“Việt Bắc” trước hết là một bài thơ trữ tình chính trị. Nó được viết ra vào tháng 10 năm 1954, khi các cơ quan trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Nó ôn lại 15 năm ở chiến khu Việt bắc và chuẩn bị tư tưởng, tình cảm cho cán bộ và nhân dân bước vào giai đoạn cách mạng mới. Như mọi bài thơ trữ tình chính trị sâu sắc xưa nay, bài thơ không chỉ có chính trị, cùng với nội dung yêu nước, tự hào dân tộc, bài thơ còn chan chứa tình người. Tố Hữu đã tạo ra một cuộc chia tay tưởng tượng giữa người cán bộ kháng chiến về xuôi và đồng bào Việt Bắc sau 15 năm gắn bó sâu nặng, chia ngọt sẻ bùi. Như vậy sự kiện chính trị ảnh hưởng tới vận mệnh dân tộc đã được tái hiện dưới hình thức đối đáp của ca dao trữ tình. Nhà thơ đã riêng tư hóa những vấn đề chung khiến màu sắc chính trị mờ đi nhường chỗ cho cảm xúc con người. Đó là nét nổi bật, cũng là sức hấp dẫn riêng của thơ Tố Hữu.
Bài thơ có kết cấu đối đáp của ca dao giao duyên giữa mình với ta, người đi với kẻ ở. Chính kết cấu mang đậm phong vị ca dao này đã đem đến cho bài thơ sự linh hoạt uyển chuyển mà nếu không có nó số lượng hơn 90 câu thơ lục bát khó tránh khỏi sự đơn điệu, nhàm chán. Nhưng nếu ca dao chỉ có đối đáp giữa mình – ta, người đi – kẻ ở thì “Việt Bắc” không chỉ đối đáp mà còn có sự hô ứng, đồng vọng. Hai đại từ xưng hô của ca dao giao duyên mình – tacũng không ấn định mà luân phiên chuyển đổi cho nhau: có lúc mình là người cán bộ kháng chiến về xuôi, ta là người dân Việt Bắc; có lúc có lúc ta là người cán bộ kháng chiến về xuôi,mình là người dân Việt Bắc; có lúc mình và ta hòa chung làm một.
Phân tích 20 câu đầu bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
Bốn câu đầu là lời Việt Bắc tỏ bày với người cán bộ chiến sĩ khi chia tay:
“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng …”
Điệp từ “nhớ” luyến láy trong cấu trúc câu hỏi tu từ đồng dạng, tràn đầy thương nhớ. Cách xưng hô “mình - ta” tác giả đã sử dụng từ ngữ diễn tả trong tình yêu lứa đôi… mộc mạc, thân gần,… “Mười lăm năm” “thiết tha mặn nồng” được Tố Hữu thể hiện bằng một thể thơ giàu tính dân tộc. Thể lục bát, cách kết cấu đối đáp, sử dụng đại từ nhân xưng “Mình”, “Ta” quen thuộc trong thơ ca dân gian, có khả năng “biểu hiện một cách thuận tiện, phù hợp với điệu hồn chung của cộng đồng người Việt”. Tất cả những yếu tố đó đã diễn tả thật xúc động tình cảm quyến luyến thiết tha trong một cuộc chia tay đặc biệt: chưa xa đã nhớ. Âm điệu ngọt ngào, giọng thơ nồng ấm, tình cảm do vậy dạt dào thiết tha. Việt Bắc hỏi về:
“Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”
Câu hỏi chất chứa tình cảm lưu luyến, bao hàm lời dặn dò kín đáo: đừng quên cội nguồn Việt Bắc - cội nguồn của cách mạng. Và cũng chứng tỏ rằng người Việt Bắc sống gần gũi với thiên nhiên, với những gì rất cụ thể.
Bốn câu tiếp theo là nỗi lòng của người về:
“Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
“Bâng khuâng, bồn chồn” là hai từ láy gợi cảm, diễn tả trạng thái tâm lí tình cảm buồn vui, luyến tiếc, nhớ thương, chờ mong… lẫn lộn cùng một lúc. Mười lăm năm Việt Bắc cưu mang người cán bộ chiến sĩ, mười lăm năm gian khổ có nhau, mười lăm năm đầy những kỉ niệm chiến đấu, giờ phải chia tay rời xa để làm nhiệm vụ mới về tiếp quản tại thủ đô Hà, biết mang theo điều gì, biết lưu lại hình ảnh nào, tâm trạng của người về do vậy không tránh khỏi là nỗi niềm bâng khuâng khó tả.
“Áo chàm đưa buổi phân li” là một ẩn dụ, màu áo chàm, màu áo xanh đen đặc trưng của người miền núi Việt Bắc - tác giả hướng nỗi nhớ Việt Bắc qua hình ảnh cụ thể “áo chàm”, chiếc áo, màu áo bình dị, đơn sơ, mộc mạc của vùng quê nghèo thượng du đồi núi nhưng sâu nặng nghĩa tình, đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp kháng chiến cứu nước.
