Kim Lân để cái ánh sáng kỳ diệu của tình mẫu tử toả ra từ nồi cháo cám : “Chè khoán đây, ngon đáo để cơ”.Chữ ‘ngon” này không phải là xúc cảm về vật chất ( xúc cảm về vị cháo cám) mà là xúc cảm về tinh thần : ở người mẹ, niềm tin về hạnh phúc của con biến đắng chát của cháo cám thành ngọt ngào . Chọn hình ảnh nồi cháo cám, Kim Lân muốn chứng minh cho cái chất NGƯỜI của người dân lao động : trong bất kỳ hoàn cảnh nào , tình nghĩa và hy vọng của con người vẫn không thể bị tiêu diệt – con người vẫn muốn sống cho ra sống. Chính chất NGƯỜI đã thể hiện ở cách sống tình nghĩa và hy vọng. Tuy nhiên niềm vui của bà cụ Tứ trong hoàn cảnh ấy vẫn là niềm vui tội nghiệp, bởi thực tại vẫn nghiệt ngã với nồi cháo cám “đắng chát và nghẹn bứ”.Có thể nói, nhân vật bà cụ Tứ là một nhân vật tiêu biểu cho vẻ đẹp tình người và lòng nhân ái mà Kim Lân đã gửi gắm trong tác phẩm “ Vợ nhặt”