Phải chăng thiên thạch đã làm tuyệt chủng loài khủng long

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
PHẢI CHĂNG THIÊN THẠCH ĐÃ LÀM TUYỆT CHỦNG LOÀI KHỦNG LONG

Sao băng hay sao sa là hiện tượng các vệt sáng trên bầu trời kéo dài vài phần giây( từ 3 đến 5 giây), giống như một ngôi sao dịch chuyển, nên có người gọi là “ sao đổi ngôi”. Đó là những vật thể có khối lượng từ một phần nhỏ của gam đến năm bảy gam, chuyển động với vận tốc rất lớn hàng chục kilomet trên giây, đi vào khí quyển trái đất ở độ cao từ 80 đến 130 km, do cọ xát với khí quyển bị đốt nóng và tỏa sáng, đồng thời cũng làm ion hóa các nguyên tử và phân tử không khí, làm cho chúng phát quang. Độ sáng của sao băng phụ thuộc khối lượng và vận tốc của hạt sao băng. Sao băng đi tới Trái đất ngược với chiều chuyển động của Trái đất thì sẽ sáng hơn và có màu trắng, nếu đuổi theo Trái đất với vận tốc bé hơn vận tốc trái đất, thì sáng yếu hơn và có màu trắng vàng.

Bằng phương pháp phổ quang, người ta tìm thấy trong sao băng có các nguyên tốc : Na, Mg,Si,Mn, Fe, Ni…

Hàng ngày, có khoảng hàng chục triệu hạt sao băng đi vào khí quyển trái đất. Có những đám sao băng bay quanh Mặt trời theo quỹ đạo elip xác định, có những đám có thể do một sao chổi rã mà thành. Khi Trái đất gặp những đám sao băng này, sẽ có những trận mưa sao băng, tâm của đám mưa sao băng là điểm Trái đất đi tới, giống như khi ngồi trên xe chạy trên đường, ta có cảm giác các vật chuyển động 2 bên đường đang đi ra xa hướng đi tới của chúng ta.

Tuy rất hiếm, nhưng có những sao băng có kích thước đủ lớn, thậm chí khổng lồ, đi vào khí quyển như quả cầu lửa ban ngày màu hơi thẫm, ban đêm thì rực sáng, phát ra tiếng động, có khi nghe rất khủng khiếp, rồi rơi xuống mặt đất, đó là đá từ trên trời rơi xuống, nên được gọi là thiên thạch. Thiên thạch lớn nhất trong các thiên thạch đã tìm được có khối lượng 50 tấn, có thể tích 9 m³, rơi xuống ở Gô – ba ( Tây – Nam châu Phi)

Thiên thạch nặng 31 tấn được phát hiện ở Grơn – len vào đầu năm 1800, được đưa về New – York năm 1897. Đến năm 1979 được di chuyển về Bảo tàng lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ.

Những nơi thiên thạch lớn rơi xuống tạo nên những hố hình phễu, hiện tượng các vật thể nhỏ rơi xuống bề mặt các thiên thể lớn rất phổ biến, điều này có thể nhận thấy khi quan sát Mặt trăng, Thủy tinh qua kính thiên văn hoặc các bức ảnh chụp các thiên thể này.

Hiện nay, hệ mặt trời khá trống rỗng, nhưng không phải trống rỗng hoàn toàn, đặc biệt giữa quỹ đạo Hỏa tinh và Mộc tinh có một vành đai các tiểu hành tinh, hiện nay đã phát hiện được trên 3 500 tiểu hành tinh, chỉ có một chục tiểu hành tinh có kích thước trên 100 km, nhiều tiểu hành tinh có kích thước một vài kilomet mà quỹ đạo đi ra ngoài vành đai, có thể đi qua quỹ đạo trái đất và một số hành tinh. Năm 1996, ba nhà khoa học đã thực hiện các phép đo đầu tiên một mẫu thiên thạch qua kính hiển vi, mẫu thiên thạch này là một cục đá đo sự va chạm vào Hỏa tinh mà văng ra trong không gian, khi đến gần Trái đất bị hút mà rơi xuống mặt đất. Lúc đầu, các kết quả quan sát của họ dẫn đến kết luận là, mẫu thiên thạch có nguồn gốc Hỏa tinh này có dấu hiệu của sự sống đơn bào đã tồn tại trên Hỏa tinh, kết luận này đã gây nên những cuộc tranh luận sôi nổi, báo chí coi đó như một phát minh lớn. Hai năm sau, nhờ chế tạo các thiết bị tốt hơn đã đi đến một kết luận khác. Hiện nay, hầu như mọi nhà khoa học đều đồng ý rằng hòn đá từ Hỏa tinh không cung cấp bằng chứng về sự sống trước đây trên Hỏa tinh.

Hiện nay, nhiều nơi trên thế giới đã phát hiện những bộ xương khủng long, là loài động vật dài hàng chục mét, nặng hàng chục tấn đã bị tuyệt chủng mà nguyên nhân do sự va chạm của một thiên thạch khổng lồ vào Trái đất cách đây 65 triệu năm.

Các nhà địa chất khảo sát tiết diện ngang của các lớp đá trầm tích nhận thấy rằng dưới lớp tích tụ trước, lớp trên tích tụ sau. Đặc biệt thú vị là có một lớp đá đặc biệt tích tụ cách đây 65 triệu năm, dày vài centimet đặc trưng cho một sự kiện tuyệt chủng lớn, những lớp đất đá dưới lớp này, nghĩa là những lớp hơi già hơn, có nhiều hài cốt động vật . Những lớp ngay ở phía trên, tức là trẻ hơn, chứa hài cốt nhiều hơn. Xương khủng long chỉ tồn tại trong các lớp ở dưới lớp này, chứ không có trong các lớp ở trên. Nghĩa là, nhiều loài động vật, kể cả khủng long, đã bị tuyệt chủng cách đây 65 triệu năm.

Ngay cả các sinh vật nhỏ bé như loài phù du cũng trở nên tuyệt chủng hay gần như tuyệt chủng. Làm thế nào người ta biết được? Là vì, tỉ số đồng vị cacbon 13 và cacbon 12 trong vật chất cơ thể sống khác với trong các chất vô cơ. Các loài sinh vật nhỏ bé sống trên bề mặt biển và đại dương, khi chết lắng đọng ở đáy, tạo thành những lớp trầm tích, có tỉ số cacbon 13 và cacbon 12 của các chất sống lắng đọng nhiều hơn các lớp trầm tích hình thành sao đó. Từ đó, người ta kết luận: khoảng 70% tất cả các loài đã bị tuyệt chủng trong thời kỳ ấy.

Tỉ số đồng bộ cacbon, sau đó nửa triệu năm về trước cho thấy, lớp này giàu nguyên tố iriđi hơn mức bình thường. Iriđi là chất rất hiếm trên Trái đất, nhưng các thiên thạch lại giàu iriđi. Phải chăng, lượng iriđi trong lớp đá này đã mang đến Trái đất bởi một thiên thạch lớn? Nếu đúng như vậy, thì lượng iriđi này phải do một thiên thạch như vậy va chạm với Trái đất? Đây là một câu hỏi thách thức trí tưởng tượng của con người, ngay cả đối với các chuyên gia. Câu trả lời có thể như sau:

Khi vụ va chạm xảy ra, một miệng núi lửa lớn do va chạm được tạo thành, đất đá nóng bắn ra từ miệng núi lửa, đi xa hàng ngàn dặm. Khi đất đá rơi xuống nó bắt đầu bốc cháy, rất nhiều khí và bụi, kể cả iriđi, bị thổi lên tằng cao khí quyển, cao hơn nhiều so với các đám mây gây ra mưa. Khí và bụi nằm trên đó hàng tuần, hành tháng, thậm chí hàng năm. Gió mang khí và bụi đi khắp Trái đất, nhiều nơi bị cháy tạo nên một nhiều bụi tre Mặt trời, làm cho mặt đất trở nên tối tăm. Sau đó không khí lạnh dần, cây cối, sinh vật bị sát hại, mưa axit kéo dài nhiều năm làm cho loài sinh vật bị tuyệt chủng. Sau một số năm, bụi trong đó có iriđi, lắng đọng xuống mặt đất. Lớp bụi lắng đọng này kết hợp với chất khác tạo thành một lớp đá giàu iriđi hơn các lớp khác. Hầu hết các nhà khoa học vẫn hoài nghie cách giải thích sự tuyệt chủng của khủng long và nhiều loại là do va chạm của thiên thạch. Nhưng hiện nay, đã có bằng chứng hùng hồn khẳng định sự va chạm của thiên thạch khổng lồ vào Trái đất cách đây 65 triệu năm : Đó là.

1> Miệng núi lửa do va chạm, có tuổi đúng 65 triệu năm, có đường kính khoảng 250 km đã được tìm thấy, bị chôn vùi ở dưới bán đảo Y –u – ca – tan của Mê – hy – cô và ở dưới đáy đại dương lân cận.
2> Muội than phát hiện trong lớp cùng với lớp iriđi cho thấy những phần rộng lớn của Trái đất đã bị đốt cháy cùng thời với vụ va chạm.
Hiện nay, mọi người đều thống nhất với ý kiến cho rằng vụ va chạm đã gây ra sự tuyệt chủng của khoảng 70% các loài sống ở trên đất liền, cũng như trong các đại dương.

Như trên đã nói, có một số hành tinh đi qua quỹ đạo trái đất quanh Mặt trời. Ngày 23 tháng 3 năm 1989, một tiểu hành tinh có đường kính khoảng 1 km đã tới gần Trái đất, chỉ cách Trái đất một khoảng cách bằng 2 lần khoảng cách từ Trái đất tới Mặt trời. Khoảng cách này rất bé so với kích cỡ các khoảng cách trong hệ Mặt trời. Mặc dầu nó tới gần chúng ta, nhưng các nhà thiên văn chỉ phát hiện ra nó sau khi nó đã đi ngang qua Trái đất.
Nếu như quỹ đạo của tiểu hành tinh này chỉ hơi lệch đi một chút, thì nó đã va vào Trái đất và nguy hiểm biết bao!

Khả năng có sự va chạm lớn với Trái đất đã dẫn tới những nghiên cứu mới và công nghệ mới.

Sau ít năm nữa, các nhà khoa học có thể phát hiện được hầu hết các tiểu hành tinh có kích cỡ từ 200 m trở lên thường lui tới gần Trái đất một cách có quy luật.

Chúng ta phải làm gì khi phát hiện thấy rằng, có một tiểu hành tinh có khả năng va đập vào Trái đất? Có thể chúng ta sẽ phải phóng các tên lửa đặt lên tiểu hành tinh này, rồi cho các tên lửa hoạt động, để làm thay đổi vận tốc của tiểu hành tinh, buộc nó thay đổi quỹ đạo, không để nó đi lại gần Trái đất.





[FONT=&quot]Nguồn NXBGD.
[/FONT]
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top