- Xu
- 458
PHÂN TÍCH HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT ĐÀO TRONG TRUYỆN NGẮN MÙA LẠC CỦA NGUYỄN KHẢI
[f=800]https://server1.vnkienthuc.com/files/3/FilePDF/mua-lac.pdf[/f]
Kết thúc cuộc kháng chiến chín năm chống Pháp, miền Bắc bước vào thời kỳ xây dậy chủ nghĩa xã
hội. Đất Tây Bắc giàu đẹp mênh mông chưa được khai thác đã trở thành một khu kinh tế sôi động.
chiến trường Điện Biên Phủ hào hung, ác liệt xưa kia giờ đây đã trở thành một nông trường rộn rã
niềm vui. Tây Bắc chân tình chào đón những người lính tình nguyện quay lại chiến trường xưa. Tây
Bắc nhân ái mở rộng vòng tay đón lấy những số phận, những cuộc đời chưa định hướng đã từng
ngược xuôi, long đong vất vả. Truyện ngắn Mùa lạc của Nguyễn Khải được ra đời trong cảm hứng
của thời kỳ xây dựng ấy.
Viết Mùa lạc, mặc dù tác phẩm có tính thời sự, Nguyễn Khải không làm công việc minh họa giản đơn
những chủ trương chính sách của nhà nước mà nhà văn đi sâu vào việc phản ánh những số phận
con người, nhất là những con người bất hạnh nhỏ bé. Những con người ấy biết vươn lên để tự đổi
đời trong một môi trường lao động mới, trong sự đổi đời chugn của đất nước, dân tộc. Từ tiêu chí đó,
qua một thiên truyện ngắn, Nguyễn Khải đã bày tỏ một quan niệm, một niềm tin cuộc sống chẳng bao
giờ chán nản, nếu con người biết thương yêu nhau chân thành, cùng nhau vượt qua những khó khăn
gian khổ, họ sẽ được hạnh phúc, kể cả những ai đã trải qua những năm dài bất hạnh. Nhân vật
chính của truyện là Đào với số phận nghiệt ngã và những nét tính cách rất đáng chú ý đã để lại ấn
tượng sâu sắc cho người đọc.
Thông thường, nhân vật chính trong tiểu thuyết, nếu là nữ, phần nhiều là những cô gái đẹp vì cái đẹp
dễ gây xúc cảm và thương cảm cho người đọc. Nhưng nhân vật Đào của Nguyễn Khải khôgn thuộc
mẫu người đó, dường như tác giả muốn nói, nhân vật của mình còn bất hạnh cả trong hình thức.
Đào là một phụ nữ xấu về dáng vẻ, ít duyên phải chịu cảnh quá lứa lỡ thì. “hai con mắt hẹp và
dài…gò má cao đầy tàn hương - những nét thiếu hòa hợp trên khuôn mặt càng làm trở nên thô, càng
đỏng đảnh”, cặp chân ngắn, hai bàn tay có những ngón rất to”. Nhưng bù vào thua thiệt hình thức, lời
ăn tiếng nói của Đào biểu hiện một con người có bản lĩnh. Đào thuộc nhiều ca dao, tục ngữ và vận
dụng rất tài vào cách ăn nói thường ngày. Có lúc cười cợt mà thực “trâu quá xa mạ quá thì, hòng
nhan bỏ bị còn gì là xuân”, có lúc sắc nhộn chua ngoa “Huệ thơm bán một đồng mười, Huệ tàn nhị
rữa giá đôi lạng vàng”.
Con người ấy, trong quá khứ riêng tư, lại chịu một số phận hẩm hiu, bất hạnh. Đào lớn lên trong một
gia đình phải vất vả kiểm sống, có chồng nhưng cũng như không, chồng nợ nần cờ bạc, bỏ nhà đi rồi
ốm chết. Có được một mụn con, tưởng rằng là niềm an ủi, nhưng quá cơ cực, đứa con sinh bệnh tật
rồi cũng bỏ chị”…Từ đó, Đào phải sống lang bạt nhiều nơi để kiếm sống một cách vất vả “tối đâu là
nhà, ngã đâu là giường”, tuổi trẻ tàn phai theo năm tháng. Thật tội nghiệp, ước mơ có được một gia
đình nho nhỏ như bao nhiêu người khác. Đào cũng không thực hiện được. “Cũng có lúc ốm đau,
nằm nhờ nhà người quen, bưng bát cơm nóng nhìn ngọn đèn dầu lại sực nhớ trước đây mình cũng
có một gia đình, một đứa con sớm lo việc sớm, tối lo việc tối”. Quen với cái khổ, Đào chỉ nghĩ cuộc
đời mình “do số kiếp đã định thể”. Đào không hy vọng gì về một sự đổi thay, “muốn chết nhưng đời
còn dài nên phải sống”.
Đào lên tới Điện Biên rồi ở lại đó với một tâm trạng mỏi mệt, muốn “quên đi những ngày đã qua, còn
những ngày sắp tới ra sao thì không cần rõ” và có lẽ sự bất cần ấy mà Đào sốn “táo bạo và liều lĩnh,
ghen tị với mọi người và hờn giận cho bản thân mình”. Dù thường đanh đá chua ngoa, khó chịu, luôn
có ý chọc tức người khác, nhưng trong thâm tâm, Đào vẫn khao khát một cuộc sống có tình yêu, có
hạnh phúc. Được làm việc gần Huân, một thanh niên trẻ, đẹp trai, đầy sức sống. Đào không dám
nghĩ đến chuyện yêu Huân, nhưng “nhìn đôi tay cuồn cuộn những thớ thịt cháy nắng đỏ rực của
Huân thoang thoảng bên cạnh, chị lại bừng bừng thèm muốn một cái gia đình hạnh phúc, lại hy vọng
cuộc đời mình chưa phải là tắc hẳn”. Bởi những bất hạnh của bản thân đã khiến con người Đào có hai mặt trái ngược: vừa có ý thức về mình, khao khát hạnh phúc nhưng lại đầy mặc cảm về thân
phận, không hy vọng gì ở ngày mai.
Được tựa mình trong một hoàn cảnh mới, trong một môi trường lành mạnh là nông trường Điện Biên,
giữa những con người giàu tình ái và lòng tin ở con người như Huân, Lâm…Đào có niềm vui trở lại.
Đào tràn trề hy vọng và dự tính cho tương lai khi Dịu, anh trung đội trưởng góa vợ, ngỏ lời cầu hôn
với mình. Tác giả tìm cho Đào một người yêu phù hợp, đã đem đến cho Đào một hạnh phúc mà
tưởng chừng như không bao giờ Đào có được. Đoạn văn thể hiện thái độ của Đào khi nhận thư Dịu
là một đoạn hay, phân tích tâm lý sắc sảo, thực sự có giá trị nghệ thuật. Đầu tiên Đào tức giận, mới
gặp có mấy bận mà “ông trung đội trưởng già” ấy dám ngỏ lời táo bạo vậy sao? “đọc được mười
dòng chị giận dữ tưởng như có thể xé vụn từng mảnh được, người ta coi thường chị đến thế ư”.
Nhưng lạ lùng thay, chỉ phúc chốc sau đó, “khi gập lá thư lại thì một cảm giác êm đềm cứ lan nhanh
ra như mạch nứơc ngọt rĩ thấm vào những thớ đất khô cằn vì nắng hạn, một nỗi vui sướng kỳ lạ dạt
dào không thể nén lại nỗi khiến người chị ngây ngất, muốn cười to một tiếng, nhưng trong mi mắt lại
mọng đầy nước chỉ định trào ra”. Hạnh phúc lớn quá, Đào không ngờ được, sung sướng đến chảy
nước mắt vì vẫn có người quan tâm, thương yêu đến mình. Bức thư của Dịu đã “thức tỉnh nỗi khao
khát yêu đương, khao khát hạnh phúc mà chị cố hắt hủi, vùi nén” từ lâu. Trong tâm trạng yêu thương
xao xuyến ấy, Đào nghĩ về tương lai rất thực, rất quí giá và thân ái. “Chị hình dung ra cách đối đãi
của đứa con riêng của người rồi đây sẽ gọi là chồng”, “mình quí nó, tất nó quí mình”.
Chính vì tình yêu ấy đã làm cho Đào thay đổi, dịu dàng sâu lắng và chan hòa với mọi người hơn.
Đào đã tìm thấy một cách sống tốt và một niềm hạnh phúc chân chính. Đào ở lại Điện Biên theo tiếng
gọi cuộc sống và tình yêu “Em nghĩ mãi rồi anh ạ, em định không về dưới xuôi nữa, em ở lại đây mãi
với các anh”.
Với tác phẩm Mùa lạc, nhà văn Nguyễn Khải đã đặt ra được nhiều vấn đề cuộc sống và cũng đã bày
tỏ quan niệm của mình theo hướng tích cực: Sự thay đổi cuộc đời nhân vật Đào được bắt nguồn từ
sự thay đổi xã hội, và chỉ có trong môi trường mới, chỉ có giữa những con người lao động tốt đẹp và
giàu lòng nhân ái, gắn bó với nhau trong một quan hệ tốt đẹp giữa lòng người với người thì mới giải
quyết được những bi kịch của số phận, của những con người nhỏ bé bất hạnh. Và cùng với sự vươn
lên trong cuộc đời của nhân vật Đào ta có thể thấy được ý nghĩa triết lý của tác phẩm: dù có nghiệt
ngã đến đâu, con người cũng không chịu khuất phục trước hoàn cảnh: sự sống đã và đang nảy mầm
từ cái chết, không có bước đường cùng, có ranh giới và điều quan trọng là phải có đầy đủ sức mạnh
để bước qua ranh giới ấy.