Vào mùa sinh sản, những con ong đất đực tiêu diệt lẫn nhau để tranh giành con cái.
Những con ong đực đốt lẫn nhau trong một cuộc hỗn chiến. Ảnh: BBC.
Ong đất Dawson (Amegilla dawsoni) phân bố chủ yếu ở miền tây Australia và là một trong những loài ong đất lớn nhất thế giới. Hàng năm ong đực luôn trưởng thành sớm hơn ong cái. Vì thế, vào mùa sinh sản số lượng ong đực luôn ít hơn.
Tình trạng khan hiếm cá thể cái buộc ong đực phải theo đuổi một trong hai "chiến thuật" để có cơ hội giao phối. Những con có kích thước nhỏ bay lảng vảng những bông hoa mà con cái thường kiếm ăn hoặc gần tổ để chờ các "nàng". Ngược lại, những "anh chàng" có kích thước lớn đợi sẵn ở miệng tổ. Mỗi khi ong cái chui ra chúng lập tức xông tới. Mặc dù cách tiếp cận này khá "thô lỗ", song các nhà khoa học nhận thấy 90% ong cái giao phối với những con đực to.
Hàng chục ong đực chết sau một cuộc hỗn chiến. Ảnh: BBC.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, những con ong đực nhỏ hơn không chấp nhận cảnh những con đực tranh mất cơ hội giao phối. Khi ong cái chui ra khỏi tổ, chúng cũng xông vào và cắn những con đực to hơn. Nếu số lượng ong đực lớn, những cuộc hỗn chiến tập thể sẽ xảy ra ngay lập tức.
Các nhà làm phim của BBC đã ghi lại được nhiều cảnh hỗn chiến như vậy. Những con ong đực cắn, đốt nhau cho tới khi chỉ còn một con tới được chỗ con cái. Hậu quả của cuộc chiến là hàng chục con chết hoặc bị thương nặng. Trong một số trường hợp dư âm của cuộc chiến mạnh đến nỗi con đực vẫn bị kích động khi gặp con cái. Tình trạng kích động mạnh đến nỗi chúng có thể giết chết con cái trong lúc giao phối.
Theo BBC, những tổ ong đất Dawson rất bình yên trong phần lớn thời gian của năm. Đó là do đa số ong đực chết sau mùa sinh sản nên chỉ còn lại ong cái và nhộng trong tổ.
Theo Minh Long - VnExpress
Những con ong đực đốt lẫn nhau trong một cuộc hỗn chiến. Ảnh: BBC.
Ong đất Dawson (Amegilla dawsoni) phân bố chủ yếu ở miền tây Australia và là một trong những loài ong đất lớn nhất thế giới. Hàng năm ong đực luôn trưởng thành sớm hơn ong cái. Vì thế, vào mùa sinh sản số lượng ong đực luôn ít hơn.
Tình trạng khan hiếm cá thể cái buộc ong đực phải theo đuổi một trong hai "chiến thuật" để có cơ hội giao phối. Những con có kích thước nhỏ bay lảng vảng những bông hoa mà con cái thường kiếm ăn hoặc gần tổ để chờ các "nàng". Ngược lại, những "anh chàng" có kích thước lớn đợi sẵn ở miệng tổ. Mỗi khi ong cái chui ra chúng lập tức xông tới. Mặc dù cách tiếp cận này khá "thô lỗ", song các nhà khoa học nhận thấy 90% ong cái giao phối với những con đực to.
Hàng chục ong đực chết sau một cuộc hỗn chiến. Ảnh: BBC.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, những con ong đực nhỏ hơn không chấp nhận cảnh những con đực tranh mất cơ hội giao phối. Khi ong cái chui ra khỏi tổ, chúng cũng xông vào và cắn những con đực to hơn. Nếu số lượng ong đực lớn, những cuộc hỗn chiến tập thể sẽ xảy ra ngay lập tức.
Các nhà làm phim của BBC đã ghi lại được nhiều cảnh hỗn chiến như vậy. Những con ong đực cắn, đốt nhau cho tới khi chỉ còn một con tới được chỗ con cái. Hậu quả của cuộc chiến là hàng chục con chết hoặc bị thương nặng. Trong một số trường hợp dư âm của cuộc chiến mạnh đến nỗi con đực vẫn bị kích động khi gặp con cái. Tình trạng kích động mạnh đến nỗi chúng có thể giết chết con cái trong lúc giao phối.
Theo BBC, những tổ ong đất Dawson rất bình yên trong phần lớn thời gian của năm. Đó là do đa số ong đực chết sau mùa sinh sản nên chỉ còn lại ong cái và nhộng trong tổ.
Theo Minh Long - VnExpress