hình ảnh Chí Phèo với đặc điểm những vết sẹo ngang dọc, đầu tóc rối bù…suốt ngày đi khắp cả làng chửi bới, đã trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.
b)Thuộc tính tâm lý: là những hiện tượng tâm lý tương đối ổn định, khó hình thành và khó mất đi, tạo thành những nét riêng của nhân cách. Người ta thường nói đến 4 nhóm thuộc tính tâm lý cá nhân: xu hướng, tính cách, khí chất và năng lực.
- Xu hướng:
- Nhu cầu
- Hứng thú
- Lí tưởng
- Niềm tin
- Thế giới quan
- Tính cách: Tự tin, tự ti, thẳng thắn, bộc trực…
- Khí chất: hăng hái, nóng nảy, ưu tư, bình thản
- Năng lực
c) Bản sắc:
Bản sắc( bản:của mình, sắc dung mạo): theo từ điển Tiếng Việt có nghĩa là tính chất đặc biệt vốn có, tạo thành phẩm cách riêng.
Ví dụ: _Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
_Hình ảnh chiếc áo dài mang đậm bản sắc truyền thống, văn hóa riêng biệt của dân tộc ta.
_Hình ảnh tập thể lớp KS11-KĐT dù đến từ những miền đất khác nhau, mỗi người mang một bản sắc khác nhau nhưng đều hội tụ trong “mái nhà” KS11-KĐT,tạo thành bản sắc lớp KT đoàn kết và vui vẻ.
d) Giá trị:theo từ điển Tiếng Việt có nghĩa
- Cái mà người ta dựa vào để xem xét một người đáng quý đến mức nào về mặt đạo đức, trí tuệ, nghề nghiệp, tài năng…
Ví dụ: Giá trị của người nông dân là làm ra lúa gạo,cung cấp lương thực cho xã hội.
-Những quan niệm và thực tại về cái đẹp, sự thật và điều kiện của một xã hội.
Ví dụ: Giá trị đạo đức “Uống nước nhớ nguồn”, thăm viếng, thắp hương, dọn dẹp, tu sửa nghĩa trang liệt sĩ, thăm hỏi, động viên, giúp đỡ các bà mẹ Việt Nam anh hùng…
2.2) Phân tích khái niệm
_Nhân cách không phải là tất cả các đặc điểm cá thể của con người mà chỉ bao hàm những đặc điểm quy định con người như là một thành viên của xã hội, nói lên bộ mặt tâm lý xã hội, giá trị và cốt cách làm người của mỗi cá nhân.
_Nhân cách không phải là một nét, một phẩm chất tâm lý riêng lẻ mà là một cấu tạo tâm lý mới.Không phải con người sinh ra đã có nhân cách.Nhân cách được hình thành dần trong quá trình tham gia mối quan hệ của con người.
Nhân cách không có sẵn bằng cách bộc lộ dần các bản năng nguyên thủy, mà nhân cách là các cấu tạo tâm lý mới được hình thành trong quá trình sống- giao tiếp, vui chơi, học tập, lao động… A.N.Leonchiev đã chỉ ra rằng: nhân cách con người không phải được đẻ ra mà là được hình thành.
Xuất phát từ bản chất của con người với tư cách là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Nhân cách là nhân cách của con người do đó nó mang tính xã hội, không thể có nhân cách tồn tại riêng lẻ mà tồn tại bên ngoài xã hội cũng giống như không thể có con người tồn tại bên ngoài xã hội được.
Bản thân nhân cách không phải là những gì có sẵn thuộc về mỗi cá nhân con người mà nhân cách phải được hinh thành và chỉ có thể hình thành dần trong các quá trình tham gia các mối quan hệ xã hội của con người.
Như C.Mác đã nói: “Nếu như con người có bẩm sinh đã là sinh vật có tính xã hội thì do đó con người chỉ có thể phát triển bản tính của mình trong xã hội và cần phải phán đoán lực lượng bản tính của anh ta, không phải con người căn cứ vào lực lượng bản tính của anh ta, không phải căn cứ vào lực lượng của cá nhân riêng lẻ mà là căn cứ của toàn xã hội.”
Ví dụ: Những đứa trẻ bị lạc khỏi môi trường xã hội, không được tiếp xúc với loài người, không hình thành các quan hệ xã hội nên không thể hình thành nhân cách của một con người với nguyên nghĩa của nó.Cô bé Rơ Châm H’Pnhiên, một Việt kiều ở Campuchia lạc vào rừng sau 18 năm giờ này phải học lại tất cả mọi thứ của cuộc sống con người.
_Nhân cách quy định bản sắc, cái riêng của cá nhân trong sự thống nhất biện chứng với cái chung, cái phổ biến của cộng đồng mà cá nhân đó là đại biểu.
Đặc điểm này xuất phát từ bản chất, bản thân cá nhân một con người trong xã hội của nó không phải là một cá nhân riêng lẻ mà là con người của gia đình, của giai cấp, của tầng lớp nhất định hay lớn hơn là con người của quốc gia, dân tộc.
Ví dụ:Nhân cách của chủ tịch Hồ chí Minh ngoài những nét độc đáo riêng có còn là nhân cách điển hình của một con người Việt Nam yêu nước, nhân cách của một chiến sĩ cách mạng, nhân cách của một đại biểu vô sản quốc tế.
_Nhân cách biểu hiện trên 3 cấp độ:
- Ở cấp độ thứ nhất: nhân cách bên trong cá nhân
- Nhân cách được thể hiện dưới dạng cá nhân, ở tính không đồng nhất, ở sự khác biệt với mọi người, với cái chung.
