Phân tích khái niệm doanh nghiệp và đặc điểm của các loại hình doanh nghiệp theo PL Việt Nam (Luật D

  • Thread starter Thread starter HuyNam
  • Ngày gửi Ngày gửi
H

HuyNam

Guest
Phân tích khái niệm doanh nghiệp và đặc điểm của các loại hình doanh nghiệp theo PL Việt Nam (Luật DN 2005)

a. Phân tích khái niệm doanh nghiệp

Luật Doanh nghiệp 2005, thay thế Luật Doanh nghiệp 1999, có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2006.
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện hoạt động kinh doanh. (Khoản 1- Điều 4- Luật DNg 2005)

* Đặc điểm:

- Có tính tổ chức

- Có chức năng sản xuất kinh doanh hoặc cung ứng dịch vụ

- Có mục tiêu hoạt động là lợi nhuận

- Có tính hợp pháp

b. Đặc điểm các loại hình doanh nghiệp

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn

- Có đầy đủ tiêu chí của một tổ chức có tư cách pháp nhân

- Các thành viên công ty phải góp đủ vốn từ khi thành lập và chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty trong phạm vi góp vốn

- Chủ sở hữu có thể là một cá nhân, một tổ chức hoặc có các thành viên là cá nhân và tổ chức cùng sở hữu

- Pháp luật ghi nhận ba hình thức chủ sở hữu:

+ Công ty TNHH một thành viên là cá nhân

+ Công ty TNHH một thành viên là tổ chức

+ Công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên (không quá 50, nếu trên 12 thì công ty phải tổ chức Ban kiểm soát)

2. Công ty cổ phần:

- Vốn của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, những người sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông

- Có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng tài sản của công ty

- Là loại hình duy nhất có quyền phát hành chứng khoán

- Phải có từ 3 thành viên trở lên và trên 12 thành viên phải tổ chức ban kiểm soát

3. Công ty hợp danh:

- Là doanh nghiệp có ít nhất 2 thành viên là sở hữu chung của công ty cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung.

- Có thể có thành viên góp vốn

- Các thành viên phải là các cá nhân chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của mình đối với nghĩa vụ của công ty, thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trong số vốn đã góp

4. doanh nghiệp tư nhân:

- Là DN do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của DN

- Không có quyền phát hành một loại chứng khoán nào

- Mỗi cá nhân chỉ đc lập một doanh nghiệp tư nhân

- Không có tư cách pháp nhân

5. Hợp tác xã:

- Là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu, lơi ích chung tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của luật HTX 2003 để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia HTX.

- Là một tổ chức kinh tế

- Mang tính chất xã hội

- Có tư cách pháp nhân
 
Kể từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm1986, Đảng và Nhà nước ta chủ trương đổi mới toàn diện nền kinh tế đât nước với phương châm chuyển từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Đảng và nhà nước đã khẳng định phát huy mọi nguồn lực trong nước đồng thời kết hợp tận dụng thời cơ quốc tế tiến hành thực hiện Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thành công với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.

Qua những đổi mới kịp thời, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành quả đáng khích lệ: Tăng trưởng kinh tế cao, quan hệ quốc tế được mở rộng, ổn định chính trị và xã hội, đẵ có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế, kifm ngạch xuất khẩu bình quân tăng cao. . . .

Đạt được những thành quả đó là nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân ta nói chung và của các thành phần kinh tế nói riêng. Những thành quả ấy có sự đóng góp không nhỏ của loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ(DNVVN) .

DNVVN có một vai trò quan trọng trong sự nghiệp Công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Điều đó đẵ được cụ thể hoá trong văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII “. . . phát triển các loại hình doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ là chính, với công nghệ thích hợp, vốn đầu tư ít, tạo nhiều việc làm, thời gian thu hồi vốn nhanh. Chú trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới trang thiết bị nhằm khai thác có hiệu quả năng lực thiết bị hiên có. . ”(Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, 1996, tr23). DNVVN có những ưu điểm nổi bật mà các loại hình doanh nghiệp khác không có được, đặc biệt trong thời kì chuyển đổi hiện nay ở đất nước ta như có sức năng động,
 
hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp thống kê đánh giá và phân tích hiệu Từ khi chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước , nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều khởi sắc đáng mừng. Trong cơ chế thị trường, mọi thành phần kinh tế đều có quyền tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh và tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Để đảm bảo cạnh tranh thắng lợi, giúp cho doanh nghiệp đứng vững và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự đổi mới phù hợp với sự phát triển chung của xã hội và phải tự vươn lên, tự khẳng định mình. Chỉ có những doanh nghiệp tổ chức quá trình sản xuất kinh doanh của mình một cách hiệu quả thì mới có thể tồn tại và phát triển. Vì thế hiệu quả sản xuất kinh doanh là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Không doanh nghiệp nào hoạt động lại không tính đến hiệu quả kinh doanh.

[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/1/Thuong mai/TM098.pdf[/PDF]
 
Kinh tế thị trường là việc tổ chức nền kinh tế xã hội dựa trên cơ sở một nền sản xuất hàng hóa. Thị trường luôn mở ra các cơ hội kinh doanh mới cho các doanh nghiệp, nhưng đồng thời cũng chứa đựng những mối nguy cơ đe doạ cho các doanh nghiệp. Để các doanh nghiệp có thể đứng vững trước qui luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải vận động, tìm tòi hướng đi cho phù hợp. Việc doanh nghiệp đứng vững chỉ có thể khẳng định bằng cách hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù có ý nghĩa rất quan trọng trong mọi nền kinh tế, là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp. Đánh giá hiệu quả kinh doanh chính là quá trình so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu về với mục đích đã được đặt ra và dựa trên cơ sở giải quyết các vấn đề cơ bản của kinh doanh: kinh doanh cái gì ? kinh doanh như thế nào? Do đó việc nghiên cứu và xem xét về vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh là một đòi hỏi tất yếu đối với mỗi doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh hiện nay. Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đang là một bài toán rất khó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải quan tâm đến, đây là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải có độ nhạy bén, linh hoạt trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình.

[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/1/Thuong mai/TM121.pdf[/PDF]
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top