Bài làm:
Nguyễn Khuyến, nhà thơ trào phúng, nhà thơ hiện thực, nhà thơ yêu nước, nhà thơ của dân tình làng cảnh Việt Nam…Và đồng thời, tâm hồn ông cũng là hồn cúc giữa vườn thu. Yêu người bạn thiên nhiên – mùa thu, ông đã vịnh nên bài thơ Thu vịnh.
Thu vịnh – bài thơ đẹp như một bức tranh thủy mặc có gam màu rất trong, rất gần gũi và ở đó phảng phất tình thu. Một tình thu buồn, buồn thanh cao man mác.
Hai câu đề:
Trời thu xanh ngắt mấy từng cao.
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Mùa thu với bầu trời xanh ngắt. Một màu xanh mênh mông, vô tận, và sâu thăm thẳm: “ mấy từng cao”. Ở hai câu này, ta bắt gặp hình ảnh quen thuộc trong thơ thu Nguyễn Khuyến” trời thu xanh ngắt”. Màu xanh của trời liền với màu mây, mở ra đến vô cùng. Ở đó vừa có chiều sâu của thời gian, vừa có chiều rộng của không gian. Và giữa màu xanh mênh mông, bất tận ấy nổi bật nên hình ảnh “ cần trúc”. Dường như giữa cái vô tận, sâu thẳm của màu xanh ấy: “ cần trúc” hiện lên điểm vào màu xanh ấy một chấm rất nhỏ nhưng lại rất nổi. Ở đây, tác giả sự dụng biện pháp đối lập một cách tài tình: đối lập giữa cái lớn lao, cao rộng với cái nhỏ bé gần gũi, giữa cái tĩnh ( trời cao) với cái động ( cần trúc). Cả cái vô hạn ( trời cao) với cái hữu hạn ( cần trúc) tồn tại song song bên nhau không phải lấn át nhau mà nhường nhau, dựa vào nhau để tôn nhau lên, khắc họa nhau. Với cảm giác rất thật, rất sâu lắng, nhà thơ đã dần đi từ chiều sâu của thời gian, của vũ trụ xanh bao la đến chiều sâu của tâm trạng. Cũng như cái không gian sâu thăm thẳm của trời dần hạ xuống, gần với đất, với nước với con người.
Nước biếc trông như từng khói phủ
Song thưa để mặc bong trăng vào.
Thời gian của hoàng hôn mùa thu đã dần đi vào đêm.Vẫn cái tiết trời mùa thu se lạnh, vẫn cái lạnh không khí của mùa thu nhưng gần gũi hơn, ấm áp hơn và hư ảo hơn: “ Nước biếc trông như từng khói phủ”. Có phải là khói song? Có phải là sương thu? Có phải là hơi nước? Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ làm cho người ta liên tưởng đến cái hư ảo của đêm thu. Ánh trăng tràn đầy trên các lối đi. Cái thần của bài Thu vịnh toát ra từ câu “ Song thưa để mặc bong trăng vào” và nhãn tự là “ để mặc”. “ Để mặc” rất tự nhiên, rất gần gũi. Hết sức tình cảm nhà thơ mở tung cánh cửa đón bạn trăng vào trong căn nhà. Sự vượt rào của tâm hồn qua thể thơ trang nghiêm của Đường thi đã gợi lên sự gần gũi, thân thiết giữa con người với thiên nhiên, đồng thời bộc lộ chủ thể trữ tình mang tính cách phóng khoáng, tâm hồn rộng mở. Thi nhân đang trầm ngâm trước hiện tại chợt quay mình suy tư về quá khứ.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái.
Một tiếng trên không ngỗng nước nào.
Nghệ thuật đảo ngữ được vận dụng khéo léo. Thời gian, địa điểm lùi xa. “ Hoa năm ngoái” phải chăng tác giả nuối tiếc về một quá khứ xa xôi? Có thể. Ngẫm “ Hoa năm ngoái” của Nguyễn Khuyến ta thấy thoáng hiện “ hoa đào năm ngoái” của Nguyễn Du, “ hoa y cựa” của Thôi Hộ đời Đường hay “ cựa thời hoa “ của Sầm Tham. Tất cả đều nói lên sự nuối tiếc, buồn rầu trước những gì đang còn và những gì đã mất. Đọc qua ta cứ ngỡ là câu thơ tả thực, nhưng không. Đó là câu thơ của tâm tưởng và tứ thơ cũng đã đi vào tiềm thức. Không gian đêm thu rất thật dần dần chuyển hóa thành không gian rất ảo – không gian tâm linh. Tâm hồn nhà thơ lắng xuống, chìm trong cái im ắng của đêm thu. Tưởng như thời gian ngưng đọng lại. Nhưng không, trên kia, lưng chừng trời, một tiếng ngỗng rất dân dã, rất quen thuộc nhưng đủ sức kéo thời gian, không gian tâm linh về thực tại, rất quen thuộc đủ sức kéo thời gian, không gian tâm linh về thực tại, đẩy thời gian về ký ức gợi lên một không gian thăm thẳm đầy nỗi niềm, một không gian xa vắng của tâm hồn. Tất cả đều xa vắng, trầm buồn…rất Nguyễn Khuyến, rất Việt Nam. Đến hai câu kết.
