Phân tích Chuyện Người Con Gái Nam Xương của Nguyễn Dữ để nêu bật giá trị tố cáo xã hội và giá trị n

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
PHÂN TÍCH CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG CỦA NGUYỄN DỮ ĐỂ NÊU BẬT GIÁ TRỊ TỐ CÁO XÃ HỘI VÀ GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO SÂU SẮC CỦA TÁC PHẨM NÀY



Đề bài:
Em hãy phân tích Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ để nêu bật giá trị tố cáo xã hội và giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm này.

Bài làm

Chuyện người con gái Nam Xương
là một truyện hay trong Truyền kì mạn lục, một tác phẩm văn xuôi bằng chữ Hán ở Việt Nam thế kỉ XVI. Truyện được Nguyễn Dữ viết trên cơ sở một truyện dân gian Việt Nam, cốt truyện và nhân vật gắn liền với một không gian cụ thể, một chứng tích cụ thể để phản ánh một vấn đề bức thiết của xã hội đương thời, đó là thân phận con người nói chung, người phụ nữ nói riêng trong xã hội phong kiến.

Truyện kể về cuộc đời và số phận bi đát của Vũ Nương, người con gái huyện Nam Xương nết na, thuỳ mị. Chồng nàng là Trương Sinh con nhà giàu có, nhưng ít học, vốn tính đa nghi, đối với vợ thường phòng ngừa quá mức. Khi chồng đi lính, nàng sinh con trai và hết lòng dạy con, chăm sóc mẹ chồng. Khi giặc tan, Trương Sinh trở về thì mẹ đã qua đời, con trai đang học nói. Đứa con nhất Định không chịu nhận chàng là bố vì bố nó "đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi". Nghe con nói, chàng ngờ vợ thất tiết, đánh đuổi nàng đi. Uất ức quá, nàng gieo mình xuống sông mà chết. Được các nàng tiên cứu, nàng sống thuỷ chung cùng vợ vua Nam Hải. Một lần gặp người làng là Phan Lang cũng được tiên cứu, nàng nhờ Phan Lang về nói với chồng lập đàn giải oan cho nàng. Trong lễ giải oan nàng hiện về và ngỏ lời từ biệt chàng vĩnh viễn.


Câu chuyện chỉ là một vụ ghen tuông bình thường trong một gia đình cũng bình thường như trăm nghìn gia đình khác, nhưng có ý nghĩa tố cáo xã hội vô cùng sâu sắc. Một người phụ nữ nết na lấy phải một anh chồng hay ghen lại độc đoán. Và chỉ vì một chuyện bông đùa với con khi xa chồng, vì chồng nàng quá tin lời con trẻ, nghĩ oan cho nàng, tàn nhẫn đối với nàng khiên nàng phải tìm cái chết trên bến Hoàng Giang. Nỗi oan tày đình của nàng đã vượt ra ngoài phạm vi gia đình, là một trong muôn vàn oan khốc trong xã hội vùi dập thân phận con người, nhất là người phụ nữ. Sống trong xã hội phong kiến đầy rẫy oan trái, bất công, quyền sống con người không được đảm bảo, người phụ nữ với số phận bèo dạt, mây trôi, có thể gặp bao nhiêu tai họa giáng xuống đầu mình vào bất cứ lúc nào vì những nguyên cớ vu vơ không thể tưởng tượng được. Rõ ràng xã hội phong kiến suy tàn đã sinh ra những Trương Sinh đầu óc nam quyền độc đoán, đã là nguyên nhân sâu xa của những đau khổ của người phụ nữ. Vì vậy, khi sống ở thuỷ cung, nàng đã có lúc định trở về quê cũ. Nhưng tại lễ giải oan, mặc dù nặng lòng với quê hương, lỗi lầm xưa của chồng, nàng cũng đã tha thứ, nhưng nàng vẫn dứt áo ra đi, đánh phải sống ở cõi chết: "Đa tạ tình chàng, thiếp chàng thể trở về nhân gian được nữa".

