Đề bài: Phân tích bức tranh đời sống của phố huyện nghèo lúc chiều tối được Thạch Lam miêu tả trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ" và phát biểu cảm nhận của mình
Bài làm
Trong nền văn học dân tộc, ít có người như Thạch Lam. Bằng những truyện ngắn tưởng như đơn giản, không có cốt truyện nhưng những gì nhà văn viết, tiếng nói nhè nhẹ của ông đã để lại những lắng sâu, những nghĩ suy, những dư âm nhẹ nhàng mà sâu sắc cho độc giả. "Hai đứa trẻ" (in trong tập "Nắng trong vườn", xuất bản năm 1938) là một truyện ngắn như thế.
Dưới con mắt ngây thơ của "Hai đứa trẻ", người đọc dường như cùng nhập cuộc, cùng theo dõi, để rồi bức tranh thiên nhiên và bức tranh đời sống của phố huyện nghèo, của những con người bình dị, lam lũ hiện lên. Trong nắng chiều dần tắt, trong cái nhập nhòe nửa sáng nửa tối và trong cái chập chờn của màn đêm bao la với vài ngọn đèn lay lắt, cuộc sống hiện lên như những vật thể nhỏ xíu, trong cái đèn kéo quân đang hết dầu chầm chậm quay, để rồi rơi tõm vào màn đêm sâu thẳm.
Cảnh không có gì hấp dẫn, hoạt động của con người thì lẻ tẻ, đơn điệu nhưng bức tranh chiều thì dần dần đen lại, chập chờn mấy ngọn đèn nhưng cứ lôi cuốn người đọc dõi theo cùng cô bé Liên bởi sự quan sát, cảm nhận, nhạy cảm, ngây thơ của cô bé, bởi sự hiện lên sống động, chân thực của bức tranh đời sống phố huyện nghèo đã gây nên cảm xúc trữ tình, tạo nên cảm giác buồn thương cho người đọc.
Mở đầu câu chuyện, Thạch Lam bằng sự quan sát tài tình của mình, bằng ngòi bút tài hoa của mình đã vẽ lên một bức tranh đơn giản mà huyền ảo, gây cho ta cảm giác như lạc vào thế giới thần tiên của truyện cổ tích: "Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương Tây, đỏ rực như lửa cháy và những đám mây hồng như hòn than sắp tàn: dãy tre làng nước trước mắt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời". Điệp từ "chiều" được nhắc đi nhắc lại, cái bóng tối lan nhanh thấm vào tâm hồn ngây thơ của cô bé Liên, cái âm thanh "êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng" tạo nên trong Liên nỗi "buồn man mác trước thời khắc của ngày tàn".
Phiên chợ đã "vãn từ lâu", "người về hết và tiếng ồn ào cũng mất", chỉ còn lại sự nghèo nàn, xa xác với những "rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá nứa", chỉ còn lại "mùi âm ẩm bốc lên", chỉ còn lại hơi nóng ban ngày, mùi cát bụi và cảnh mấy đứa con nhà nghèo lom khom đi lại, tìm tòi. Cái thế giới "cổ tích" mà nhà văn dựng lên khác nào thế giới của những cô Tấm, Lọ Lem ngày xưa!
Và rồi lần lượt hiện lên tiếp theo hình ảnh của những con người nghèo khổ khác: mẹ con chị Tí xách điếu đóm, đội chõng tre dọn hàng nước mặc dầu chẳng kiếm được bao nhiêu: "gia đình bác xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau trắng để trước mặt": hàng phở của bác Siêu đến trong "tiếng đòn gánh kĩu kịt"; bà cụ Thi "hơi điên vẫn mua rượu ở hàng Liên" cất tiếng cười khanh khách lẽo đẽo đi vào trong màn đêm tối mênh mông, lay lắt như ngọn đèn trước gió của "hàng nước chị Tí". "Vũ trụ thăm thẳm bao la", "về phía huyện một chấm lửa khác nhỏ và vàng lơ lửng đi trong đêm tối, mất đi rồi lại hiện ra"; "tiếng trống cầm canh ở huyện đánh tung lên một tiếng ngắn khô khan, không vang động ra xa, rồi chìm ngay vào bóng tối". Ngày lại ngày, chiều và tối đơn điệu lặp lại sự buồn tẻ ấy như cuộc sống lầm than của người dân phố huyện này. Ánh sáng của cuộc sống ấy có chăng chỉ là sự lay lắt "chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ" như chiếc đèn của chị Tí. Sự sang trọng, vùng sáng lớn của con tàu đi qua phố huyện trong đêm chỉ lướt qua rồi mất hút vào đêm tối, chỉ là cái gì thật mơ hồ, xa lạ không biết bao giờ mới đến với cuộc đời của chị em Liên, của người dân phố huyện này.
