Phân tích bài thơ " Bếp lửa" của Bằng Việt - Phân tích tác phẩm Bếp Lửa
a. Mở bài
- Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Ông viết bài thơ Bếp lửa vào tuổi 19, đó là năm 1963 khi còn là sinh viên đang học đại học tại nước Nga.
- Bài thơ gợi lại kí ức tuổi thơ và kỉ niệm đẹp về bà qua hình tượng bếp lửa, ngọn lửa. Qua đó đứa cháu ca ngợi đức hi sinh, sự tần tảo và tình thương bao la của bà, đồng thời nói lên lòng biết ơn, nỗi thương nhớ bà khôn nguôi.
b. Thân bài
Bếp lửa gợi nhớ về bà
- Bếp lửa được nhóm lên trong sương sớm, ngọn lửa chờn vờn, rung rinh.
- Bếp lửa của bà, bếp lửa của một cuộc đời đã trải qua nắng mưa, nghèo khổ vất vả.
- Bếp lửa ấm áp nồng đượm ấy còn mang tình thương che chở, ôm ấp của lòng bà.
Kỉ niệm những ngày gian khó.
- Kỷ niệm một thời đen tối ,đói khổ.
- Quá khứ và hiện tại đồng hiện. Tiếng chim tu hú trở thành một mảnh tâm hồn tuổi thơ.
- Các từ ngữ: bà bảo, bà dạy, bà chăm… đã diến tả một cách sâu sắc tấm lòng đôn hậu, tình thương bao la, sự chăm chút của bà đối với cháu nhỏ. Chữ bà và chữ cháu được hiện lại bốn lần gợi tả tình cảm quấn quýt yêu thương.
Người bà kính yêu, chỗ dựa tinh thần vững chắc.
- Sống trong những năm dài chiến tranh, khi giặc đốt nhà cháy tàn cháy rụi, được sự đỡ đàn của bà con làng xóm… bà vẫn vững lòng trước mọi khó khăn thử thách: “Vẫn vững lòng… bình yên”.
- Từ bếp lửa đứa cháu nghĩ về ngọn lửa. Bếp lửa bà nhen sớm sớm chiều chiều đã bừng sáng lên thành ngọn lửa bất diệt, ngọn lửa của tình thương luôn ủ sẵn, ngọn lửa của niềm tin vô cùng dai dẳng, bền bỉ và bất diệt.
Những suy ngẫm sâu sắc của nhà thơ, của đứa cháu về người bà kính yêu, về bếp lủa trong mỗi gia đình Việt Nam.
- Cuộc đời của bà nhiều lận đận, trải qua nhiều nắng mưa vất vả: “Lận đận… dậy sớm”.
- Bà đã nhóm bếp lửa trong suốt cuộc đời bà, đã trải qua nắng mưa “mấy chục năm rồi”. Bà không chỉ nhóm bếp lửa bằng đôi bàn tay gài nua gầy guộc, mà là bằng tất cả tấm lòng đôn hậu cảu bà đối với cháu.
- Bà đã nhen nhóm,nuôi dưỡng trong lòng con cháu bao niềm yêu thương, bao ước mơ hoài bão. Tâm hồn và khát vọng tuổi thơ đang bùng lên từ ngọn lửa do bà nhóm mấy chục năm trời: “Nhóm bếp lửa… tuổi nhỏ”.
- Cảm xúc thơ, chất trí tuej của nhà thơ qua câu cảm than đem đến cho ta bao lien tưởng về bà, về mẹ, về mái ấm tình thương, về bếp lửa gia đình: ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa.
Bốn câu thơ kết. : thể hiện một cách đằm thắm lòng thương nhớ, lòng kính yêu và biết ơn của đứa cháu bé bỏng nay đã đi xa.
c. Kết bài
- Không gian, thời gian và cuộc đời có nhiều đổi thay nhưng tình thương nhớ bà vẫn thiết tha mãnh liệt. Đó là dư ba và âm vang của tình bà cháu.
- Đó là sức mạnh và sự nâng đỡ của những kỉ niệm tuổi thơ trong cuộc đời mỗi con người.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: