PHÂN TÍCH CHỨNG MINH SỰ RA ĐỜI CỦA ĐCSVN LÀ SẢN PHẨM CỦA SỰ KẾT HỢP CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỚI PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VÀ PHONG TRÀO YÊU NƯỚC
I. Hoàn cảnh lịch sử:
Đầu thế kỷ XX các nước đế quốc lớn như Anh, Mỹ, Pháp... đã xâm chiếm hầu hết các nước nhỏ yếu trên thế giới và biến thành thuộc địa của họ, thực thi chính sách thực dân tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc đối với các thuộc địa.
Các nước thuộc địa chống chủ nghĩa đế quốc giành độc lập trở thành một nội dung lớn của phong trào cách mạng thế giới.
Cuộc cách mạng tháng 10 Nga thắng lợi đã làm biến đổi sâu sắc tình hình thế giới. Cuộc cách mạng đó đã chặt đứt một khâu yếu nhất trong hệ thống đế quốc chủ nghĩa và các hệ thống thuộc địa, mở ra một thời đại mới trong lịch sử loài người- thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Cách mạng tháng 10 cũng đã cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng loài người.
Ở Châu Á, phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ đặc biệt là Trung quốc. Quãng Châu được coi như là cái nôi của cách mạng Châu Á lúc bấy giờ.
Ở việt nam, tháng 6/1884 triều đình nhà Nguyễn ký Hiệp định Patơnot thừa nhận sự thống trị của thực dân Pháp.
Chính sách thống trị của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt nam có nhiều thay đổi.
Về chính trị:thực dân Pháp thi hành chính sách chuyên chế điển hình, đàn áp đẩm máu các phong trào yêu nước của người Việt nam, mọi quyền tự do bị cấm. Pháp xây dựng hệ thống chính quyền thuộc địa, đồng thời vẫn duy trì chính quyền phong kiến tay sai làm chỗ dựa. Thực dân Pháp thi hành chính sách chia để trị, chia rẽ ba nước đông dương, xóa tên các nước Việt nam, Lào, Campuchia trên bản đồ chính trị thế giới. lập ra xứ đông dương thuộc Pháp. Ở Việt nam Pháp còn chia rẽ giữa ba kỳ, Nam kỳ,Trung kỳ, Bắc kỳ.
Về văn hóa: Thực dân Pháp thi hành chính sách ngu dân. Họ bưng bít ngăn cản ảnh hưởng của văn hóa tiến bộ trên thế giới, kể cả văn hóa tiến bộ Pháp, xuyên tạc lịch sử và giá trị văn hóa Việt nam, dùng rượu cồn và thuốc phiện để đầu độc người Việt nam.
Về kinh tế: Thực dân Pháp ra sức vơ vét tài nguyên, bóc lột sức lao động rẽ mạt của người bản xứ, cùng nhiều hình thức thuế khóa nặng nề, vô lý. Đặc biệt thực dân Pháp đã tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ1(1897-1914) và lần 2 (1919-1929), dẫn đến những biến đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội ở Việt nam.
Cơ cấu kinh tế: Đã ra đời những ngành kinh tế công nghiệp, khai thác mỏ, giao thông vận tải, thương nghiệp, kinh tế đồn điền.
Về cơ cấu xã hội: giai cấp địa chủ phong kiến bị phân hóa, giai cấp công nhân và tư sản Việt nam ra đời.
Từ khi triều đình nhà Nguyễn đầu hàng thực dân Pháp thì giai cấp địa chủ phong kiến có sự phân hóa. Một bộ phận cam tâm bán nước, làm tay sai cho Pháp. Một bộ phận khác nêu cao truyền thống và tinh thần dân tộc khởi xướng và lãnh đạo các phong trào yêu nước chống Pháp để giành độc lập dân tộc và bảo vệ chế độ phong kiến.
Giai cấp nông dân là lực lượng to lớn trong dân cư, họ hăng hái chống đế quốc và phong kiến, khao khát độc lập và ruộng đất. Tầng lớp trí thức tiểu tư sản có tinh thần dân tộc, yêu nước rất nhạy cảm về chính trị và thời cuộc.
Giai cấp tư sản Việt nam ra đời sau chiến tranh thế giới thứ 1 với hai bộ phận.
Một bộ phận gắn liền lợi ích với tư bản Pháp, tham gia vào đời sống chính trị, kinh tế của thực dân Pháp, trở thành tầng lớp tư sản mại bản. Một bộ phận là giai cấp tư sản dân tộc, mâu thuẩn với tư bản Pháp và triều đình phong kiến, nhưng thế lực kinh tế yếu ớt, phụ thuộc, do vậy chính trị là cải lương.
Giai cấp công nhân Việt nam ra đời và phát triển trong quá trình thực dân Pháp thực hiện các cuộc khai thác thuộc địa. Đến trước chiến tranh thế giới thứ 1 đã có khoãng 6 vạn công nhân. Số lượng công nhân tăng nhanh trong những năm Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2, đến cuối năm 1929 số công nhân Việt nam là hơn 22 vạn người.
Giai cấp công nhân Việt nam ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc, không chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Công đoàn, chủ nghĩa cải lương, tuy lực lượng còn ít, trình độ văn hóa, kỷ thuật, công nghệ còn thấp nhưng giai cấp công nhân Việt nam thực sự đại biểu cho lực lượng sản xuất hiện đại, một giai cấp tập trung, có ý thức kỷ luật và ý chí cách mạng, có tinh thần quốc tế vô sản.
II. Quy luật ra đời của Đảng cộng sản Việt nam.
1. Phong trào yêu nước: Từ khi thực dân Pháp xâm lược đến những năm 20 của thế kỷ XX, đã có hàng trăm cuộc đấu tranh anh dũng của dân tộc ta chống kẻ thù xâm lược, nhưng đều lần lượt thất bại.
Phong trào chống thực dân Pháp theo ý thức hệ phong kiến như phong trào Cần vương đã thất bại khi cuộc khởi nghĩa của Phan đình Phùng chấm dứt năm 1896. Phong trào nông dân Yên thế của Hoàng hoa Thám kéo dài 30 năm cũng không giành được thắng lợi.
Đầu thế kỷ XX, trào lưu dân chủ tư sản phương Tây cũng xâm nhập vào nước ta. Con đường cải cách Minh trị của Nhật bản cũng như tư tưởng cải cách và cách mạng Tân Hợi của Trung quốc đều ít nhiều có ảnh hưởng đến phong trào yêu nước của Việt nam, lôi cuốn nhiều sỷ phu phong kiến, tiêu biểu là Phan bội Châu và Phan Chu Trinh.
Phan Bội Châu, lúc đầu chủ trương xây dựng chế độ quân chủ lập hiến như Nhật Bản. Năm 1912 ông lập ra Việt nam quang phục hội, từ bỏ lập trường quân chủ lập hiến chuyển sang lập trường dân chủ tư sản đại Pháp, thành lập Cộng hòa dân quốc Việt nam, cải tổ Việt nam quang phục hội thành Việt nam Quốc dân đảng theo con đường của Tôn dật Tiên nhưng cả hai hướng đi đó đều thất bại.
Phan chu Trinh cũng là một nhà yêu nước nhiệt thành, ông lên án gay gắt tội ác của thực dân Pháp, quan lại phong kiến sâu mọt, chủ trương cải cách đát nước nhưng lại muốn dựa vào Pháp để chống phong kiến chẳng khác gì "xin giặc rũ lòng thương".
Cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Việt nam Quốc dân đảng với khẩu hiệu "không thành công cũng thành nhân" đã nhanh chóng thất bại, chứng tỏ sự hăng hái bồng bột nhất thời của tầng lớp tiểu tư sản.
Phong trào yêu nước của nhân dân ta diễn ra rất sôi nổi và liên tục, nhưng thiếu đường lối và sự lãnh đạo đúng đắn. Trên thực tế, các phong trào cứu nước từ lập trường Cần vương đến lập trường tư sản, tiểu tư sản, qua khảo nghiệm lịch sử đều lần lượt thất bại. Tình hình đó đòi hỏi phải có đường lối cách mạng đúng đắn và một tổ chức cách mạng có khả năng đưa phong trào cách mạng đến thắng lợi.
2. Nguyễn Ái Quốc và công việc chuẩn bị thành lập Đảng.
Nguyễn Ái Quốc,khi đi học tên là Nguyễn Tất Thành, lớn lên trong cảnh mất nước, đồng bào bị đọa đày đau khổ, người thanh niên giàu lòng yêu nước đó đã sớm có ý chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng dân tộc. Năm 1911, Nguyễn ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước. Người sang Pháp, đi qua nhiều nước thuộc địa của Pháp ở châu Phi, sang Mỹ, đến nước Anh ... tìm hiễu các cuộc đấu tranh của nhiều dân bị áp bức trên thế giới, tìm hiễu xã hội tư bản, và sau đó trở lại Pháp. Tại đây, người từng bước học tập lý luận, tham gia Đảng Xã hội Pháp, lập ra Hội những người Việt nam yêu nước.
Cách mạng tháng 10 Nga thắng lợi. Nguyễn ái Quốc được đọc bản "Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa" của Lênin. Luận cương đã giải đáp cho Nguyễn ái Quốc con đường đấu tranh giành độc lập tự do thật sự cho dân tộc, cho đồng bào mình.
Năm 1920 Nguyễn ái Quốc tán thành thành lập Đảng cộng sản Pháp và trở thành một trong những người sáng lập đảng Cộng sản Pháp và cũng là cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt nam.
Từ đầu những năm 20, Nguyễn ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt nam. Những năm 1921-1923, tại Pháp, Người sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa và ra báo Người cùng khổ. Hoạt động của Hội và tờ báo đã tích cực truyền bá lý luận vào các nước thuộc địa, trong đó có Việt nam.
Năm 1923, Nguyễn ái Quốc sang Liên xô và năm 1924 tham dự Đai hội V của Quốc tế cộng sản.
Năm 1924 Nguyễn Ái Quốc tới Quãng châu(TQ) người cùng các nhà lãnh đạo cách mạng Trung quốc,Triều tiên, Ấn độ, Thái lan...thành lập liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á - Đông. Tháng 6 năm 1925, Nguyễn ái Quốc thành lập Hội Việt nam cách mạng thanh niên và ra báo Thanh niên và trong những năm 1925-1927 mở nhiều lớp huấn luyện đào tạo cán bộ. Đó là sự chuẩn bị tích cực về tổ chức và cán bộ cho việc thành lập Đảng cộng sản.
Trong các tác phẩm như Bản án chế độ thực dân Pháp, Đường cách mệnh, cùng nhiều công trình, bài báo khác, Người đã nêu lên một cách có hệ thống những quan điểm của một đường lối cách mạng đúng đắn, chuẩn bị cho cương lĩnh của Đảng.
Với sự soi sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin và đường lối cứu nước của Nguyễn ái Quốc, phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt nam những năm 20 phát triển mạnh mẽ. Phong trào công nhân chuyển dần từ tự phát thành tự giác. Sự phát tiển của phong trào cách mạng đòi hỏi sự ra đời của những tổ chức cộng sản. Tháng 3/1929, chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập tại Hà nội. Hội Việt nam cách mạng thanh niên, một tổ chức tiền thân của Đảng, đã có vai trò tích cực thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển song không còn thích hợp trước sự phát triển về chất của phong trào. Sau đại hội tháng 5/1929 của Hội, các tổ chức cộng sản lần lượt ra đời ở Việt nam.
