• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Phân tích bốn câu thơ đầu trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” của Nguyễn Du

VHT BOOKS

Hiệu sách Online
Gợi ý: Phân tích bốn câu thơ đầu trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”

– Hai câu đầu vừa nói không gian, vừa gợi thời gian. Ngày xuân thấm thoát trôi mau, tiết trời đã bước sang tháng ba. Trong tháng cuối cùng của mùa xuân, những cánh chim én vẫn rộn ràng bay liêng như thoi đưa giữa bầu trời trong sáng, giữa những làn nắng đẹp của mùa xuân.

– Hai câu sau là bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân, lời thơ “cỏ non….bông hoa” thuộc trong số những câu thơ hay nhất của “Truyện Kiều”. Lời thơ gợi tả hình tượng tháng ba mùa xuân thật đẹp: bầu trời trong sáng, mặt đất tươi xanh không gian yên ả, thanh bình..

-“Cỏ non xanh tận chân trời” là thảm cỏ xanh non mơn mởn trải rộng tới chân trời là gam màu nền cho bức tranh xuân (so sánh với thơ của Nguyễn Trãi: “cỏ xanh như khói bến xuân tươi” của Hàn Mặc Tử: “sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời” –> sức sống mãnh liệt của mùa xuân).

– Trên màu nền xanh non ấy điểm xuyết một vài bông hoa lê trăng như những trang sức quý giá tô điểm cho mùa xuân thêm tươi đẹp. Màu sắc có sự hài hòa tới mức tuyệt diệu do nghệ thuật phối sắc tài tình của Nguyễn Du. Từ “điểm trắng” như một nhãn tự, Nguyễn Du đã rất tài tình khi đảo ngược dòng biến “điểm trắng” thành “trắng điểm” đã gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi giàu sức sống, khoáng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng, thanh khiết. Từ “điểm” làm cho cảnh vật trở nên sinh động có hồn chứ không tính tại (so sánh với hai câu thơ Cổ của Trung Quốc : “Phương thảo liên thiên bích. Lê chi sổ điểm hoa”).

-> Hai câu thơ trên tả cảnh mùa xuân của Nguyễn Du quả là tuyệt bút. Để có được điều ấy tác giả có tài quan sát, chọn lọc chi tiết, tài dùng tiếng Việt, thơ lục bát và trên cả là một tâm hồn nhạy cảm, tha thiết với vẻ đẹp thiên nhiên,
Phân tích 6 câu thơ cuối trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”
Sáu câu thơ cuối miêu tả cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về.

Cảnh vẫn mang nét thanh tao, trong trẻo của mùa xuân, rất êm dịu: ánh nắng nha .. cầu bắc ngang. Mọi cử động đều rất nhẹ nhàng: mặt trời từ từ ngả bóng , dòng nước uốn quanh. Một bức tranh thật đẹp, thanh khiết.

– Cảnh đã có sự thay đổi về thời gian và không gian. Không còn bát ngát, trong sáng, không còn cái không khí đông vui náo nhiệt của lễ hội, tất cả đang nhạt dần, lặng dần.

– Cảnh được cảm nhận qua tâm trạng. Những từ láy “tà tà”, “thanh thanh”, “nao nao” không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người. Đặc biệt, hai chữ “nao nao” đã nhuộm màu tâm trạng lên cảnh vật. Hai chữ “thơ thẩn” có sức gợi rất lớn, chị em Kiều ra về trong sự bần thần nuối tiếc lặng buồn. “Dan tay” tưởng là vui nhưng thực ra là chia sẻ cái nỗi buồn không nói hết. Cảm giác bâng khuâng xao xuyến về một ngày vui xuân đã hé mở vẻ đẹp của một tâm hồn thiếu nữ tha thiết với niềm vui cuộc sống nhạy cảm và sâu lắng.

– Đoạn thơ này hay hỏi đã sử dụng các bút pháp cổ điển: tả cảnh gắn với tả tình, tả cảnh ngụ tình, tình và cảnh tương hợp.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top