rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Trừ khi bạn đang sống trong 1 hang động, bạn có lẽ đã từng nghe về những scandal của Paris Hilton dùng ma túy và Lindsay Lohan liên tục gặp rắc rối với pháp luật. Hóa ra, 2 quý cô đó ít nhất đang giúp đỡ cho 1 số người. Theo 1 nghiên cứu của trường đại học Ohio State, đọc những tin tức tiêu cực về người trẻ giúp nâng cao lòng tự trọng của những người lớn tuổi.
Giáo sư Silvia Knobloch-Westerwick ở đại học Ohio State đã yêu cầu 178 người trẻ (18-30 tuổi) và 98 người lớn tuổi (50-65 tuổi) ở Đức đọc 1 tờ báo mạng mới nhưng chưa được xuất bản. “Tờ báo” được tạo ra cho thực nghiệm và chứa 10 câu chuyện được kiểm tra trước 1 cách cẩn thận. Mỗi câu chuyện hoặc là 1 bài tường thuật tích cực hoặc tiêu cực về 1 người trẻ hoặc 1 người lớn tuổi hơn (mỗi người tham gia chỉ đọc 1 phiên bản của mỗi câu chuyện).
Những người tham gia được cho biết rằng họ sẽ không có thời gian để đọc tất cả các câu chuyện, do đó họ chỉ nên chọn những chuyện họ thấy thú vị. Mỗi người tham gia nhận được những câu chuyện tích cực và tiêu cực về người trẻ và người già. Máy tính của những người tham gia dùng để đọc chuyện theo dõi những thứ mà mỗi người đã đọc và đọc nó trong bao lâu. Sau khi họ đọc xong, những người tham gia được đưa cho 1 bản câu hỏi ngắn để đánh giá lòng tự trọng của họ.
Knobloch-Westerwick phát hiện thấy những người lớn tuổi hơn có nhiều khả năng chọn những bài báo tiêu cực về người trẻ và không hứng thú với những câu chuyện tích cực hoặc tiêu cực về những người thuộc nhóm tuổi của họ. Và khi những người lớn tuổi hơn đọc nhiều câu chuyện tiêu cực về người trẻ, lòng tự trọng của họ trở nên cao hơn và cao hơn.
Ngược lại, người trẻ thích đọc những câu chuyện về người trẻ khác và phớt lờ những câu chuyện về người già. Kết quả là, lòng tự trọng của họ vẫn giữ nguyên bất kể những gì họ đã đọc. Knobloch-Westerwick giải thích về những phát hiện đó như sau:
Những kết quả của chúng tôi ủng hộ cho lập luận rằng mọi người sử dụng các phương tiện truyền thông để nâng cao bản sắc xã hội của họ. Những người lớn tuổi hơn và những người trẻ hơn có những mục tiêu khác nhau khi họ sử dụng phương tiện truyền thông, và nó cho thấy những gì họ lựa chọn để đọc. Người trẻ hơn, những người ít chắc chắn về bản sắc tâm lý của họ, thích đọc những câu chuyện về những người trẻ khác để xem họ sống như thế nào. Ngược lại, người lớn tuổi hơn có sự chắc chắn hơn về bản sắc tâm lý của họ. Tuy nhiên, sống trong 1 nền văn hóa tập trung vào tuổi trẻ, họ có thể hiểu rõ giá trị của 1 sự nâng cao lòng tự trọng. Đó là lí do tại sao họ thích đọc những câu chuyện tiêu cực về người trẻ hơn, những người được xem là có địa vị cao hơn trong xã hội của chúng ta. Tuy nhiên, tôi nghĩ thật đáng buồn khi những người lớn tuổi hơn lại thích nhìn thấy người trẻ gặp rắc rối.
Nguồn: psychworld
Giáo sư Silvia Knobloch-Westerwick ở đại học Ohio State đã yêu cầu 178 người trẻ (18-30 tuổi) và 98 người lớn tuổi (50-65 tuổi) ở Đức đọc 1 tờ báo mạng mới nhưng chưa được xuất bản. “Tờ báo” được tạo ra cho thực nghiệm và chứa 10 câu chuyện được kiểm tra trước 1 cách cẩn thận. Mỗi câu chuyện hoặc là 1 bài tường thuật tích cực hoặc tiêu cực về 1 người trẻ hoặc 1 người lớn tuổi hơn (mỗi người tham gia chỉ đọc 1 phiên bản của mỗi câu chuyện).
Những người tham gia được cho biết rằng họ sẽ không có thời gian để đọc tất cả các câu chuyện, do đó họ chỉ nên chọn những chuyện họ thấy thú vị. Mỗi người tham gia nhận được những câu chuyện tích cực và tiêu cực về người trẻ và người già. Máy tính của những người tham gia dùng để đọc chuyện theo dõi những thứ mà mỗi người đã đọc và đọc nó trong bao lâu. Sau khi họ đọc xong, những người tham gia được đưa cho 1 bản câu hỏi ngắn để đánh giá lòng tự trọng của họ.
Knobloch-Westerwick phát hiện thấy những người lớn tuổi hơn có nhiều khả năng chọn những bài báo tiêu cực về người trẻ và không hứng thú với những câu chuyện tích cực hoặc tiêu cực về những người thuộc nhóm tuổi của họ. Và khi những người lớn tuổi hơn đọc nhiều câu chuyện tiêu cực về người trẻ, lòng tự trọng của họ trở nên cao hơn và cao hơn.
Ngược lại, người trẻ thích đọc những câu chuyện về người trẻ khác và phớt lờ những câu chuyện về người già. Kết quả là, lòng tự trọng của họ vẫn giữ nguyên bất kể những gì họ đã đọc. Knobloch-Westerwick giải thích về những phát hiện đó như sau:
Những kết quả của chúng tôi ủng hộ cho lập luận rằng mọi người sử dụng các phương tiện truyền thông để nâng cao bản sắc xã hội của họ. Những người lớn tuổi hơn và những người trẻ hơn có những mục tiêu khác nhau khi họ sử dụng phương tiện truyền thông, và nó cho thấy những gì họ lựa chọn để đọc. Người trẻ hơn, những người ít chắc chắn về bản sắc tâm lý của họ, thích đọc những câu chuyện về những người trẻ khác để xem họ sống như thế nào. Ngược lại, người lớn tuổi hơn có sự chắc chắn hơn về bản sắc tâm lý của họ. Tuy nhiên, sống trong 1 nền văn hóa tập trung vào tuổi trẻ, họ có thể hiểu rõ giá trị của 1 sự nâng cao lòng tự trọng. Đó là lí do tại sao họ thích đọc những câu chuyện tiêu cực về người trẻ hơn, những người được xem là có địa vị cao hơn trong xã hội của chúng ta. Tuy nhiên, tôi nghĩ thật đáng buồn khi những người lớn tuổi hơn lại thích nhìn thấy người trẻ gặp rắc rối.
Nguồn: psychworld