Chi tiết mang tính chất truyền kì này đã nói lên thái độ phủ định của Vũ Nương, của người phụ nữ đương thời đối với "nhân gian", đối với xã hội phong kiến thối nát vì ở đó họ không tìm thấy niềm vui, không tìm thấy hạnh phúc.

Bên cạnh giá trị tố cáo xã hội phong kiến suy tàn,
Chuyện người con gái Nam Xương còn đề cao phẩm chất giá trị của người phụ nữ. Khi còn sống, Vũ Nương là người vợ đảm dâu hiếu. Lúc sống bên chồng, nàng "giữ gìn khuôn phép", không lúc nào để vợ chồng thất hoà. Lúc chồng đi lính, một mình nàng quán xuyến mọi việc, nuôi con, phụng dưỡng mẹ chồng đau ốm và khi mẹ chồng mất, nàng lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình.

Còn đối với chồng, nàng một dạ thuỷ chung. Sa khi chết, được sống ở thuỷ cung nguy nga, lộng lẫy, khi Phan Lang gợi đến quê hương, nàng xúc động "ứa nước mắt khóc". Nàng giãi bày tâm sự :"Có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây mãi để mang tiếng xấu xa. Vả chăng, ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày". Đọc đến đây, không ai không xúc động được trước tấm lòng nặng nghĩa nặng tình với quê hương bản quán của nàng. Tuy vừa được cứu sống, tuy được sống trong nhung lụa, bên cạnh có những nàng tiên tốt bụng và là ân nhân của mình, nhưng lòng nàng lúc nào cũng nhớ đến quê cha đất cũ và tâm niệm sẽ có ngày tìm về. Vũ Nương dưới ngòi bút của Nguyễn Dữ lúc sống ở trần thế với cuộc sống đời thường cũng như khi làm tiên ở thuỷ cung lộng lẫy đều là một người phụ nữ đẹp, đẹp cả về hình dáng, cả về phẩm giá, về tâm hồn. Người phụ nữ đó lẽ ra phải sống cuộc đời hạnh phúc. Nhưng tiếc thay xã hội phong kiến đã chà đạp lên cuộc đời nàng.


Như phần trên đã nói, viết
Chuyện người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ đã lấy cốt truyện trong dân gian. Nhưng rõ ràng với tấm lòng yêu thương con người sâu nặng, bằng bút pháp kể chuyện giá dặn, với tình tiết lúc thì chân thật đời thường, lúc thì kì ảo hoang đường, ông đã xây dựng được hình tượng nhân vật vô cùng sống động, mang ý nghĩa xã hội cao. Do đó tác phẩm của ông đã giáo dục chúng ta lòng yêu thương con người sâu sắc, lòng quyết tâm sống chiến đấu vì quyền sống và hạnh phúc con người.




Diễn Đàn Kiến Thức - Chế bản từ .100 bài làm văn hay lớp 9.
 
Em hãy phân tích Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ để nêu bật giá trị tố cáo xã hội và giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm này.

Bài làm

Xã hội Việt Nam thế kỉ XVI kéo dài cuộc chiến tranh phe phái, mâu thuẫn gây nên bao cảnh đau thương oan khổ cho con người, đặc biệt là phụ nữ. Nguyễn Dữ đã hơn một lần thấu hiểu những cuộc đời, những số phận khác nhau và đã phản ánh vào tác phẩm của mình.

Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ đã làm xúc động bao thế hệ bạn đọc bởi những phẩm chất cao quý nhưng cuộc đợi lại đầy oan khổ của một người con gái.
Vũ Nương chính là nhân vật trung tâm của câu truyện, nàng nổi bật với những nét phẩm chất tiêu biểu là đảm đang, tháo vát, thủy chung và khát khao hạnh phúc gia đình. Nhưng cái xã hội nam quyền đã đẩy cuộc đời nàng đến cảnh trái ngang, oan khuất đầy bất hạnh.

Mặc dù sống dưới xã hội phong kiến nhưng Vũ Nương luôn biết hy sinh cái của riêng mình để đạt cái lớn lao đó là một gia đình êm ấm hòa thuận. Sau khi tiễn chồng đi bằng những lời mặn nồng tha thiết, Vũ Nương ở nhà sinh con và nuôi con một mình, nàng cũng hết mình chăm sóc, phụng dưỡng mẹ chồng, thuốc thang lễ bái và chôn cất mẹ chồng chu đáo như đứa con đẻ không suy bì phân tính thiệt hơn.

Mặc dù Trương Sinh là người khô khan, lạnh lùng, ít học lại hay đa nghi nhưng Vũ Nương luôn biết giữ gìn , ăn nói có chừng mực, khuôn phép. Cho dù năm tháng xa cách, nàng vẫn giữ mình, giá sạch tiết trong. Bởi thế, khi bị Trương Sinh nghi ngờ nàng chỉ một mực kêu oan, cuối cùng nàng đã đến bến Hoàng Giang tự vẫn, ngửa mặt lên trời mà thề thốt cho lòng mình. Không thể tự vẫn, ngửa mặt lên trời mà thề thốt cho lòng mình. Không thể tự minh oan cho mình nàng đã nhờ dòng sông minh oan giúp.
Khi đã trở về với thế giới bên kia, Nguyễn Dữ với mong muốn hoàn thiện thêm tính cách của Vũ Nương và những nét đẹp sâu thẳm trong tâm hồn nàng phải được người đời khẳng định trước sau như một. Đó là người phụ nữ thủy chung, khát khao hạnh phúc . Nàng nghe lời cha mẹ lấy Trương Sinh để tìm thú vui “nghi gia,nghi thất”, nhưng nay “bình rơi trâm gãy”, tuyết bông hoa rụng cuống. Tuy thế nàng vẫn luôn thao thức trăn trở nhớ về quê hương , nhớ chồng, thương con da diết. Do đó khi Trương Sinh lập đàn tế lễ nàng đã trở về. Điều đó đã khẳng định Vũ Nương là con người nhân hậu, giàu tình yêu thương.

Cũng giống như số phận của bao người phụ nữ khác trong xã hội phong kiến, Vũ Nương đã phải chịu ràng buộc bởi những lễ giáo khắt khe, ngặt nghèo. Nàng đi lấy chồng là do sự sặp đặt của gia đình. Trương Sinh vì giàu có mà lấy được Vũ Nương. Nhưng chàng Trương vốn ít học lại hay ghen và đa nghi, do đó những mầm mống bất họa đã ủ sẵn trong gia đình Trương Sinh, đó là sự nghi kị, ngờ vực.

Những tưởng, sự trở về của Trương Sinh sẽ mang lại hạnh phúc cho Vũ Nương và cả gia đình. Nhưng không, đây lại là lúc “đất bằng nổi sóng”, từ sự nghe lời trẻ con, cộng tính ích kỉ, ghen tương, bệnh hoạn của Trương Sinh đã đẩy Vũ Nương đến chân tường cuộc sống. Nàng đã phải nhờ đến sự trợ giúp của dòng sông để minh oan cho lòng mình. Cuộc đời của nàng đã nhiều lần gắng gượng và vượt lên số phận nhưng không thoát khỏi kiếp trầm luân của chế độ nam quyền độc đoán chà đạp và ức hiếp con người.

Sự ra đi của Vũ Nương để lại trong lòng người đọc bao niềm cảm thương, đau đớn ngậm ngùi. Nhưng có lẽ đây là cách giải quyết tốt nhất của tác giả giải thoát cho số phận để cho nàng sống dưới thủy cung mới có thể tìm được hạnh phúc chính đáng và chốn nương thân che chở cho những kiếp đời bất hạnh.

Ngòi bút của Nguyễn Dữ đã mạnh dạn đưa ra những lời tố cáo và phê phán xã hội đanh thép không chỉ bằng yếu tố hiện thực mà còn bằng cả yếu tố truyền kì.

Số phận của Vũ Nương cũng như Thúy Kiều, Nguyệt Nga không thoát khỏi nanh vuốt của xã hội phong kiến. Nhưng những phẩm chất và vẻ đẹp của họ luôn luôn đáng ngợi ca, đáng trân trọng và nâng niu nghìn lần. Họ chính là hiện thân những vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam hôm nay giữa cuộc đời.

Theo 100 bài văn hay lớp 9*
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top