Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KIẾN THỨC PHỔ THÔNG
Trung Học Phổ Thông
Ngữ văn THPT
Văn 11
Câu cá mùa thu và Tiến sỹ giấy - Nguyễn Khuyến
Phân tích 2 câu thơ cuối bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Hai Trieu Kr" data-source="post: 196444" data-attributes="member: 317869"><p>Câu cá mùa thu gợi lên sự gắn bó, tình yêu của nhà thơ Nguyễn Khuyến với đồng bằng Bắc Bộ. Bài thơ nói về cảnh thu đẹp đẽ, huyền ảo và tuyệt diệu. Câu cá mùa thu thuộc chương trình văn 11. Dưới đây là một bài phân tích 2 câu thơ cuối của bài Câu cá mùa thu.</p><p></p><p style="text-align: center">[ATTACH=full]8497[/ATTACH]</p> <p style="text-align: center"><em>(Nguồn ảnh: Internet)</em></p><p></p><p><strong>DÀN Ý PHÂN TÍCH 2 CÂU THƠ CUỐI</strong></p><p></p><p>1. Mở bài</p><p></p><p>Giới thiệu về bài thơ Câu cá mùa thu và hai câu thơ cuối của bài</p><p></p><p>2. Thân bài</p><p></p><p>- Khái quát chung nội dung 2 câu thơ cuối của bài: Mở ra bức tranh tâm trạng và những suy tư sâu lắng của nhà thơ.</p><p></p><p>- Cảm nhận chi tiết:</p><p>+ "Tựa gối ôm cần" tư thế ngồi câu cá đầy trầm mặc, suy tư của con người.</p><p>+ Nhà thơ ngồi câu cá nhưng dường như không chuyên tâm đến công việc mình đang làm mà đang thả mình theo dòng suy nghĩ nào đó.</p><p>+ Câu hỏi "cá đâu" vừa gợi ra sự bất ngờ của tình huống vừa gợi ra sự ngỡ ngàng, mơ hồ của lòng người.</p><p>→ Dù đắm chìm trong dòng suy tư nhưng nhà thơ vẫn rất tinh tế, nhạy cảm khi phát hiện âm thanh cá đớp mồi.</p><p>+ Nghệ thuật lấy động tả tĩnh: tiếng "cá đớp động" càng làm nổi bật lên vẻ yên tĩnh, vắng lặng của khung cảnh.</p><p>+ Nhà thơ đi câu cá như một cái cớ để giúp cho tâm hồn được thư thái.</p><p>=> Cảnh thu đẹp nhưng buồn, lòng người tĩnh lặng nhưng lại chất chứa những suy tư, những nỗi niềm về thời thế, cuộc đời.</p><p></p><p>3. Kết bài</p><p></p><p>Cảm nhận chung</p><p></p><p><strong>BÀI VĂN MẪU</strong></p><p></p><p>Trong thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật, tác giả muốn gửi gắm tâm sự của mình chủ yếu là nằm trong hai câu kết.</p><p></p><p> Trong Đường thi yêu cầu: "Mạch kị lộ, ý kị nông; Thi tại ngôn ngoại" là thước đo giá trị của thi phẩm và tài năng của thi sĩ. Với chùm ba bài thơ về mùa thu của Nguyễn Khuyến, có lẽ hai câu kết trong bài: “Thu điếu”, tâm sự của cụ được diễn tả một cách kín đáo và hay hơn cả:</p><p></p><p>Tựa gối ôm cần lâu chẳng được</p><p></p><p>Cá đâu đớp động dưới chân bèo.</p><p></p><p> Trong cách hiểu xưa nay của nhiều người, có nhiều bài viết, nhiều giáo viên giảng dạy bài thơ này, khi phân tích 2 câu kết đều chỉ nói qua, hoặc lí giải chưa thấu đáo, chưa có sức thuyết phục.</p><p></p><p> Trong bài viết này tôi thử mạnh dạn đưa ra một cách lý giải mới, giải mã ý nghĩa hai câu kết nêu trên qua việc so sánh với một câu ca dao cổ, với cuộc đời và với phong cách của cụ Tam nguyên. Trong ca dao cổ của nước ta có câu:</p><p></p><p>Nước trong cá chẳng ăn mồi</p><p></p><p>Anh đừng câu mà nhọc, bạn đừng ngồi mà khuya.</p><p></p><p> Câu ca dao này tôi không phân tích ở góc độ tình yêu trai gái mà chỉ thuần tuý nói về việc đi câu. Một kinh nghiệm khi đi câu cá là: Nước trong (thì) cá chẳng ăn mồi, nên anh đi câu chỉ là một việc vô ích, không có kết quả.</p><p></p><p> Trong câu ca dao này, cũng như câu: Tựa gối ôm cần lâu chẳng được của bài Thu điếu đều có ý khuyên người đi câu nên ra về. Ngược lại trong câu: Cá đâu đớp động dưới chân bèo ta thấy âm thanh của tiếng cá đớp mồi là âm thanh báo hiệu cho người đi câu là có cá, cá đang đớp mồi, tức là cá đang đói, chủ ý muốn khuyên người đi câu nên ở lại.</p><p></p><p> Trong cuộc đời mình, cụ Tam nguyên đã từng diễn ra vài ba lần chuyện ra rồi về, về rồi ra. Cụ đã từng mười năm: “Tựa gối ôm cần”, cụ ra giúp đời như thế cũng có thể gọi là: “lâu” (Từ 1871 đến 1884, trong đó có ba năm về chịu tang) nhưng kết quả: “Chẳng được” bao nhiêu. Cụ đành bất lực trước cuộc đời. Năm 1884, Nguyễn Khuyến sau: “Mười năm gió bụi trở về nhà” (Hoàn gia tác) cụ trở về vườn Bùi ẩn dật mấy năm. Sau đó, vạn bất đắc dĩ cụ lại ra làm gia sư cho gia đình Hoàng Cao Khải. Cuối cùng, cụ lại trở về quê cũ nương thân, rồi trút hơi thở cuối cùng ở đó.</p><p>Ta thật sự cảm thông và chia sẻ về cái tâm sự giằng xé, nỗi trở trăn nên về hay nên ở của một kẻ sĩ sinh bất phùng thời như cụ. Trong thơ của mình, Nguyễn Khuyến vẫn thường mượn tiếng loài vật để gửi gắm tâm sự sâu kín. Đó là tiếng ngỗng trời:</p><p></p><p>Mấy chùm trước dậu hoa năm ngoái</p><p></p><p>Một tiếng trên không, ngỗng nước nào.</p><p></p><p>(Thu vịnh)</p><p></p><p> Sự thúc giục của tiếng con chim chích choè đã làm xao động tâm hồn Nguyễn Khuyến, như thúc giục nhà thơ nên ra về hay nên ở lại:</p><p></p><p>Văng vẳng tai nghe tiếng chích choè</p><p></p><p>Lặng đi kẻo động khách làng quê.(…)</p><p></p><p>Lại còn giục giã về hay ở</p><p></p><p>Đôi gót phong trần vẫn khoẻ khoe.</p><p></p><p>(Về hay ở)</p><p></p><p> Đó là tiếng khắc khoải: “Tiếc xuân… nhớ nước” của chim cuốc:</p><p></p><p>Năm canh máu chảy đêm hè vắng</p><p></p><p>Sáu khắc hồn tan, bóng nguyệt mờ</p><p></p><p>Có phải tiếc xuân mà đứng gọi</p><p></p><p>Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ.</p><p></p><p>(Cuốc kêu cảm hứng)</p><p></p><p>Rõ ràng qua các âm thanh của loài vật kể trên, ta dễ nhận ra tâm sự của nhà thơ hơn là tiếng cá đớp động dưới chân bèo trong bài thơ Thu điếu. Tiếng cá đớp mồi ở đây không chỉ là một tiếng thu dân giã, thân quen của làng quê, gợi cho ta một hoài niệm đẹp về đất nước, quê hương mà đằng sau âm thanh đó là cả một nỗi niềm sâu kín, khó tả của nhà thơ. Âm thanh này ít có giá trị miêu tả, mà chủ yếu là sự giãi bày kín đáo tâm sự sâu lắng của nhà thơ, đó là: Yêu nước, thương nhà nhưng bất lực trước thời cuộc. Tiếng cá đớp mồi phải chăng là tiếng gọi của cuộc đời thúc giục cụ Tam nguyên Yên Đổ ra giúp dân, giúp nước.