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.
Ý thu hướng về cuộc sống ẩn dật đồng thời bày tỏ quan niệm cảm thu. Cảnh thu đẹp, tình thu sâu lắng là điểm hẹn của thi hứng đồng thời là nơi chủ thể trữ tình nửa mơ, nửa tỉnh, sự chập chờn giữa lý trí và cảm xúc xuất hiện “ Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào” nhà thơ lấy tấm gương soi của ông Đào Tiềm để thấy trách nhiệm mình chưa làm được cho quê hương, đất nước.
Câu thơ chùng xuống với nỗi niềm sâu thẳm của Nguyễn Khuyến.
Bài thơ ra đời cách đây đã mấy mươi năm nhưng sức chứa, sức sống tiềm tang của nó phải khiến cho mọi người kinh ngạc. Trong khu vườn thu tình Thu vịnh là bông hoa rất bình dị, mộc mạc nhưng tỏa hương thơm ngát. Trên thi đàn văn học Việt Nam, bài thơ lung linh tỏa sáng, cái ánh sáng bình dị của mùa thu, cái sắc màu tươi sáng của cảnh thu thôn quê Việt Nam. Và cao hơn, sáng hơn trong hồn thơ dân tộc là một tâm hồn yêu cảnh, yêu quê, yêu mùa thu, yêu đất nước đậm đà, sâu lắng của người thơ Yên Đổ.
Nguồn: Linh Phương (Trường Quốc học - Huế)*
Nguyễn Khuyến, nhà thơ trào phúng, nhà thơ hiện thực, nhà thơ yêu nước, nhà thơ của dân tình làng cảnh Việt Nam…Và đồng thời, tâm hồn ông cũng là hồn cúc giữa vườn thu. Yêu người bạn thiên nhiên – mùa thu, ông đã vịnh nên bài thơ Thu vịnh.
Thu vịnh – bài thơ đẹp như một bức tranh thủy mặc có gam màu rất trong, rất gần gũi và ở đó phảng phất tình thu. Một tình thu buồn, buồn thanh cao man mác.
Hai câu đề:
Trời thu xanh ngắt mấy từng cao.
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Mùa thu với bầu trời xanh ngắt. Một màu xanh mênh mông, vô tận, và sâu thăm thẳm: “ mấy từng cao”. Ở hai câu này, ta bắt gặp hình ảnh quen thuộc trong thơ thu Nguyễn Khuyến” trời thu xanh ngắt”. Màu xanh của trời liền với màu mây, mở ra đến vô cùng. Ở đó vừa có chiều sâu của thời gian, vừa có chiều rộng của không gian. Và giữa màu xanh mênh mông, bất tận ấy nổi bật nên hình ảnh “ cần trúc”. Dường như giữa cái vô tận, sâu thẳm của màu xanh ấy: “ cần trúc” hiện lên điểm vào màu xanh ấy một chấm rất nhỏ nhưng lại rất nổi. Ở đây, tác giả sự dụng biện pháp đối lập một cách tài tình: đối lập giữa cái lớn lao, cao rộng với cái nhỏ bé gần gũi, giữa cái tĩnh ( trời cao) với cái động ( cần trúc). Cả cái vô hạn ( trời cao) với cái hữu hạn ( cần trúc) tồn tại song song bên nhau không phải lấn át nhau mà nhường nhau, dựa vào nhau để tôn nhau lên, khắc họa nhau. Với cảm giác rất thật, rất sâu lắng, nhà thơ đã dần đi từ chiều sâu của thời gian, của vũ trụ xanh bao la đến chiều sâu của tâm trạng. Cũng như cái không gian sâu thăm thẳm của trời dần hạ xuống, gần với đất, với nước với con người.
