Đốt sách chôn nho

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Đốt sách chôn nho





Chuyện xảy ra năm 213 trước Công Nguyên dưới thời Tần Thủy Hoàng. Năm ấy, nhà vua mở hội mừng các cuộc đại thắng mở rộng biên cương. Đại thẩn Chu Thanh đọc lời chúc tụng, ca ngợi nước Tần có một vị hoàng đế anh minh, bình định được hải nội, thống nhất được giang sơn, nhân dân được an cư lạc nghiệp. Từ cổ dĩ lai, chưa có một bậc quân vương vĩ đại nhường ấy! Bỗng một vị nho sĩ người nước Tề, tên là Thuần Vu Việt xin nói:

Trước kia, vua nhà Chu phân phong cho con cái anh em bầy tôi có công, ai nấy một lòng giúp rập, do đó nhà Chu trị vì được hơn tám trăm năm. Nay Hoàng đế không theo các bậc tiên vương, một mình giữ lấy thiên hạ, vạn nhất các quận, huyện xảy ra thì làm thế nào? Những lời quan Chu Thanh Thần vừa nói không phải là đưa Hoàng đế vào chính đạo!.

Tần Thủy Hoàng hỏi ý kiến Thừa tướng Lý Tư, Chính Lý Tư là người đặt ra các chế độ thời Tần, như chia quận, huyện, xe cùng một cỡ, chữ cùng một lối, nhằm mục đích thống nhất quốc gia. Lý Tư tâu:

Sự nghiệp của Ngũ đế không giống nhau. Chế độ Tam đại cũng không phải nhất nhất học theo nhau. Thời đại thay đổi thì cách làm cũng phải thay đổi. Sự nghiệp của Hoàng đế ta vĩ đại, trước nay chưa hề có, các nhà nho chưa hề nghe thấy, chưa hề tưởng tượng ra. Những điều ông Thuần Vũ Việt nói đều vu vơ, không thiết thực. Mà các nhà nho xưa nay thì vẫn thế. Họ chỉ chăm đọc sách, không dùng đến tay chân, không xem xét thực tế, không biết trồng lúa, trồng màu, không biết trị bệnh, không biết quản lý quốc gia, chỉ thuộc lòng bat rang sách cổ, rồi dùng miệng lưỡi mà đảo lộn trắng đen, đảo điên thị phi. Bây giờ đây, thiên hạ đã về một mối. Hoàng đế đã đặt ra các chế độ, chỉ cần mọi người giữ vững pháp lệnh, khuyến khích nông dân, thợ thuyền ra sức làm việc. Nước nhà cần người làm việc, không cần người nói nhảm! Vì vậy, Thần cúi xin Hoàng đế hạ lệnh: “ Trừ sách sử của nước Tần và những sách có ích thiết thực như sách thuốc, sách bói, sách dạy trồng trọt,sách pháp lệnh, còn Thi, Thư, sách bách gia chư tử, đem đốt hết.

Ai cất giấu lưu hành thì trị tội, ai đem giảng dạy truyền bá thì chém đầu, ai dùng lời nghị luận thì thời cổ ra để phản bác pháp lệnh thời nay, cũng chém bỏ chợ.

Mọi người im thin thít, không ai dám phản đối, Tần Thủy Hoàng sau mỗi lời nói của quan Thừa tướng Lý Tư, lại gật đầu một cái. Thế là lệnh ban ra: thi, thư, sách bách gia chư tử, đốt hết. Nhà vua lại phái ngự sử đi dò xét các nơi, bắt những ai phản đối đưa ra. Cuối cùng ra lệnh chôn luôn bốn trăm sáu mươi người, khép vào tội phạm cấm, còn thì đày ra biên cương khai hoang.

Mặc dù vậy, thi, thư và sách bách gia vẫn truyền lại đến ngày nay. Vẫn có người cất giấu được, có người lại đọc thuộc lòng rồi truyền cho đời sau. Nhưng đời Tần không bền vững, không phải vì đốt sách, chôn nho, mà vì áp bức, ngược đãi nhân dân quá lắm.





Nguồn NXBVHTT.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top