III. Thành lập Đảng CSVN - Cương lĩnh đầu tiên của Đảng.
1. Sự ra đời ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam:
Đến năm 1929, trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng nước ta, tổ chức Hội VNCMTN không còn thích hợp và đủ sức lãnh đạo phong trào, cần phải thành lập một Đảng cộng sản Việt nam.
Năm 6/1929 Kỳ bộ Bắc kỳ thành lập Đông dương cộng sản đảng. Tháng 11/1929 tổng bộ và kỳ bộ Nam kỳ của Hội VNCMTN quyết định thành lập An nam cộng sản đảng và đầu năm 1930 những đại biểu ưu tú của Tân việt cách mạng đảng thành lập Đông dương cộng sản liên đoàn.
Ba tổ chức cộng sản ra đời cuối năm 1929 và đầu năm 1930 đã khẵng định bước phát triển quan trọng của phong trào cách mạng Việt nam và ưu thế của hệ tư tưởng cộng sản trong phong trào dân tộc. Tuy nhiên ở một nước mà có 3 tổ chức cộng sản sẽ không tránh khỏi phân tán về lực lượng và tổ chức, không thể thống nhất về tư tưởng và hành động. Trách nhiệm lịch sử của những người cộng sản là phải sớm khắc phục chổ yếu đó để thống nhất phong trào cách mạng ở nước ta.
2. Hội nghị thành lập Đảng và nội dung cương lĩnh đầu tiên của Đảng.
Ngày 3 tháng 2 năm 1930, hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đã họp ở bán đảo Cữu long, Hương cảng (Trung quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn ái Quốc thay mặt Quốc tế cộng sản.
Hội nghị đã nhất trí thống nhất các nhóm cộng sản thành lập một Đảng, lấy tên là Đảng cộng sản Việt nam. Hội nghị thông qua Cương lĩnh của Đảng bao gồm Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng.
Nội dung cơ bản của Cương lĩnh đầu tiên của Đảng:
Về mục tiêu chiến lược của cách mạng Việt nam, Cương lĩnh chỉ rõ: "chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản". Cương lĩnh của Đảng đã làm rõ nội dung của cách mạng thuộc địa nằm trong phạm trù của cách mạng vô sản chính là làm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Cương lĩnh nêu rõ những nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể của cách mạng là: " Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập".
Về lực lượng cách mạng, Cương lĩnh của Đảng chủ trương đoàn kết tất cả các giai cấp, các lực lượng tiến bộ, cá nhân yêu nước để tập trung chống đế quốc và tay sai. Đảng "phải thu phục cho được đại bộ phận của giai cấp mình....Phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày...Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức trung nông, thanh niên...để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. Đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An nam chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập.
Cương lĩnh khẳng định phải dùng bạo lực cách mạng để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến.
Cương lĩnh nêu rõ, cách mạng Việt nam liên lạc mật thiết và là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới; khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng với tư cách là đội tiên phong của giai cấp vô sản...
Những nội dung của Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã đặt ra và giải quyết những vấn đề cơ bản, cấp bách và định hướng chiến lược đúng đắn cho tiến trình phát triển của cách mạng Việt nam.
Cương lĩnh đầu tiên của Đảng trở thành ngọn cờ tập hợp, đoàn kết toàn dân và lãnh đạo phong trào cách mạng của nhân dân ta, là sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của một nước thuộc địa, nữa phong kiến.
Sự kiện thành lập Đảng cộng sản Việt nam là một bước ngoặc quyết định trong sự phát triển của dân tộc ta, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối và tổ chức lãnh đạo của phong trào yêu nước Việt nam đầu thế kỷ XX. Cương lĩnh của đảng đã đoàn kết toàn dân và lãnh đạo toàn dân đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp để đi tới chủ nghĩa xã hội. Đó là sự lụa chọn dứt khoát và đúng đắn của Bác Hồ, của Đảng và nhân dân ta để có độc lập dân tộc và tự do, hạnh phúc cho nhân dân.
Từ thực tiển lịch sử đã chứng minh rằng: Đảng CSVN là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt nam.
(Sưu tầm)