Câu thơ “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…” đầy tính chất biểu cảm - biết nói gì không phải không có điều để giải bày mà chính vì có quá nhiều điều muốn nói không biết phải nói điều gì. Ba dấu chấm lửng đặt cuối câu là một dấu lặng trên khuôn nhạc để tình cảm ngân dài, sâu lắng…
Mười hai câu lục bát còn lại là lời của người ở, cấu tạo bằng sáu câu hỏi như khơi sâu vào kỷ niệm. Mỗi câu hỏi đều gợi lại những gì tiêu biểu nhất của Việt Bắc qua những hình ảnh chọn lọc gợi cảm: Mưa nguồn, suối lũ, mây mù, Những hình ảnh chọn lọc vừa chân thực vừa thơ mộng: “Mình đi, có nhớ những ngày …. Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa” Điệp từ “nhớ” lập đi lập lại nhiều sắc thái ý nghĩa: nhớ là nỗi nhớ, ghi nhớ, nhắc nhở. Hàng loạt những câu hỏi tu từ bày tỏ tình cảm tha thiết đậm đà của Việt Bắc.
Tình cảm lưu luyến của người đưa tiễn, gửi đi nỗi nhớ mong, gài lại niềm thương nhớ theo cách “Thuyền về có nhớ bến chăng- Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền” Việt Bắc nhắc người cán bộ chiến sĩ đừng quên những năm tháng gian lao vất vả, hoạt động chiến đấu trong điều kiện trang bị tiếp tế còn thô sơ, thiếu thốn.
“Mình về có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?”
“Miếng cơm chấm muối” là chi tiết thực, phản ánh cuộc sống kháng chiến gian khổ. Và cách nói “mối thù nặng vai” nhằm cụ thể hóa nhiệm vụ chống thực dân cướp nước, đè nặng vai dân tộc ta. Cảm xúc thương nhớ xa vắng thả vào không gian rừng núi, gợi nỗi niềm dào dạt:
“Mình v ề, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già”
Tình cảm của ngời ở đối với ngời đi xem ra được thể hiện sâu kín hơn cả trong câu thơ này, chỉ 14 chữ mà chứa đựng biết bao quyến luyến nhớ thương: Người đi rồi cả một miền rừng trở nên hoang vắng, trám không người nhặt, măng không ai hái, cả núi rừng cũng mong nhớ đến thẫn thờ. Nỗi bùi ngùi nhớ bức bối như thúc vào lòng kẻ ở lại.
Tiễn người về sau chiến thắng và chính trên cái nền của sự chiến thắng đó, đã làm cho nỗi buồn nhớ trở nên trong sáng.
Việt Bắc vẫn “một dạ khăng khăng đợi thuyền”, đồng thời nhắc nhở khéo léo tấm “lòng son” của người cán bộ chiến sĩ. Xin đừng quên thời kỳ “kháng Nhật thuở còn Việt Minh”, đừng quên cội nguồn cách mạng, đừng quên để chăm lo giữ gìn sự nghiệp cách mạng.
“Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa”
Bài thơ có kết cấu đối đáp của ca dao giao duyên giữa mình với ta, người đi với kẻ ở. Chính kết cấu mang đậm phong vị ca dao này đã đem đến cho bài thơ sự linh hoạt uyển chuyển mà nếu không có nó số lượng hơn 90 câu thơ lục bát khó tránh khỏi sự đơn điệu, nhàm chán. Nhưng nếu ca dao chỉ có đối đáp giữa mình – ta, người đi – kẻ ở thì “Việt Bắc” không chỉ đối đáp mà còn có sự hô ứng, đồng vọng. Hai đại từ xưng hô của ca dao giao duyên mình – tacũng không ấn định mà luân phiên chuyển đổi cho nhau: có lúc mình là người cán bộ kháng chiến về xuôi, ta là người dân Việt Bắc; có lúc có lúc ta là người cán bộ kháng chiến về xuôi,mình là người dân Việt Bắc; có lúc mình và ta hòa chung làm một.
Phân tích 20 câu đầu bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
Bốn câu đầu là lời Việt Bắc tỏ bày với người cán bộ chiến sĩ khi chia tay:
“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng …”
Điệp từ “nhớ” luyến láy trong cấu trúc câu hỏi tu từ đồng dạng, tràn đầy thương nhớ. Cách xưng hô “mình - ta” tác giả đã sử dụng từ ngữ diễn tả trong tình yêu lứa đôi… mộc mạc, thân gần,… “Mười lăm năm” “thiết tha mặn nồng” được Tố Hữu thể hiện bằng một thể thơ giàu tính dân tộc. Thể lục bát, cách kết cấu đối đáp, sử dụng đại từ nhân xưng “Mình”, “Ta” quen thuộc trong thơ ca dân gian, có khả năng “biểu hiện một cách thuận tiện, phù hợp với điệu hồn chung của cộng đồng người Việt”. Tất cả những yếu tố đó đã diễn tả thật xúc động tình cảm quyến luyến thiết tha trong một cuộc chia tay đặc biệt: chưa xa đã nhớ. Âm điệu ngọt ngào, giọng thơ nồng ấm, tình cảm do vậy dạt dào thiết tha. Việt Bắc hỏi về:
“Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”
Câu hỏi chất chứa tình cảm lưu luyến, bao hàm lời dặn dò kín đáo: đừng quên cội nguồn Việt Bắc - cội nguồn của cách mạng. Và cũng chứng tỏ rằng người Việt Bắc sống gần gũi với thiên nhiên, với những gì rất cụ thể.