Không một lời phê phán, không một sự lên án, không đặt ra một câu hỏi, ngòi bút tài hoa của Thạch Lam chỉ miêu tả đời sống thật, đời sống tối tăm, không hi vọng của người dân một vùng quê, một phố huyện nghèo mà sao làm nhức nhối chúng ta, gieo vào lòng ta một sự hoài nghi về xã hội thời nhà văn sống. Đóng góp như thế cho cuộc đời, cảm thông như thế cho thân phận con người, miêu tả như thế trong tác phẩm của mình, tâm hồn nhà văn đẹp đẽ biết bao, giá trị văn học mà Thạch Lam sáng tạo tài hoa và đáng trân trọng biết bao. Chúng ta xếp Thạch Lam vào nhứng tên tuổi lớn của văn học nước nhà giai đoạn 1930 - 1945, độc giả biết ơn nhà văn đã viết những trang sách cho đời và coi ông như một trong những cây bút truyện ngắn bậc thầy thật đúng với tài năng của ông, đúng như tuyên bố của nhà văn với độc giả: "Đối với văn chương không phải là một cách mang đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên, trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn".
Theo Ths. Phạm Ngọc Thắm*
* Xem thêm:
1. Phân tích bức tranh phố huyện nghèo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ - Thạch Lam.
2. Bức tranh đời sống của phố huyện nghèo lúc chiều tối trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam
Bài làm
Trong nền văn học dân tộc, ít có người như Thạch Lam. Bằng những truyện ngắn tưởng như đơn giản, không có cốt truyện nhưng những gì nhà văn viết, tiếng nói nhè nhẹ của ông đã để lại những lắng sâu, những nghĩ suy, những dư âm nhẹ nhàng mà sâu sắc cho độc giả. "Hai đứa trẻ" (in trong tập "Nắng trong vườn", xuất bản năm 1938) là một truyện ngắn như thế.
Dưới con mắt ngây thơ của "Hai đứa trẻ", người đọc dường như cùng nhập cuộc, cùng theo dõi, để rồi bức tranh thiên nhiên và bức tranh đời sống của phố huyện nghèo, của những con người bình dị, lam lũ hiện lên. Trong nắng chiều dần tắt, trong cái nhập nhòe nửa sáng nửa tối và trong cái chập chờn của màn đêm bao la với vài ngọn đèn lay lắt, cuộc sống hiện lên như những vật thể nhỏ xíu, trong cái đèn kéo quân đang hết dầu chầm chậm quay, để rồi rơi tõm vào màn đêm sâu thẳm.
Cảnh không có gì hấp dẫn, hoạt động của con người thì lẻ tẻ, đơn điệu nhưng bức tranh chiều thì dần dần đen lại, chập chờn mấy ngọn đèn nhưng cứ lôi cuốn người đọc dõi theo cùng cô bé Liên bởi sự quan sát, cảm nhận, nhạy cảm, ngây thơ của cô bé, bởi sự hiện lên sống động, chân thực của bức tranh đời sống phố huyện nghèo đã gây nên cảm xúc trữ tình, tạo nên cảm giác buồn thương cho người đọc.
