Phân biệt giữa ghen tuông và ghen tị

rubi_mos2002

New member
Xu
0
  • Phân biệt giữa ghen tuông và ghen tị

Ghen tuông bao gồm sự đánh giá tiêu cực về khả năng mất mát một điều gì đó, điển hình là một mối quan hệ tình cảm với 1 người nào đó.

Ghen tị và ghen tuông dường như thể hiện ra ngoài 1 thái độ cảm xúc giống nhau. Cả hai đều quan tâm đến 1 sự thay đổi về 1 điều gì đó mà con người đang có : ước muốn đạt được điều gì đó hoặc nỗi sợ hãi mất mát. Đối với ghen tị thì đó là ước muốn về 1 điều gì đó mà ta không có, trong khi đối với ghen tuông thì đó là 1 thứ gì đó ta sợ mất.

1 sự khác biệt nữa đó là sự ghen tuông thì gắn liền với những mối quan hệ người-người.Còn ghen tị thì không có giới hạn ( ví dụ như bạn có thể ghen tị với người khác vì họ sở hữu 1 đồ vật hay 1 mối quan hệ dáng mơ ước).

Sự ghen tị chủ yếu là hướng đến những thứ mà người khác sở hữu. Chúng ta không ghen tị 1 núi vàng mà chúng ta ghen tị những người sở hữu nhiều vàng hơn chúng ta. Những gì chúng ta ghen tị đều hướng đến : tính đóng góp cá nhân ( ví dụ như sắc đẹp, trí thông minh ), sự sở hữu ( ví dụ như 1 chiếc xe oto) hay 1 vị trí ( là ông chủ, sếp ) mà chúng ta thiếu nhưng khao khát.

Đi cùng với ghen tị đó là sự hy vọng và tuyệt vọng. Sự tuyệt vọng ( despair ) nảy sinh khi chúng ta tri nhận về 1 tình huống nào đó là không thể thay đổi, khi chúng ta không có khả năng để từ bỏ những mục tiêu không thể đạt được.

Đối với ghen tuông, thì sự sợ hãi là 1 thái độ chính hướng đến tương lai của chúng ta. Sự hiện diện của yếu tố hy vọng ( thay vì sợ hãi ) khiến cho người ghen tị cảm thấy ít đau đớn hơn người ghen tuông. ( ví dụ như khi có sự cải thiện quan trọng trong hoàn cảnh sống của ta ). Nhưng, cũng như sự ghen tuông, sự ghen tị bao gồm ít nhiều mức độ sợ hãi, lo lắng liên quan đến 1 điều gì đó có khả năng làm suy giảm giá trị bản thân.

Ghen tuông thường là 1 nỗ lực nhằm chống lại sự mất mát ( có khả năng xảy ra ) và bao gồm cả mong muốn trả thù người bạn tình phản bội. Tuy nhiên, ghen tuông có nhiều kiểu. Khi sự ghen tuông đi kèm với trầm cảm, lo lắng thì nó sẽ làm bạn nhụt chí ( hành động trả thù ) và khuyến khích bạn tưởng tượng về sự trả thù nhiều hơn.

Thái độ cảm xúc hướng đến đối tượng mà bạn ghen tị thường bao gồm: ngưỡng mộ và thù địch. Sự ngưỡng mộ có nhiều kiểu khác nhau. Ngưỡng mộ 1 phần hay ngưỡng mộ hoàn toàn, ngưỡng mộ sâu sắc hay ngưỡng mộ hời hợt, ngưỡng mộ thể hiện rõ ràng hay ngưỡng mộ ngầm. 1 vài kiểu ngưỡng mộ thì luôn luôn có sự hiện diện của ghen tị trong đó.

Đối với ghen tuông thì thái độ cảm xúc hướng đến đối tượng thường phức tạp và tiêu cực hơn so với ghen tỵ. Bao gồm : giận dữ, thù địch và nghi ngờ. Trong đó giận dữ là chủ đạo. Thái độ tiêu cực này chủ yếu hướng đến người bạn đời hơn là hướng đến tình địch, bởi vì chính người bạn đời đã phản bội niềm tin của ta.

Trong cảm xúc ghen tuông còn có cả cảm xúc tích cực như tình yêu và khâm phục.
Còn thái độ của người ghen tuông đối với tình địch thì đa dạng: nó có thể là giận dữ, làm bẽ mặt, phẫn uất , hoặc thậm chí là thờ ơ, không quan tâm. Nếu tình địch thành công ( trong việc quyến rũ bạn tình của ta ), chúng ta có thể cảm thấy ghen tị với tình địch bởi vì cô ấy đã giành được điều mà ta khao khát.

Sự hiện diện của những thái độ cảm xúc tích cực và tiêu cực trong cảm xúc ghen tuông và ghen tỵ ( như phân tích ở trên ) đã khiến những cảm xúc ghen tuông và ghen tị trở nên mơ hồ.

Cảm xúc ghen tuông và ghen tị còn bao gồm cả những cảm xúc hướng đến chính bản thân. Thỉnh thoảng thì sự ghen tị gắn liền với sự thương hại, thương xót bản thân. Nó chỉ ra sự bất lực của chúng ta khi không thể thay đổi hoàn cảnh.

Sự ghen tuông có thể gắn liền với cảm xúc tội lỗi hoặc liên quan đến những cảm xúc như hối tiếc, xấu hổ. Cảm xúc tội lỗi thường đi cùng với sự ghen tuông khi chúng ta tin rằng mình là nguyên nhân ( đóng vai trò chủ đạo ) khiến bạn đời tìm đến người thứ 3. Nhưng nhìn chung thì sự ghen tuông bao gồm việc đổ lỗi cho người khác cho hoàn cảnh của mình, trong khi đó thì cảm xúc tội lỗi bao gồm việc tự đổ lỗi bản thân.

Sự ghen tị với chính mình xảy ra trong các trường hợp sau:

  • Khi chúng ta nhớ về quá khứ, chúng ta ghen tị với chính mình trong quá khứ, chúng ta mong muốn được quay trở về quá khứ.
  • Khi chúng ta cho rằng con người thật ( real self ) của mình thua xa con người mà chúng ta giả vờ thể hiện ra ngoài xã hội ( public image ).

Phần đông chúng ta không thoải mái khi trải nghiệm cảm xúc ghen tuông và ghen tị. Nhưng xã hội hiện đại cổ vũ chúng ta trở thành đối tượng để mọi người ghen tị, vì nó thể hiện sự vượt trội của mình so với mọi người. Một lý do chính cho việc tiêu thị hàng hóa xa xỉ vì chúng ta muốn trở thành đối tượng bị mọi người ghen tị. Những người tiêu dùng hàng xa xỉ không chỉ vì sự thoải mái, tiện nghi của món hàng mà bởi ý nghĩa của món hàng. Họ muốn những món hàng mà họ sở hữu nói cho bản thân và người khác biết họ là ai. Con người thường cảm thấy hài lòng khi trở thành đối tượng của sự ngưỡng mộ và ghen tị.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top