</p><p></p><p> Hai câu kết của bài thơ Thu điếu, qua hình ảnh người câu cá, qua âm thanh của tiếng cá đớp mồi, ta thấy được tâm sự sâu kín của nhà thơ Nguyễn Khuyến; thấy được sự bất lực của một vị quan triều Nguyễn trước cuộc đời ngang trái; thấy được tấm lòng yêu nước thương dân, cũng như nỗi niềm day dứt, giằng xé trước cái đạo xuất thời - xử thế của một kẻ sĩ.</p><p></p><p>Sưu tầm</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Hai Trieu Kr, post: 196444, member: 317869"] Câu cá mùa thu gợi lên sự gắn bó, tình yêu của nhà thơ Nguyễn Khuyến với đồng bằng Bắc Bộ. Bài thơ nói về cảnh thu đẹp đẽ, huyền ảo và tuyệt diệu. Câu cá mùa thu thuộc chương trình văn 11. Dưới đây là một bài phân tích 2 câu thơ cuối của bài Câu cá mùa thu. [CENTER][ATTACH type="full"]8497[/ATTACH] [I](Nguồn ảnh: Internet)[/I][/CENTER] [B]DÀN Ý PHÂN TÍCH 2 CÂU THƠ CUỐI[/B] 1. Mở bài Giới thiệu về bài thơ Câu cá mùa thu và hai câu thơ cuối của bài 2. Thân bài - Khái quát chung nội dung 2 câu thơ cuối của bài: Mở ra bức tranh tâm trạng và những suy tư sâu lắng của nhà thơ. - Cảm nhận chi tiết: + "Tựa gối ôm cần" tư thế ngồi câu cá đầy trầm mặc, suy tư của con người. + Nhà thơ ngồi câu cá nhưng dường như không chuyên tâm đến công việc mình đang làm mà đang thả mình theo dòng suy nghĩ nào đó. + Câu hỏi "cá đâu" vừa gợi ra sự bất ngờ của tình huống vừa gợi ra sự ngỡ ngàng, mơ hồ của lòng người. → Dù đắm chìm trong dòng suy tư nhưng nhà thơ vẫn rất tinh tế, nhạy cảm khi phát hiện âm thanh cá đớp mồi. + Nghệ thuật lấy động tả tĩnh: tiếng "cá đớp động" càng làm nổi bật lên vẻ yên tĩnh, vắng lặng của khung cảnh. + Nhà thơ đi câu cá như một cái cớ để giúp cho tâm hồn được thư thái. => Cảnh thu đẹp nhưng buồn, lòng người tĩnh lặng nhưng lại chất chứa những suy tư, những nỗi niềm về thời thế, cuộc đời. 3. Kết bài Cảm nhận chung [B]BÀI VĂN MẪU[/B] Trong thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật, tác giả muốn gửi gắm tâm sự của mình chủ yếu là nằm trong hai câu kết. Trong Đường thi yêu cầu: "Mạch kị lộ, ý kị nông; Thi tại ngôn ngoại" là thước đo giá trị của thi phẩm và tài năng của thi sĩ. Với chùm ba bài thơ về mùa thu của Nguyễn Khuyến, có lẽ hai câu kết trong bài: “Thu điếu”, tâm sự của cụ được diễn tả một cách kín đáo và hay hơn cả: Tựa gối ôm cần lâu chẳng được Cá đâu đớp động dưới chân bèo. Trong cách hiểu xưa nay của nhiều người, có nhiều bài viết, nhiều giáo viên giảng dạy bài thơ này, khi phân tích 2 câu kết đều chỉ nói qua, hoặc lí giải chưa thấu đáo, chưa có sức thuyết phục. Trong bài viết này tôi thử mạnh dạn đưa ra một cách lý giải mới, giải mã ý nghĩa hai câu kết nêu trên qua việc so sánh với một câu ca dao cổ, với cuộc đời và với phong cách của cụ Tam nguyên. Trong ca dao cổ của nước ta có câu: Nước trong cá chẳng ăn mồi Anh đừng câu mà nhọc, bạn đừng ngồi mà khuya. Câu ca dao này tôi không phân tích ở góc độ tình yêu trai gái mà chỉ thuần tuý nói về việc đi câu. Một kinh nghiệm khi đi câu cá là: Nước trong (thì) cá chẳng ăn mồi, nên anh đi câu chỉ là một việc vô ích, không có kết quả. Trong