Đề bài: Phân tích hình ảnh đôi bàn tay Tnú trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành.
Bài làm
Nguyễn Trung Thành đã xây dựng hình tượng nhân vật Tnú bằng cảm hứng lịch sử mê say, bằng những chi tiết nghệ thuật đầy ám ảnh ví như hình ảnh đôi bàn tay Tnú. Đây là một chi tiết nghệ thuật đắt giá được tác giả chú ý tô đậm.
Không phải ngẫu nhiên nhà văn lại chọn hình ảnh đôi bàn tay Tnú để gửi gắm ý tưởng nghệ thuật bởi nhìn vào bàn tay của một con người, ta tạm đoán được số phận con người ấy và lai lịch một miền quê, dân gian cũng khẳng định vai trò của đôi bàn tay:
“Giàu hai con mắt, khó đôi bàn tay”
Còn nhà thơ Hoàng Trung Thông thì khẳng định:
“Bàn tay ta làm nên tất cả”
Có bàn tay chai sạn, gân guốc của người cầm cầy, cầm cuốc, của người lam lũ quanh năm; có bàn tay thon thả - bàn tay của nghệ sĩ tài hoa; có bàn tay bụ bẫm năm ngón tay như năm cánh hoa của trẻ thơ; nói đến hình tượng bàn tay gợi cho ta nhớ đến bàn tay của người đàn bà thời chiến quốc dã man: Thái tử Yên Đan đã chặt đứt cánh tay của người tài nữ gẩy đàn dâng lên Kinh Kha đáp lại cái ân tình giúp mình tranh bá đế vương. Yên Đan đã cho đi cái mà không thể cho được. Còn ở đây là hình tượng đôi bàn tay Tnú.
Bàn tay ấy cũng có một cuộc đời. Bàn tay ấy hiện lên như một biểu tượng của con người sống ngoan cường, trung trực: đấy là lúc Tnú cầm đá đập vào đầu để học chữ Bác Hồ và là lúc Tnú áp tay vào bụng kiêu hãnh trả lời bọn giặc “cộng sản ở đây” thể hiện một người tín nghĩa trung thành! Bàn tay Tnú còn là bàn tay của con người giàu tình yêu thương đó là khi Tnú dắt Mai lên rẫy, là khi xô ngã tên giặc ôm lấy mẹ con Mai. Bàn tay ấy khi rực cháy thành mười ngọn đuốc lại là biểu tượng của tội ác quân thù và lòng căm thù tột độ (khi bị đốt cụt, mỗi ngón cụt một đốt thì nó trở thành nhân chứng tích tội ác của quân thù). Nhưng bàn tay ấy không hề cam phận mà đã trở thành bàn tay quả báo để Tnú xiết vào cổ họng “những thành Dục” (với Tnú “chúng nó đứa nào cũng là thằng Dục” ). Tnú đã giết thằng Dục bằng mười đầu ngón tay cụt làm nổi bật một chân lý sâu sa: “Kẻ gieo gió ắt phải gặp bão”, đánh ngã ta ở chỗ nào ta đứng lên ở chỗ đó. Bàn tay Tnú trở thành bàn tay chiến thắng.
Bàn tay nhỏ nhưng mang ý nghĩa lớn: đó là cuộc đời của một anh hùng, đó là cuộc đời của cả một dân tộc, đau thương và hào hùng. Nhân vật của Nguyễn Trung Thành gánh nặng số phận lịch sử khiến Tnú phảng phất hình ảnh những nhân vật anh hùng trong sử thi Tây Nguyên.
Bài làm
Nguyễn Trung Thành đã xây dựng hình tượng nhân vật Tnú bằng cảm hứng lịch sử mê say, bằng những chi tiết nghệ thuật đầy ám ảnh ví như hình ảnh đôi bàn tay Tnú. Đây là một chi tiết nghệ thuật đắt giá được tác giả chú ý tô đậm.
Không phải ngẫu nhiên nhà văn lại chọn hình ảnh đôi bàn tay Tnú để gửi gắm ý tưởng nghệ thuật bởi nhìn vào bàn tay của một con người, ta tạm đoán được số phận con người ấy và lai lịch một miền quê, dân gian cũng khẳng định vai trò của đôi bàn tay:
“Giàu hai con mắt, khó đôi bàn tay”
Còn nhà thơ Hoàng Trung Thông thì khẳng định:
“Bàn tay ta làm nên tất cả”
Có bàn tay chai sạn, gân guốc của người cầm cầy, cầm cuốc, của người lam lũ quanh năm; có bàn tay thon thả - bàn tay của nghệ sĩ tài hoa; có bàn tay bụ bẫm năm ngón tay như năm cánh hoa của trẻ thơ; nói đến hình tượng bàn tay gợi cho ta nhớ đến bàn tay của người đàn bà thời chiến quốc dã man: Thái tử Yên Đan đã chặt đứt cánh tay của người tài nữ gẩy đàn dâng lên Kinh Kha đáp lại cái ân tình giúp mình tranh bá đế vương. Yên Đan đã cho đi cái mà không thể cho được. Còn ở đây là hình tượng đôi bàn tay Tnú.
Bàn tay ấy cũng có một cuộc đời. Bàn tay ấy hiện lên như một biểu tượng của con người sống ngoan cường, trung trực: đấy là lúc Tnú cầm đá đập vào đầu để học chữ Bác Hồ và là lúc Tnú áp tay vào bụng kiêu hãnh trả lời bọn giặc “cộng sản ở đây” thể hiện một người tín nghĩa trung thành! Bàn tay Tnú còn là bàn tay của con người giàu tình yêu thương đó là khi Tnú dắt Mai lên rẫy, là khi xô ngã tên giặc ôm lấy mẹ con Mai. Bàn tay ấy khi rực cháy thành mười ngọn đuốc lại là biểu tượng của tội ác quân thù và lòng căm thù tột độ (khi bị đốt cụt, mỗi ngón cụt một đốt thì nó trở thành nhân chứng tích tội ác của quân thù). Nhưng bàn tay ấy không hề cam phận mà đã trở thành bàn tay quả báo để Tnú xiết vào cổ họng “những thành Dục” (với Tnú “chúng nó đứa nào cũng là thằng Dục” ). Tnú đã giết thằng Dục bằng mười đầu ngón tay cụt làm nổi bật một chân lý sâu sa: “Kẻ gieo gió ắt phải gặp bão”, đánh ngã ta ở chỗ nào ta đứng lên ở chỗ đó. Bàn tay Tnú trở thành bàn tay chiến thắng.
Bàn tay nhỏ nhưng mang ý nghĩa lớn: đó là cuộc đời của một anh hùng, đó là cuộc đời của cả một dân tộc, đau thương và hào hùng. Nhân vật của Nguyễn Trung Thành gánh nặng số phận lịch sử khiến Tnú phảng phất hình ảnh những nhân vật anh hùng trong sử thi Tây Nguyên.