Mở đầu câu chuyện, Thạch Lam bằng sự quan sát tài tình của mình, bằng ngòi bút tài hoa của mình đã vẽ lên một bức tranh đơn giản mà huyền ảo, gây cho ta cảm giác như lạc vào thế giới thần tiên của truyện cổ tích: "Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương Tây, đỏ rực như lửa cháy và những đám mây hồng như hòn than sắp tàn: dãy tre làng nước trước mắt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời". Điệp từ "chiều" được nhắc đi nhắc lại, cái bóng tối lan nhanh thấm vào tâm hồn ngây thơ của cô bé Liên, cái âm thanh "êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng" tạo nên trong Liên nỗi "buồn man mác trước thời khắc của ngày tàn".
Phiên chợ đã "vãn từ lâu", "người về hết và tiếng ồn ào cũng mất", chỉ còn lại sự nghèo nàn, xa xác với những "rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá nứa", chỉ còn lại "mùi âm ẩm bốc lên", chỉ còn lại hơi nóng ban ngày, mùi cát bụi và cảnh mấy đứa con nhà nghèo lom khom đi lại, tìm tòi. Cái thế giới "cổ tích" mà nhà văn dựng lên khác nào thế giới của những cô Tấm, Lọ Lem ngày xưa!
Và rồi lần lượt hiện lên tiếp theo hình ảnh của những con người nghèo khổ khác: mẹ con chị Tí xách điếu đóm, đội chõng tre dọn hàng nước mặc dầu chẳng kiếm được bao nhiêu: "gia đình bác xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau trắng để trước mặt": hàng phở của bác Siêu đến trong "tiếng đòn gánh kĩu kịt"; bà cụ Thi "hơi điên vẫn mua rượu ở hàng Liên" cất tiếng cười khanh khách lẽo đẽo đi vào trong màn đêm tối mênh mông, lay lắt như ngọn đèn trước gió của "hàng nước chị Tí". "Vũ trụ thăm thẳm bao la", "về phía huyện một chấm lửa khác nhỏ và vàng lơ lửng đi trong đêm tối, mất đi rồi lại hiện ra"; "tiếng trống cầm canh ở huyện đánh tung lên một tiếng ngắn khô khan, không vang động ra xa, rồi chìm ngay vào bóng tối". Ngày lại ngày, chiều và tối đơn điệu lặp lại sự buồn tẻ ấy như cuộc sống lầm than của người dân phố huyện này. Ánh sáng của cuộc sống ấy có chăng chỉ là sự lay lắt "chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ" như chiếc đèn của chị Tí. Sự sang trọng, vùng sáng lớn của con tàu đi qua phố huyện trong đêm chỉ lướt qua rồi mất hút vào đêm tối, chỉ là cái gì thật mơ hồ, xa lạ không biết bao giờ mới đến với cuộc đời của chị em Liên, của người dân phố huyện này.
Không một lời phê phán, không một sự lên án, không đặt ra một câu hỏi, ngòi bút tài hoa của Thạch Lam chỉ miêu tả đời sống thật, đời sống tối tăm, không hi vọng của người dân một vùng quê, một phố huyện nghèo mà sao làm nhức nhối chúng ta, gieo vào lòng ta một sự hoài nghi về xã hội thời nhà văn sống. Đóng góp như thế cho cuộc đời, cảm thông như thế cho thân phận con người, miêu tả như thế trong tác phẩm của mình, tâm hồn nhà văn đẹp đẽ biết bao, giá trị văn học mà Thạch Lam sáng tạo tài hoa và đáng trân trọng biết bao. Chúng ta xếp Thạch Lam vào nhứng tên tuổi lớn của văn học nước nhà giai đoạn 1930 - 1945, độc giả biết ơn nhà văn đã viết những trang sách cho đời và coi ông như một trong những cây bút truyện ngắn bậc thầy thật đúng với tài năng của ông, đúng như tuyên bố của nhà văn với độc giả: "Đối với văn chương không phải là một cách mang đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên, trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn".
Theo Ths. Phạm Ngọc Thắm*
* Xem thêm:
1. Phân tích bức tranh phố huyện nghèo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ - Thạch Lam.
2. Bức tranh đời sống của phố huyện nghèo lúc chiều tối trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: