- Xu
- 458
PHÂN BIỆT: THÀNH NGỮ (IDIOM), TỤC NGỮ (PROVERB), CHÂM NGÔN (SAYING), DANH NGÔN (FAMOUS SAYING)
1. Tục ngữ: là những câu nói ngắn gọn, súc tích, (thường) có vần điệu, nội dung chứa đựng lời khuyên răn, kinh nghiệm... của người xưa đối với hậu thế. Tục ngữ thường là kinh nghiệm của dân gian, do vậy không có tác giả.
VD: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, gần mực thì đen gần đèn thì sáng.
2. Thành ngữ: là những câu hay cụm từ được dùng phổ biến trong giao tiếp ngôn ngữ hằng ngày và mang một ý nghĩa nhất định, đôi khi không phụ thuộc vào bản thân những từ cấu tạo (ghép lại) nên thành ngữ đó. Như vậy tính chất quan trọng nhất của thành ngữ là tính quen thuộc trong cách dùng. Đây là một khái niệm tồn tại không chỉ trong tiếng Việt mà cả ở những ngôn ngữ khác (tiếng Anh, Pháp...). Một thành ngữ không nhất thiết phải mang trong nó ý nghĩa khuyên răn hay kinh nghiệm như tục ngữ.
VD: thập tử nhất sinh, đem con bỏ chợ, mồ yên mả đẹp, há miệng chờ sung ....
3. Châm ngôn: từ "châm" ở đây có nghĩa là phương châm. Châm ngôn có nghĩa là những câu nói thường có ý nghĩa khuyên răn, dạy bảo. Giống với tục ngữ, châm ngôn thường không có tác giả (tác giả là nhân dân). Tuy nhiên, khác với tục ngữ, châm ngôn không mang đặc trưng vần điệu. Một điểm khác biệt nữa là châm ngôn chủ yếu có tính giáo dục, khuyên răn, chứ không mang tính "kinh nghiệm" như tục ngữ. Không thể tìm thấy những câu châm ngôn có ý nghĩa "tương đương" với những câu tục ngữ mang tính kinh nghiệm kiểu như "Trăng quầng trời hạn trăng tán trời mưa"…
VD: Việc hôm nay chớ để ngày mai, thất bại là mẹ thành công ...
4. Danh ngôn:là những "lời hay ý đẹp", thường của những danh nhân. Danh ngôn không đòi hỏi tính vần điệu hay ngắn gọn như tục ngữ, châm ngôn.
VD: Thiên tài là 1% tài năng bẩm sinh và 99% mồ hôi và nước mắt. (T.Edison)...
Sửa lần cuối: