Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là mượn cảnh vật để gửi gắm tâm trạng con người . Tám câu thơ cuối của đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" trích truyện Kiều của Nguyễn Du đã cho ta thấy một nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật qua biện pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du . Cảnh của Nguyễn Du không đơn thuần chỉ là một bức tranh thiên nhiên phong cảnh mà đó còn là một bức tranh chứa đầy tâm trạng của Thúy Kiều , cảnh và tình thấm đượm vào nhau. Hình ảnh "cánh buồm thấp thoáng" đã gợi cho ta thấy nỗi nhớ nhà da diết của Thúy Kiều đang lên đến "cực độ " , nàng muốn trở về nhà trở về với cha mẹ , với anh chị em và nhất là trở về với Kim Trọng . Nhưng thuyền cứ trôi vô định và cũng hoa cứ trôi vô định những cái đẹp của thiên nhiên đối với nàng hiện giờ đều vô nghĩa. câu thơ như cũng đã thể hiện cuộc đời của Thúy Kiều như một cánh hoa mỏng manh trước những sóng gió tai ương của cuộc đời . Tiếp đến là hình ảnh của "nội cỏ rầu rầu" . Thảm cỏ, biển xanh một màu xanh vô tận không còn sức sống tựa như những ngọn cỏ trên nấm mồ của Đạm Tiên . Phải chăng cánh cửa tương lai đang khép lại với Kiều , hố đen tuyệt vọng của số phận thì như đang lấp hết mơ ước và khát khao của nàng . Ngoài kia thì biển xanh sóng cuộn dữ dội . Những âm thanh đó gợi nên sự kinh hoàng , hãi hùng và như dự báo trước rằng giờ đây cuộc đời Kiều còn phải gặp nhiêù tai ương . Có thể nói rằng đây là tám câu thơ "vịnh cảnh ngụ tình" hay nhất xuyên suốt trong tác phẩm . Qua bức tranh thiên nhiên , ta thấy xót xa cho số phận người con gái tài hoa bạc mệnh và qua đó bày tỏ niềm thương cảm , trân trọng của Nguyễn Du đối với những người phụ dưới chế độ phong kiến xưa.