Động lực mạnh mẽ vượt qua sự lười biếng

seonlp

New member
Xu
0
2.jpg


Lười biếng là nhân tố chính phá hoại sự thành công. Bạn có thể xác lập cho mình mục tiêu và kế hoạch thực hiện 1 việc nào đó rất tuyệt vời nhưng bạn lười biếng không hành động, vậy bạn đã cho sự thất bại kiểm soát mình rồi.

Khi bạn lười biếng, bạn không thể nào làm chủ được cuộc sống của mình. Cảm giác lo sợ nhắc nhở bạn nên ngừng chơi game để học bài, nhưng một động lực hấp dẫn khác lại lôi kéo bạn tiếp tục chơi thêm vài phút, rồi đến vài giờ,...Để vượt qua thói quen lười biếng bạn phải học cách làm chủ nó thay vì để nó làm chủ bạn. Hãy để những kiến thức NLP giúp bạn nhé

1. NIỀM VUI VÀ NỖI KHỔ - HAI ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY TA HÀNH ĐỘNG

Chúng ta luôn hành động theo hướng né tránh những việc chúng ta nhận thức là nỗi khổ và tiếp cận những việc chúng ta nhận thức là niềm vui. Tại sao chúng ta cứ liên tục trì hoãn việc học bài đến phút cuối cùng mặc dù chúng ta biết rằng phải học bài từ sớm. Lý do đơn giản nhất là vì chúng ta luôn nhận thức rằng việc học là cực khổ và việc chơi game là niềm vui.


6.jpg


Thông thường chúng ta chỉ bắt tay vào học bài khi ngày mai là hạn chót hoặc khi chúng ta cảm thấy bị áp lực nặng nề từ bạn bè (những người đã học xong bài tập đó). Lý do nào mà chúng ta lại học bài vào thời gian ấy là vì lúc đó chúng ta nhận thức được rằng việc không học bài sẽ khiến chúng ta chịu một hậu quả tệ hại hơn khi không thuộc bài, điều này khiến chúng ta hành động.

Cách thức để giúp các bạn khắc phục được tình trạng lười biếng là bạn phải thay đổi những việc gắn liền với nỗi khổ hoặc niềm vui. Bạn phải biết cách gắn niềm vui vào việc học và gắn nổi khổ vào việc lười biếng ngay bây giờ

2. LẬP TRÌNH LẠI BỘ NÃO

Bước 1: Viết ra trên giấy những hậu quả mà bạn có thể nhận được khi tiếp tục lười biếng. VD: bạn thi rớt, bị đuổi việc,...

Bước 2: Hãy tận dụng sức mạnh tưởng tượng của não bộ của mình để cảm nhận những nỗi khổ bạn sẽ gánh chịu nếu tiếp tục lười biếng. VD: Bạn thấy bạn bè được điểm cao, bạn thất vọng vì điều đó. Bạn nghe bạn sẽ khóc nức nở khi bị rớt tốt nghiệp. Bạn cảm thấy đau khổ khi bạn không đạt được kỳ vọng của ba mẹ.

Phải tưởng tượng (hình ảnh, âm thanh, cảm giác) càng rõ càng tốt bạn nhé.

Bước 3: Gắn càng nhiều niềm vui càng tốt vào thói quen tốt mà bạn muốn có được. Hãy viết ra càng nhiều những kết quả tốt đẹp mà bạn sẽ nhận được nếu bạn chăm chỉ học tập.

Bước 4: Hãy tưởng tượng (hình ảnh, âm thanh, cảm giác) bạn có được niềm vui tột đỉnh, sự thoả mãn và hạnh phúc như thế nào khi mình ôn bài sớm,...VD: bạn thấy được điểm 10 trong bài kiểm tra và vẻ mặt vui mừng của bạn, bạn nghe được những lời khen từ bè bạn và thầy cô, bạn cảm thấy hạnh phúc với điều đó.

Bước 5: Bước cuối cùng là bạn phải bắt tay vào thực hiện ngay việc xoá bỏ những thói quen xấu và cài đặt những thói quen tốt cho bạn. Bạn phải làm ngay lập tức nếu không muốn cơn nghiện lười biếng lại chiếm đoạt tâm trí bạn lại. Hãy làm 2 bài tập tưởng tượng này 2 làn mỗi ngày cho đến khi bạn lập trình được thói quen tốt cho bạn.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Tớ là tớ khoái cái cảnh nằm võng và sách để gọn một bên thế kia hehehe, chém thôi nha cần vừa chơi vừa học các bạn nhé, tạo thói quen tự giác là tốt nhất hjhj
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top