Bốn câu tiếp theo là nỗi lòng của người về:
“Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
“Bâng khuâng, bồn chồn” là hai từ láy gợi cảm, diễn tả trạng thái tâm lí tình cảm buồn vui, luyến tiếc, nhớ thương, chờ mong… lẫn lộn cùng một lúc. Mười lăm năm Việt Bắc cưu mang người cán bộ chiến sĩ, mười lăm năm gian khổ có nhau, mười lăm năm đầy những kỉ niệm chiến đấu, giờ phải chia tay rời xa để làm nhiệm vụ mới về tiếp quản tại thủ đô Hà, biết mang theo điều gì, biết lưu lại hình ảnh nào, tâm trạng của người về do vậy không tránh khỏi là nỗi niềm bâng khuâng khó tả.
“Áo chàm đưa buổi phân li” là một ẩn dụ, màu áo chàm, màu áo xanh đen đặc trưng của người miền núi Việt Bắc - tác giả hướng nỗi nhớ Việt Bắc qua hình ảnh cụ thể “áo chàm”, chiếc áo, màu áo bình dị, đơn sơ, mộc mạc của vùng quê nghèo thượng du đồi núi nhưng sâu nặng nghĩa tình, đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp kháng chiến cứu nước.
Câu thơ “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…” đầy tính chất biểu cảm - biết nói gì không phải không có điều để giải bày mà chính vì có quá nhiều điều muốn nói không biết phải nói điều gì. Ba dấu chấm lửng đặt cuối câu là một dấu lặng trên khuôn nhạc để tình cảm ngân dài, sâu lắng…
Mười hai câu lục bát còn lại là lời của người ở, cấu tạo bằng sáu câu hỏi như khơi sâu vào kỷ niệm. Mỗi câu hỏi đều gợi lại những gì tiêu biểu nhất của Việt Bắc qua những hình ảnh chọn lọc gợi cảm: Mưa nguồn, suối lũ, mây mù, Những hình ảnh chọn lọc vừa chân thực vừa thơ mộng: “Mình đi, có nhớ những ngày …. Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa” Điệp từ “nhớ” lập đi lập lại nhiều sắc thái ý nghĩa: nhớ là nỗi nhớ, ghi nhớ, nhắc nhở. Hàng loạt những câu hỏi tu từ bày tỏ tình cảm tha thiết đậm đà của Việt Bắc.
Tình cảm lưu luyến của người đưa tiễn, gửi đi nỗi nhớ mong, gài lại niềm thương nhớ theo cách “Thuyền về có nhớ bến chăng- Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền” Việt Bắc nhắc người cán bộ chiến sĩ đừng quên những năm tháng gian lao vất vả, hoạt động chiến đấu trong điều kiện trang bị tiếp tế còn thô sơ, thiếu thốn.
“Mình về có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?”
“Miếng cơm chấm muối” là chi tiết thực, phản ánh cuộc sống kháng chiến gian khổ. Và cách nói “mối thù nặng vai” nhằm cụ thể hóa nhiệm vụ chống thực dân cướp nước, đè nặng vai dân tộc ta. Cảm xúc thương nhớ xa vắng thả vào không gian rừng núi, gợi nỗi niềm dào dạt:
“Mình v ề, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già”
Tình cảm của ngời ở đối với ngời đi xem ra được thể hiện sâu kín hơn cả trong câu thơ này, chỉ 14 chữ mà chứa đựng biết bao quyến luyến nhớ thương: Người đi rồi cả một miền rừng trở nên hoang vắng, trám không người nhặt, măng không ai hái, cả núi rừng cũng mong nhớ đến thẫn thờ. Nỗi bùi ngùi nhớ bức bối như thúc vào lòng kẻ ở lại.
Tiễn người về sau chiến thắng và chính trên cái nền của sự chiến thắng đó, đã làm cho nỗi buồn nhớ trở nên trong sáng.
Việt Bắc vẫn “một dạ khăng khăng đợi thuyền”, đồng thời nhắc nhở khéo léo tấm “lòng son” của người cán bộ chiến sĩ. Xin đừng quên thời kỳ “kháng Nhật thuở còn Việt Minh”, đừng quên cội nguồn cách mạng, đừng quên để chăm lo giữ gìn sự nghiệp cách mạng.
“Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa”
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: