Đề bài: Phân tích hoàn cảnh ra đời, ý nghĩa nhan đề và lời đề từ bái thơ “Tràng giang” của Huy Cận.
Lúc đầu bài thơ có tựa đề “Chiều thu trên sông” và được phác thảo dưới dạng thơ lục bát sau 17 lần trăn trở, lao động nghệ thuật miệt mài “Tràng giang mới có nhan đề và hình thức như hôm nay. Nó được in trong tập “Lửa thiêng” năm 1940 và trở thành thi phẩm xuất sắc của Thơ mới.
Không phải ngẫu nhiên Huy Cận đặt tên cho bài thơ là “Tràng giang” mà đây vốn là từ Hán Việt được biến âm từ hai chữ “Trường giang” (sông dài), Huy Cận không có ý miêu tả một con sông với chiều dài theo dòng thuỷ triều mà muốn gợi lên một dòng sông mênh mang, vô tận, một dòng song mang ý vị cổ kính như từ thời tiền sử chảy về - con sông của lịch sử - thi ca – văn hoá. Mặt khác, sự lựa chọn này còn tạo lên sự giao thao đồng điệu với tâm hồn cô đơn của thi sĩ trước cảnh trời nước mênh mang bởi sự lặp lại của âm “ang” gợi cảm giác dòng sông không chỉ dài mà còn mênh mông bát ngát. Như vậy, nhan đề của thi phẩm đã bộc lộ cảm hứng chủ đạo của tác giả.
Đề từ trong bài thơ này không phải là thứ trang sức nghệ thuật mà nó thường là điểm tựa cho cảm hứng cho ý tưởng của tác giả trong tác phẩm. Bài thơ có lời đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”, câu đề từ như thêm lần nữa vén bức rèm bước qua hành lang mở thông vào cõi vô biên. Với câu đề từ tác giả như muốn mách bảo: con người bâng khuâng, nhung nhớ trước trời rộng, sông dài và cũng là trời rộng bâng khuâng nhớ sông dài. Cái độc đáo của câu thơ này chính là sự giao thoa giữa hai nghĩa ấy. Nói như lời của tác giả: “Bài thơ tưởng là cảnh nhưng thực sự là tả tâm hồn”, ở đó tình cảm giao hoà vì một từ dòng sông cụ thể, Huy Cận suy nghĩ về dòng sông “Tràng giang’ của cuộc đời, từ nỗi buồn riêng của mình nhà thơ suy nghĩ về thân phận bơ vơ của kiếp người.
Bài làm
Bài thơ “Tràng giang" được gợi tứ từ cảnh sông Hồng vào một buổi chiều thu 1939. Theo lời tâm sự của Huy Cận: Hồi đó ông theo học ở trường canh nông Hà Nội, lại phải sống trong cảnh xa quê và sẵn mang trong lòng nỗi cô đơn. Cho nên vào một buổi chiều thu khi tác giả đứng ở bờ Nam b n Chèm nhìn cảnh sông Hồng, mênh mang sông nước, bốn bờ vắng lặng bao la nghĩ về kiếp người nổi trôi nhỏ bé, nhà thơ cảm thấy nỗi buồn của mình cũng như đang được trải ra như những lớp sóng và Huy Cận đã viết “Tràng giang”.Lúc đầu bài thơ có tựa đề “Chiều thu trên sông” và được phác thảo dưới dạng thơ lục bát sau 17 lần trăn trở, lao động nghệ thuật miệt mài “Tràng giang mới có nhan đề và hình thức như hôm nay. Nó được in trong tập “Lửa thiêng” năm 1940 và trở thành thi phẩm xuất sắc của Thơ mới.
Không phải ngẫu nhiên Huy Cận đặt tên cho bài thơ là “Tràng giang” mà đây vốn là từ Hán Việt được biến âm từ hai chữ “Trường giang” (sông dài), Huy Cận không có ý miêu tả một con sông với chiều dài theo dòng thuỷ triều mà muốn gợi lên một dòng sông mênh mang, vô tận, một dòng song mang ý vị cổ kính như từ thời tiền sử chảy về - con sông của lịch sử - thi ca – văn hoá. Mặt khác, sự lựa chọn này còn tạo lên sự giao thao đồng điệu với tâm hồn cô đơn của thi sĩ trước cảnh trời nước mênh mang bởi sự lặp lại của âm “ang” gợi cảm giác dòng sông không chỉ dài mà còn mênh mông bát ngát. Như vậy, nhan đề của thi phẩm đã bộc lộ cảm hứng chủ đạo của tác giả.
Đề từ trong bài thơ này không phải là thứ trang sức nghệ thuật mà nó thường là điểm tựa cho cảm hứng cho ý tưởng của tác giả trong tác phẩm. Bài thơ có lời đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”, câu đề từ như thêm lần nữa vén bức rèm bước qua hành lang mở thông vào cõi vô biên. Với câu đề từ tác giả như muốn mách bảo: con người bâng khuâng, nhung nhớ trước trời rộng, sông dài và cũng là trời rộng bâng khuâng nhớ sông dài. Cái độc đáo của câu thơ này chính là sự giao thoa giữa hai nghĩa ấy. Nói như lời của tác giả: “Bài thơ tưởng là cảnh nhưng thực sự là tả tâm hồn”, ở đó tình cảm giao hoà vì một từ dòng sông cụ thể, Huy Cận suy nghĩ về dòng sông “Tràng giang’ của cuộc đời, từ nỗi buồn riêng của mình nhà thơ suy nghĩ về thân phận bơ vơ của kiếp người.