câu ca dao này, cũng như câu: Tựa gối ôm cần lâu chẳng được của bài Thu điếu đều có ý khuyên người đi câu nên ra về. Ngược lại trong câu: Cá đâu đớp động dưới chân bèo ta thấy âm thanh của tiếng cá đớp mồi là âm thanh báo hiệu cho người đi câu là có cá, cá đang đớp mồi, tức là cá đang đói, chủ ý muốn khuyên người đi câu nên ở lại. Trong cuộc đời mình, cụ Tam nguyên đã từng diễn ra vài ba lần chuyện ra rồi về, về rồi ra. Cụ đã từng mười năm: “Tựa gối ôm cần”, cụ ra giúp đời như thế cũng có thể gọi là: “lâu” (Từ 1871 đến 1884, trong đó có ba năm về chịu tang) nhưng kết quả: “Chẳng được” bao nhiêu. Cụ đành bất lực trước cuộc đời. Năm 1884, Nguyễn Khuyến sau: “Mười năm gió bụi trở về nhà” (Hoàn gia tác) cụ trở về vườn Bùi ẩn dật mấy năm. Sau đó, vạn bất đắc dĩ cụ lại ra làm gia sư cho gia đình Hoàng Cao Khải. Cuối cùng, cụ lại trở về quê cũ nương thân, rồi trút hơi thở cuối cùng ở đó. Ta thật sự cảm thông và chia sẻ về cái tâm sự giằng xé, nỗi trở trăn nên về hay nên ở của một kẻ sĩ sinh bất phùng thời như cụ. Trong thơ của mình, Nguyễn Khuyến vẫn thường mượn tiếng loài vật để gửi gắm tâm sự sâu kín. Đó là tiếng ngỗng trời: Mấy chùm trước dậu hoa năm ngoái Một tiếng trên không, ngỗng nước nào. (Thu vịnh) Sự thúc giục của tiếng con chim chích choè đã làm xao động tâm hồn Nguyễn Khuyến, như thúc giục nhà thơ nên ra về hay nên ở lại: Văng vẳng tai nghe tiếng chích choè Lặng đi kẻo động khách làng quê.(…) Lại còn giục giã về hay ở Đôi gót phong trần vẫn khoẻ khoe. (Về hay ở) Đó là tiếng khắc khoải: “Tiếc xuân… nhớ nước” của chim cuốc: Năm canh máu chảy đêm hè vắng Sáu khắc hồn tan, bóng nguyệt mờ Có phải tiếc xuân mà đứng gọi Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ. (Cuốc kêu cảm hứng) Rõ ràng qua các âm thanh của loài vật kể trên, ta dễ nhận ra tâm sự của nhà thơ hơn là tiếng cá đớp động dưới chân bèo trong bài thơ Thu điếu. Tiếng cá đớp mồi ở đây không chỉ là một tiếng thu dân giã, thân quen của làng quê, gợi cho ta một hoài niệm đẹp về đất nước, quê hương mà đằng sau âm thanh đó là cả một nỗi niềm sâu kín, khó tả của nhà thơ. Âm thanh này ít có giá trị miêu tả, mà chủ yếu là sự giãi bày kín đáo tâm sự sâu lắng của nhà thơ, đó là: Yêu nước, thương nhà nhưng bất lực trước thời cuộc. Tiếng cá đớp mồi phải chăng là tiếng gọi của cuộc đời thúc giục cụ Tam nguyên Yên Đổ ra giúp dân, giúp nước. Hai câu kết của bài thơ Thu điếu, qua hình ảnh người câu cá, qua âm thanh của tiếng cá đớp mồi, ta thấy được tâm sự sâu kín của nhà thơ Nguyễn Khuyến; thấy được sự bất lực của một vị quan triều Nguyễn trước cuộc đời ngang trái; thấy được tấm lòng yêu nước thương dân, cũng như nỗi niềm day dứt, giằng xé trước cái đạo xuất thời - xử thế của một kẻ sĩ. Sưu tầm [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KIẾN THỨC PHỔ THÔNG
Trung Học Phổ Thông
Ngữ văn THPT
Văn 11
Câu cá mùa thu và Tiến sỹ giấy - Nguyễn Khuyến
Phân tích 2 câu thơ cuối bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
Top