- Giá trị nhân cách ở cấp độ này là tính tích cực trong việc khắc phục những hạn chế của hoàn cảnh và bản thân.
- Phân tích nhân cách ở cấp độ bên trong cá nhân là xem xét nhân cách từ bên trong bản thân như là một đại diện của toàn xã hội.
Ví dụ:Nick Vujicic (Nicholas James Vujicic được sinh ra vào ngày 04 tháng 12 năm 1982) khi được sinh ra đã không có tay và chân. Bằng nghị lực phi thường, được sự giúp đỡ tận tình của bà mẹ, gia đình và cộng đồng, Nick đã vươn lên trong cuộc sống. Anh đã tốt nghiệp đại học, trở thành một diễn giả nổi tiếng về chủ đề làm chủ cuộc sống.
- Ở cấp độ thứ hai: nhân cách liên cá nhân
- Nhân cách được thể hiện trong các mối quan hệ, liên hệ với nhân cách khác.
- Giá trị nhân cách ở cấp độ này được thể hiện trong các hành vi ứng xử xã hội của chủ thể.
- Phân tích nhân cách ở cấp độ liên cá nhân là đã tách nhân cách ra thành các mức độ trong nhóm của nó(trong giai cấp, trong nhóm, trong tập thể).
Ví dụ: Giúp đỡ bạn vươn lên học tập, tiến bộ vượt bậc;thăm hỏi, động viên, giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn, cơ nhỡ ở các mái ấm…
- Ở cấp độ cao nhất: nhân cách siêu cá nhân
- Nhân cách được xem xét như là một chủ thể đang tích cực hoạt động và gây ra những biến đổi ở người khác.
- Giá trị nhân cách ở cấp độ này được xác định ở những hành động của nhân cách này có ảnh hưởng như thế nào đến nhân cách khác.
- Ví dụ: Nhân cách, đạo đức chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương để thế hệ trẻ học tập và noi theo. Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo mọi người.
3) Rèn luyện nhân cách như thế nào:
- Giáo dục có thể uốn nắn những sai lệch nhân cách,làm cho nó phát triển theo mong muốn của xã hội. Giáo dục giữ vai trò chủ đạo, quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách nên để rèn luyện nhân cách cần ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức, xây dựng ý thức, kỷ luật, tuân thủ nội quy, pháp luật.
- Hoạt động của con người luôn có tính mục đích, tính xã hội và mỗi hoạt động đều có những yêu cầu ở con người những phẩm chất và năng lực nhất định. Quá trình tham gia hoạt động là cho con người hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực đó. Nhân cách của họ do đó được hình thành và phát triển. Vì vậy để rèn luyện nhân cách cần tích cực và chủ động tham gia các hoạt động nhiều hoạt động bổ ích,tích cực tham gia vào các chương trình tình nguyện, công tác hoạt động xã hội.
- Giao tiếp cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách. Bằng giao tiếp, con người gia nhập vào các quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa xã hội, các chuẩn mực xã hội và “tổng hòa các quan hệ xã hội” thành bản chất con người. Do đó, cần chủ động, chú ý trong quan hệ giao tiếp với mọi người để hình thành một nhân cách tốt đẹp. Để có được nhân cách tốt nên sống chan hòa, yêu thương, giúp đỡ mọi người…
- Trong cuốn “Rèn nhân cách”của tác giả Hoàng Xuân Việt ở đó tác giả nêu ra những đức tính mà con người cần rèn luyện đại ý cốt yếu là:
1. Lòng dũng cảm và sự can đảm
2. Đức lạc quan, lòng tin tưởng vào cuộc sống cùng suy nghĩ tích cực
3. Đức tự chủ điều khiển hành vi của con người
4. Tính điềm đạm , bình tĩnh trước khó khăn của cuộc sống
5. Trí tuệ khả năng nhận biết tự nhiên và xã hội một cách khoa học
6. Đức thu tâm đối xử tình cảm , cao thượng với mọi người
- Ðức Mạnh Tử dạy chúng ta ba tiêu chuẩn để rèn luyện nhân cách. Ngài nói rằng:
"Phú quý bất năng dâm,
Bần tiện bất năng di,
Oai vũ bất năng khuất."
Nghĩa là:
Lúc mình giàu có phú quí, thì phải giữ qui củ, không được dâm loạn,
Lúc mình nghèo hèn thì đừng thay đổi chí khí tức là không bị hoàn cảnh làm cho thay đổi chí hướng,
Lúc mình bị thế lực chèn ép khuất phục, không đầu hàng, tức là không bị lợi lộc, vật chất làm cho mất hết danh tiết.
3)Tổng kết:
- Con người không thể tách rời khỏi xã hội, con người của xã hội, tham gia vào các mối quan hệ xã hội, sống trong môi trường xã hội, lịch sử cụ thể;
- Do đó khi đánh giá, nhìn nhận nhân cách của một người cần phải tìm hiểu, nghiên cứu hoàn cảnh, điều kiện sống, xã hội-lịch sử của người đó và các mối quan hệ xã hội mà người đó tham gia.
- Thông qua các hoạt động, hành động, cử chỉ, lời nói có ý thức của một người có thể đánh giá được phần nào về nhân cách của người đó.
- Cần ra sức rèn luyện nhân cách tốt đẹp qua việc tham gia các hoạt động, chủ động xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với tất cả mọi người.
Sưu tầm*