Nước biếc trông như từng khói phủ
Song thưa để mặc bong trăng vào.
Thời gian của hoàng hôn mùa thu đã dần đi vào đêm.Vẫn cái tiết trời mùa thu se lạnh, vẫn cái lạnh không khí của mùa thu nhưng gần gũi hơn, ấm áp hơn và hư ảo hơn: “ Nước biếc trông như từng khói phủ”. Có phải là khói song? Có phải là sương thu? Có phải là hơi nước? Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ làm cho người ta liên tưởng đến cái hư ảo của đêm thu. Ánh trăng tràn đầy trên các lối đi. Cái thần của bài Thu vịnh toát ra từ câu “ Song thưa để mặc bong trăng vào” và nhãn tự là “ để mặc”. “ Để mặc” rất tự nhiên, rất gần gũi. Hết sức tình cảm nhà thơ mở tung cánh cửa đón bạn trăng vào trong căn nhà. Sự vượt rào của tâm hồn qua thể thơ trang nghiêm của Đường thi đã gợi lên sự gần gũi, thân thiết giữa con người với thiên nhiên, đồng thời bộc lộ chủ thể trữ tình mang tính cách phóng khoáng, tâm hồn rộng mở. Thi nhân đang trầm ngâm trước hiện tại chợt quay mình suy tư về quá khứ.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái.
Một tiếng trên không ngỗng nước nào.
Nghệ thuật đảo ngữ được vận dụng khéo léo. Thời gian, địa điểm lùi xa. “ Hoa năm ngoái” phải chăng tác giả nuối tiếc về một quá khứ xa xôi? Có thể. Ngẫm “ Hoa năm ngoái” của Nguyễn Khuyến ta thấy thoáng hiện “ hoa đào năm ngoái” của Nguyễn Du, “ hoa y cựa” của Thôi Hộ đời Đường hay “ cựa thời hoa “ của Sầm Tham. Tất cả đều nói lên sự nuối tiếc, buồn rầu trước những gì đang còn và những gì đã mất. Đọc qua ta cứ ngỡ là câu thơ tả thực, nhưng không. Đó là câu thơ của tâm tưởng và tứ thơ cũng đã đi vào tiềm thức. Không gian đêm thu rất thật dần dần chuyển hóa thành không gian rất ảo – không gian tâm linh. Tâm hồn nhà thơ lắng xuống, chìm trong cái im ắng của đêm thu. Tưởng như thời gian ngưng đọng lại. Nhưng không, trên kia, lưng chừng trời, một tiếng ngỗng rất dân dã, rất quen thuộc nhưng đủ sức kéo thời gian, không gian tâm linh về thực tại, rất quen thuộc đủ sức kéo thời gian, không gian tâm linh về thực tại, đẩy thời gian về ký ức gợi lên một không gian thăm thẳm đầy nỗi niềm, một không gian xa vắng của tâm hồn. Tất cả đều xa vắng, trầm buồn…rất Nguyễn Khuyến, rất Việt Nam. Đến hai câu kết.
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.
Ý thu hướng về cuộc sống ẩn dật đồng thời bày tỏ quan niệm cảm thu. Cảnh thu đẹp, tình thu sâu lắng là điểm hẹn của thi hứng đồng thời là nơi chủ thể trữ tình nửa mơ, nửa tỉnh, sự chập chờn giữa lý trí và cảm xúc xuất hiện “ Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào” nhà thơ lấy tấm gương soi của ông Đào Tiềm để thấy trách nhiệm mình chưa làm được cho quê hương, đất nước.
Câu thơ chùng xuống với nỗi niềm sâu thẳm của Nguyễn Khuyến.
Bài thơ ra đời cách đây đã mấy mươi năm nhưng sức chứa, sức sống tiềm tang của nó phải khiến cho mọi người kinh ngạc. Trong khu vườn thu tình Thu vịnh là bông hoa rất bình dị, mộc mạc nhưng tỏa hương thơm ngát. Trên thi đàn văn học Việt Nam, bài thơ lung linh tỏa sáng, cái ánh sáng bình dị của mùa thu, cái sắc màu tươi sáng của cảnh thu thôn quê Việt Nam. Và cao hơn, sáng hơn trong hồn thơ dân tộc là một tâm hồn yêu cảnh, yêu quê, yêu mùa thu, yêu đất nước đậm đà, sâu lắng của người thơ Yên Đổ.
Nguồn: Linh Phương (Trường Quốc học - Huế)*
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: