Phân tích Con đường đi lên CNXH ở Việt Nam

  • Thread starter Thread starter kimkha
  • Ngày gửi Ngày gửi
K

kimkha

Guest
Phân tích Con đường đi lên CNXH ở Việt Nam


a. Quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở Việt Nam

Trong quá trình quá độ lên CNXH chúng ta cần phải biết tiếp thu và vận dụng sáng tạo tư tưởng của các nhà kinh điển MÁC-Lenin, nhất là tư tưởng của Lê nin về những khâu trung gian, những bước quá độ tất yếu để đưa một xã hội tiểu nông, lạc hậu lên CNXH; lại vừa biết tổng kết lịch sử của đất nước và của thế giới với những biến đổi to lớn của nó. Điều quan trọng là quá trình đi lên CNXH, chúng ta cần phải tuân thủ nghiêm ngặt những yêu cầu khách quan của sự phát triển, tuân theo những qui luật khách quan của sự phát triển từ xã hội nông nghiệp lạc hậu lên CNXH. Tuyệt đối không có những hành động chủ quan, duy ý chí, trái với qui luật khách quan. Phải hiểu rằng quá độ gián tiếp lên CNXH , bỏ qua chế độ TBCN là con đường phù hợp với điều kiện đất nước và thời đại ngày nay.

Xây dựng CNXH bỏ qua chế độ TBCN, tạo ra biến đổi về chất của XH trên tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp, cho nên phải phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính quá độ. Trong các lĩnh vực của đời sống XH diễn ra sự đan xen và đấu tranh của cái củ và cái mới.

b. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ tiến lên CNXH ở Việt Nam:

- Lý luận hình thái kinh tế - XH chỉ ra, mỗi hình thái KT-XH có một lực lượng sản xuất của nó, hay nói cách khác, có một cơ sở vật chất-kỹ thuật của nó. Để có CNXH phải có một cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại do cuộc CM khoa học và công nghệ mang lại. Song, nước ta tiến lên CNXH từ một nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ, lao động thủ công là chủ yếu, cái thiếu thốn của chúng ta là chưa có một nền đại công nghiệp. Vì vậy, chúng ta phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thực chất của công nghiệp hóa hiện đại hóa chính là xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH. Công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH ở nước ta trên cơ sở phát huy năng lực nội sinh của đất nước cũng như xu thế quốc tế hóa kinh tế thế giới. đó là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ tiến lên CNXH.

- Trong công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, chúng ta cần phát triển mạnh mẽ một nền khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại. Phải coi phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu. điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế của thế giới ngày nay trong xu thế hợp tác, cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Chính vì vậy, đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX cuả Đảng ta đã đề ra: “con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt. Phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt được những trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức. Phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam: coi phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ là nền tảng và động lực của sự nghiệp công nghiệp hó hiện đại hóa.

Thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH-HĐH là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta.

c. Kết hợp giữa LLSX với xây dựng QHSX trong thời kỳ quá độ tiến lên CNXH ở Việt Nam.
- Trong khi khẳng định vai trò của LLSX, lý luận hình thái kt-xh còn chỉ ra, sự phát triển của LLSX phải gắn liền với việc thiết lập quan hệ sản xuất phù hợp. Trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta, Đảng ta khẳng định “Phát triển LLSX gắn liền với QHSX mới phù hợp trên cả 3 mặt sở hữu, quản lý và phân phối.

- Phù hợp với sự phát triển của LLSX ở nước ta, đảng ta chủ trương sử dụng “nhiều hình thức sở hữa về TLSX, nhiều thành phần kinh tế”. đồng thời thực hiện nhất quán lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

- Kinh tế thị trường là thành tựu chung của văn minh nhân loại. Nó là kết quả của sự phát triển LLSX đến một trình độ nhất định, kết quả của quá trình phân công lao động xã hội và đa dạng hóa các hình thức sở hữu. Đến lượt nó, kinh tế thị trường là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy LLSX phát triển. Xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN vừa phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại, vừa phù hợp với yêu cầu phát triển của LLSX ở nước ta, với yêu cầu xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ kết hợp với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Đảng ta khẳng định: “Mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là phát triển LLSX, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật của CNXH nâng cao đời sống của nhân dân.

d. Kết hợp giữa kinh tế với chính trị và các mặt khác của đời sống XH trong thời kỳ quá độ tiến lên CNXH ở Việt Nam.

Xuất phát từ mối quan hệ giữa kinh tế với chính trị và các mặt khác của đời sống XH mà lý luận hình thái kt-xh đã chỉ ra, trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta, gắn liền với phát triển kinh tế, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, phải không ngừng đổi mới hệ thống chính trị, nâng cao vài trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; nâng cao vai trò của các tổ chức quần chúng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ TQ.

Đồng thời, phải gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, nhằm không ngừng nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, theo quan điểm của đảng ta, đó là quốc sách hàng đầu, giải quyết các vấn đề XH, thực hiện công bằng và dân chủ trong đời sống XH.

Trong quá trình phát triển văn hóa, cần phải đặc biệt quan tâm đến phát triển giáo dục và đào tạo. Phải coi giáo dục và đào tạo cũng là quốc sách hàng đầu. Điều này vừa phù hợp với xu thế phát triển hiện đại, lại vừa là đòi hỏi cấp bách của sự phát triển đất nước.

Tóm lại: lý luận hình thái kt-xh là một lý luận khoa học. nó cho chúng ta một quan niệm đúng đắn về mối quan hệ lẫn nhau giữa các mặt trong đời sống kt-xh, về sự vận động và phát triển của XH. Với sự phát triển của khoa học và thực tiễn hiện nay, lý luận đó vẫn giữ nguyên giá trị. Nó đem lại một phương pháp luận thực sự khoa học để phân tích các hiện tượng trong đời sống XH, để từ đó vạch ra phương hướng và giải pháp đúng đắn cho hoạt động thực tiễn.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Câu hỏi tương tự

Phân tích nội dung những nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam


Chủ nghĩa xã hội hiện thực đã ra đời từ sau cuộc Cách Mạng Tháng Mười vĩ đại. Chủ nghĩa xã hội lúc đó được xây dựng theo mô hình kế hoạch hoá tập trung. Mô hình đó đã phát huy tác dụng trong một thời gian nhất định, nhưng đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX, với nhiều nguyên nhân đã rơi vào khủng hoảng trầm trọng và sâu sắc, dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu. Chính sự khủng hoảng đó giúp chúng ta nhận thức rõ hơn về chủ nghĩa xã hội và con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Vận dụng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam, Đảng ta và Hồ Chủ Tịch đã khẳng định: độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội không tách rời nhau. Đó là sự lựa chọn phù hợp với xu thế của thời đại và điều kiện cụ thể của nước ta. Đảng ta đã xác định những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:

* Đó là một xã hội do nhân dân lao động làm chủ.

* Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.

* Có nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

* Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân.

* Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.

* Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới.

Từ một điểm xuất phát thấp chúng ta khẳng định con đường đi lên của Việt Nam là phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Đây là một sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp nên phải trải qua thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ. Mục tiêu của chúng ta là “Xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” .

Trong quá trình quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, cần hiểu: “bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa tiến lên chủ nghĩa xã hội”, tức là:
Bỏ qua hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa, bỏ qua chế độ bóc lột cuối cùng trong lịch sử. Bỏ qua nhưng phải tôn trọng tính lịch sử, tự nhiên, tính tuần tự không chủ quan nóng vội. Bỏ qua những khâu trung gian, những hình thức quá độ nhưng không bỏ qua nền sản xuất hàng hoá. Bỏ qua nhưng phải kế thừa, sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước với tư cách là một thành phần kinh tế. Bỏ qua lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa nhưng không lặp lại quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa mà rút ngắn quá trình ấy tức là kết hợp vừa tuần tự vừa nhảy vọt.

Bỏ qua quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa với tư cách nó giữ vai trò thống trị xã hội chứ không xoá sạch các hình thức kinh tế tư bản chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Sưu tầm*
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top