rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo
Learning To Live With Betrayal
Can betrayal ever make things better?
Published on February 23, 2013 by Nick Luxmoore in Young People Up Close
Carly không thể tin được nó. Anh ta có thể làm 1 việc như vậy. Anh chàng cô yêu, anh chàng cô đã tin tưởng. “Anh ta đã phá hủy mọi thứ! Phản bội mọi thứ! Mọi điều chúng tôi đã có!
Bạn trai của cô đã qua đêm với 1 cô gái khác vào cuối tuần.
“Tôi không thể tin được anh ta đã làm vậy! Anh ta đã hứa rằng sẽ không bao giờ làm bất kì điều gì như vậy! Anh ta đã hứa!”
Trải nghiệm sự phản bội làm thay đổi cách 1 người trẻ nhìn thế giới. Nhưng đây không phải là trải nghiệm bị phản bội đầu tiên của cô gái 15 tuổi Carly. Cô đã từng bị phản bội bởi những người bạn tiết lộ những bí mật của cô hoặc những thần tượng không sống theo những kì vọng của cô. Cho dù lí do là gì, nó sẽ buộc cô phải nhìn thế giới khác đi, buộc cô đương đầu với những điều có lẽ cô luôn biết nhưng chọn không tin.
Những sự phản bội gây tổn thương trầm trọng vì chúng là những sự nhắc nhở về sự bước vào thế giới của chúng ta, khi 1 trải nghiệm đầu tiên của “sự tin tưởng nguyên thủy” trong bụng mẹ bị thay thế bởi 1 trải nghiệm chia tách đột ngột và sự lo lắng: đó là kinh nghiệm bị phản bội đầu tiên của chúng ta.
“Tôi có thể không bao giờ làm việc như vậy” Carly khăng khăng. “Tôi có thể không bao giờ phản bội 1 ai đó! Không giống như anh ta phản bội tôi!”
Cô ấy đã sai. Tôi nghĩ rằng cô ấy có thể phản bội. Bất kì ai trong chúng ta cũng có thể phản bội. Tuy nhiên, chúng ta có thể ghét bị phản bội khi nó xảy đến với chúng ta, hầu hết chúng ta sẽ phản bội người khác (thường thì đó là người quan trọng nhất với chúng ta). Những câu chuyện quan trọng trong văn hóa của chúng ta (bao gồm cả truyện Kinh thánh) thường xoay quanh 1 sự phản bội theo kiểu nào đó vì sự phản bội là trung tâm của cuộc sống. Và chúng ta phẫn nộ với bất kì chính trị gia nào “phản bội lời hứa bầu cử của họ” như thể chúng ta quá ngây thơ khi tin rằng họ sẽ không phản bội.
Điều này quan trọng, Phillips (2012) lập luận “Ý thức của chúng ta như những sinh vật đạo đức được tổ chức xung quanh câu hỏi sự phản bội,” (p.14). Liệu phản bội là 1 điều gì đó mà người khác thường làm với chúng ta, hoặc nó là điều mà chúng ta hoàn toàn có khả năng làm? Có phải chúng ta luôn luôn là những nạn nhân hay chúng ta có khả năng trở thành những thủ phạm? Phillips cho rằng phản bội là 1 kinh nghiệm cần thiết, 1 cơ chế mà bằng cách đó những mối quan hệ tiến lên. Điều này không có nghĩa là sự phản bội sẽ thường báo hiệu về sự kết thúc của 1 mối quan hệ, nhưng sự phản bội đó thường là cần thiết để thay đổi những mối quan hệ khi chúng đang gặp khó khăn.
Đối với Carly, nó như thể thế giới của cô đã sụp đổ. Nhưng cô sẽ đi tiếp, buồn hơn và thông minh hơn, buộc phải thừa nhận những điều cô luôn luôn đã biết, rằng không có gì kéo dài mãi mãi và tình yêu có nghĩa là sống với khả năng bị phản bội.
Tham khảo:
Phillips, A. (2012) ‘Judas’ Gift’ in London Review of Books 34, 1.