Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu
Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu.
DÀN BÀI (Gợi ý)
Mở bài:
- Giới thiệu vài nét chính về Nguyễn Trung Thành, truyện ngắn Rừng xà nu.
- Nêu vấn đề: hình tượng cây xà nu.
Thân bài: Phân tích:
- Ý 1: Hình tượng cây xà nu mở đầu, kết thúc và được nhắc đến suốt cả chiều dài câu chuyện (gần 20 lần: rừng xà nu, đồi xà nu, cây xà nu, cành xà nu, khói xà nu, nhựa xà nu, đuốc xà nu,…), gắn bó mật thiết với đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân làng Xô Man. Trong tác phẩm cây xà nu vừa mang ý nghĩa tả thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng.
· Cây xà nu: “hàng vạn cây, không cây nào không bị thương” tượng trưng cho những đau thương của dân làng.
· Cây xà nu “sinh sôi nảy nở khoẻ, cạnh một cây mới ngã gục, đã có 4 – 5 cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”, “đạn đại bác không giết nổi chúng”…biểu tượng cho sức sống mãnh liệt, niềm khao khát vươn tới tự do bất chấp bom đạn của kẻ thù , cho sự nối tiếp của các thế hệ dân làng trong cuộc đấu tranh chống giặc: anh Quyết hi sinh, Tnú thay thế, Mai ngã xuống đã có Dít đứng lên…
· Cây xà nu “ham ánh sáng mặt trời…” ® người dân Tây Nguyên yêu tự do và hướng về cách mạng.
- Ý 2: Hình ảnh “rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời” kết thúc tác phẩm là sự khẳng định sức sống của cây xà nu cũng như các thế hệ làng Xô Man vươn tới ánh sáng Cách mạng.
- Ý 3: Khái quát về hình tượng cây xà nu: Cây xà nu, rừng xà nu là một sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Chọn cây xà nu, rừng xà nu làm nền cho câu chuyện, tác giả đã tạo được một không khí rất Tây Nguyên. Tình yêu của tác giả đối với loại cây “hùng vĩ và cao thượng, man dại mà trong sạch…vừa thanh nhã vừa rắn rỏi…”, lối nhân hoá khi nói về cây xà nu, rừng xà nu đã làm cho hình tượng như có linh hồn, có màu sắc, đường nét, mùi vị…Nghệ thuật miêu tả kết hợp các thủ pháp nhân hoá, so sánh độc đáo…
Kết bài: Nêu cảm nghĩ riêng về hình tượng, về tác phẩm.